1
Câu 1 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Vì sao văn bản này được coi là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên?
Phương pháp giải:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đây là một văn bản thông tin giải thích một hiện tượng vì văn bản tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi bằng những kiến thức có cơ sở khoa học về một hiện tượng tự nhiên.
2
Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu là hiện tượng nào?
Phương pháp giải:
Nhìn vào nhan đề và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Hiện tượng tự nhiên được giới thiệu trong văn bản là sao băng.
3
Câu 3 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chia bố cục.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bố cục: 6 phần:
- Phần 1 (từ đầu đến “trên lục địa”): Giới thiệu về sao băng
- Phần 2 (tiếp đến “mưa sao băng”): Nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng
- Phần 3 (tiếp đến “ngày tháng chính xác”): Chu kì của sao băng
- Phần 4 (tiếp đến “khá thuận lợi […]”): Cách để xem sao băng
- Phần 5 (tiếp đến “cơ sở khoa học”): Điềm báo khi sao băng rơi
- Phần 6 (còn lại): Cách ước khi có sao băng
4
Câu 4 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản triển khai thông tin theo quan hệ nguyên nhân - kết quả.
5
Câu 5 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Qua văn bản, em hiểu thêm những gì về hiện tượng được giới thiệu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản giúp em hiểu thêm về nguồn gốc của hiện tượng sao băng, mưa sao băng và chu kì của chúng, bên cạnh đó là một số quan niệm dân gian về sao băng.
6
Câu 6 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước văn bản Sao băng và tìm hiểu thêm về hiện tượng tự nhiên này từ các nguồn thông tin khác nhau.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm về hiện tượng sao băng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Một số thông tin tìm hiểu thêm về sao băng: Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do ma sát, tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ không khí ở đây rất loãng).
7
Câu 7 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em đã thấy hiện tượng sao băng chưa? Em nghĩ gì về hiện tượng này? Hãy chuẩn bị để chia sẻ với bạn khi học bài này.
Phương pháp giải:
Trả lời câu hỏi theo ý hiểu và trải nghiệm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em chưa từng được nhìn thấy sao băng nhưng chắc hẳn sao băng rất đẹp. Em rất mong muốn một lần được nhìn thấy sao băng để có thể ước những điều mình mong muốn.
1
Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đoạn sa pô này cho biết những gì?
Phương pháp giải:
Đọc đoạn sapo
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đoạn sapo giới thiệu khái quát về sao băng, đặt câu hỏi về sự hiểu biết của người đọc với nó, từ đó khơi gợi người đọc nội dung của văn bản.
2
Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các đề mục in đậm nghiêng khác để mục in đậm trước đó ở chỗ nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đề mục in đậm là đoạn sa pô dẫn dắt vào nội dung chính của văn bản. Còn đề mục in đậm nghiêng là các câu hỏi được đặt ra để nội dung sau đó lí giải.
3
Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Chú ý các nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn chú ý đến các nguyên nhân xuất hiện mưa sao băng
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Sao chổi là nguyên nhân xuất hiện sao băng.
- Nếu một ngôi sao chổi bay qua Trái Đất, các bụi và khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng.
4
Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nội dung chính của phần này là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nội dung chính của phần này là “chu kì xuất hiện của sao băng và mưa sao băng”.
5
Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Khi nào khó xem được sao băng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn tương ứng với câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Việc quan sát sao băng sẽ khó khăn bởi mây, thời tiết, độ ô nhiễm của không khí,...
6
Câu 6 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Người viết có tin vào điềm xấu hoặc điềm lành khi thấy sao băng không?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Người viết không tin vào điềm xấu/ điềm lành khi thấy sao băng.
7
Câu 7 (trang 63, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Vì sao người ta lại ước khi nhìn thấy sao băng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn văn bản tương ứng với câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Vì người ta tin rằng nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó khi nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật.
1
Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Những thông tin chính mà văn bản Sao băng cung cấp là gì? Em dựa vào đâu để nhận biết nhanh các thông tin ấy?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, chú ý các đề mục in nghiêng đậm.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản cung cấp các thông tin về sao băng, mưa sao băng (nguyên nhân xuất hiện, chu kì, cách quan sát, quan niệm về sao băng).
Dựa vào các đề mục in nghiêng đậm ở đầu mỗi đoạn văn để nhận biết nhanh các thông tin.
2
Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Người viết đã triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản theo cách nào? Tóm tắt các thông tin chính trong văn bản Sao băng bằng một sơ đồ tư duy.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 3
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tác giả đặt câu hỏi cho từng phần và lí giải nó. Tác giả đi từ việc cung cấp thông tin khoa học đã được xác thực về sao băng (lí giải sao băng là gì, lí do nó xuất hiện, chu kì và cách theo dõi nó) đến đưa ra thông tin về quan niệm tâm linh (quan niệm điềm gở, quan niệm mang đến may mắn của sao băng).
- Sơ đồ tóm tắt:
3
Câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Sao băng và mưa sao băng khác nhau thế nào? Theo bài viết, vì sao có sao băng và mưa sao băng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Sao băng là những tia lửa thoáng qua trên bầu trời, là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào Trái Đất. Trong khi đó thì mưa sao băng là do sao chổi tạo ra. Nếu một ngôi sao chổi đi qua trái đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyền làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ - mưa sao băng.
4
Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.
Phương pháp giải:
Trả lời theo cách hiểu của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Sao băng là một hiện tượng hiếm gặp, sao băng xuất hiện rất nhanh. Người xưa quan niệm mỗi ngôi sao đại diện cho một sinh mệnh, họ cho rằng sao băng là hiện tượng sao rơi khỏi trời, sẽ mang đến điềm báo xấu. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, sao băng là một hiện tượng đẹp mang đến may mắn. Nó cũng đại diện cho tình yêu đôi lứa. Nhìn chung có nhiều cách quan niệm của người xưa xoay quanh hiện tượng sao băng nhưng chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó.
5
Câu 5 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nếu có lần thấy sao băng, em sẽ ước nguyện điều gì? Vì sao lại ước nguyện điều đó?
Phương pháp giải:
Trả lời theo mong muốn của bản thân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nếu được thấy sao băng, em sẽ ước mọi người trên thế giới đều được sống hạnh phúc, vì em mong muốn ai cũng có hạnh phúc khi được sống trên đời.
6
Câu 6 (trang 64, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, vì sao văn bản Sao băng lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản Sao băng được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên vì sao băng là một hiện tượng thiên nhiên và văn bản đã cung cấp một lượng lớn thông tin dựa trên cơ sở khoa học, chi tiết về hiện tượng sao băng cho người đọc.
Bài đọc