Câu 1
Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Văn bản trên kể về sự việc gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”? Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang Pháp tìm đường cứu nước
Câu 2
Câu 2 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Một số cụm từ: Ra nước ngoài, sang Pháp, đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do, sang Tây, tìm đường cứu nước, cứu dân.
Câu 3
Câu 3 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của mình.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Nét tính cách nổi bật nhất: là người yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Một số chi tiết tiêu biểu:
+ Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.
+ Tìm đường cứu nước, cứu dân.
+ Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bắc ái ẩn náu những gì,.....
Câu 4
Câu 4 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba”?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
- Trò chuyện, tiếp xúc với anh Tư Lê và thuyền trưởng Louis Édouard Maisen.
- Làm nổi bật tính cách nhân vật là người không ngại khó khăn gian khổ, dám nghĩ dám làm, không quản gian nan, quyết tâm cứu nước mang lại độc lập tự do cho nhân dân.
Câu 5
Câu 5 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,...; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;... có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Làm cho câu chuyện có tính chân thực, khác quan, đúng với thực tế.
Câu 6
Câu 6 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Quang Trung (Quang Trung đại phá quân Thanh), Hoài Văn (Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến Nhà Rồng năm ấy...).
Phương pháp giải:
Vận dụng phương pháp tạo lập văn bản
Lời giải chi tiết:
Nguyễn Huệ — người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được nhân dân kính phục, yêu mến.
Bài đọc