1
Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách, báo và trên Internet.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại; tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua sách, báo và trên Internet.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Lũ lụt là hiện tượng nước trong sông, hồ tràn ngập một vùng đất. Lụt cũng có thể dùng để chỉ trường hợp ngập do thủy triều, nước biển dâng do bão. Lụt có thể xuất hiện khi nước trong sông, hồ tràn qua đê hoặc gây vỡ đê làm cho nước tràn vào các vùng đất được để bảo vệ. Trong khi kích thước của hồ hoặc các vực nước có thể thay đổi theo mùa phụ thuộc vào giáng thủy hoặc tuyết tan, nó không có nghĩa là lũ lụt trừ khi lượng nước này tràn ra gây nguy hiểm cho các vùng đất như làng, thành phố hoặc khu định cư khác.
2
Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đã bao giờ em chứng kiến cảnh lũ lụt chưa? Hãy nêu những hiểu biết của em về nguyên nhân, tác hại của lũ lụt để vận dụng khi đọc văn bản này.
Phương pháp giải:
Trả lời theo trải nghiệm cá nhân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Em đã được chứng kiến cảnh lũ lụt thông qua tivi và các phương tiện truyền thông. Lũ lụt là một thiên tai gây thiệt hại nặng nề cả về tính mạng lẫn vật chất của con người.
1
Câu 1 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nội dung sa pô đã nêu đủ ý chính của tên văn bản chưa?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn sapo
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Nội dung sapo đã nêu đủ ý chính của tên văn bản.
2
Câu 2 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Trong phần Lũ lụt là gì? Thông tin được trình bày theo cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Lũ lụt là gì? và đọc lại phần Kiến thức ngữ văn bài 3
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thông tin được trình bày theo cách viết một đoạn đứng đầu khái quát toàn bộ nội dung, các câu tiếp theo triển khai cụ thể chi tiết từng ý, làm rõ, bổ sung cho đoạn đầu.
3
Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Có những loại lũ nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Có ba loại lũ: lũ ống, lũ quét, lũ sông.
4
Câu 4 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bức ảnh minh họa cho hiện tượng gì?
Phương pháp giải:
Xem ảnh và trả lời
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bức ảnh minh họa cho hiện tượng lũ lụt.
5
Câu 5 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Thông tin từ các đề mục in đậm khác gì các đề mục in đậm nghiêng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các đề mục và so sánh.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thông tin từ các đề mục in đậm nghiêng là các ý nhỏ của các đề mục in đậm.
6
Câu 6 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Phần nói về tác hại của lũ lụt trình bày thông tin theo cách nội dung được triển khai song song giữa các ý, không nội dung nào khái quát, bao trùm lên nội dung nào.
1
Câu 1 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy xác định bố cục của văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại. Dựa vào đâu để xác định bố cục văn bản này? Đánh số thứ tự hay kí hiệu cho các phần trong bài hoặc trình bày bố cục ấy theo một sơ đồ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, xác định bố cục.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Dựa vào các đề mục in đậm, in đậm nghiêng của văn bản, ta chia văn bản làm 3 phần chính:
+ Phần 1 (từ đầu đến “khu dân cư”): Định nghĩa về lũ lụt
+ Phần 2 (tiếp đến “nhiều thiên tai”): Nguyên nhân gây ra lũ lụt
+ Phần 3 (còn lại): Tác hại của lũ lụt
- Trình bày bố cục theo một sơ đồ:
2
Câu 2 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Người viết đã chọn những cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cách triển khai ấy và hiệu quả của nó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Người viết đã chọn cách triển khai ý tưởng và thông tin theo trật tự quan hệ nguyên nhân - kết quả.
- Văn bản đi từ giải thích hiện tượng lũ lụt đến nguyên nhân gây ra lũ lụt và cuối cùng là tác hại của lũ lụt.
3
Câu 3 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại đã làm sáng tỏ mục đích của văn bản như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các nội dung trình bày trong văn bản Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại đã cung cấp cho người đọc lượng thông tin lớn, cần thiết và bổ ích về hiện tượng lũ lụt từ định nghĩa đến nguyên nhân và tác hại của nó.
4
Câu 4 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Nêu nhận xét về cách tác giả giải thích hiện tượng tự nhiên (lũ lụt) trong văn bản này.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Văn bản được trình bày một cách logic theo quan hệ nguyên nhân kết quả. Đầu tiên đưa ra định nghĩa về lũ lụt, phân loại lũ, tác giả phân tích nguyên nhân xảy ra lũ lụt.
- Ở phần nguyên nhân, tác giả chia nội dung thành 4 mục nhỏ ứng với 4 nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân không có sự trùng lặp. Cuối cùng tác giả nêu tác hại của lũ lụt. Ở phần này tác giả cũng chia văn bản thành 5 mục con ứng với năm tác hại của lũ lụt.
=> Trình bày logic, rõ ràng, theo đúng trật tự nguyên nhân kết quả giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung văn bản.
5
Câu 5 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Từ văn bản, em có suy nghĩ gì về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Bản thân em cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt?
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu của bản thân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Với đặc tính gần biển, nhiều sông ngòi, lũ lụt là một trong những thiên tai xuất hiện thường xuyên ở nước ta và các một số nước trên thế giới. Lũ lụt xảy ra bởi nhiều nguyên nhân có thể là từ thiên nhiên hoặc từ chính con người.
Sau khi đọc văn bản, em cảm thấy mình cần đọc thêm thông tin về các biện pháp phòng, chống thiên tai, giảm thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra lũ lụt.
6
Câu 6 (trang 73, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tìm hiểu thêm từ nhiều nguồn khác nhau và nêu một số thông tin bổ sung (kênh chữ hoặc kênh hình) về hiện tượng lũ lụt chưa có trong văn bản này.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thêm thông tin về lũ lụt
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Một số thông tin về lũ lụt ở miền Trung
Lũ lụt miền Trung năm 2020 (hay còn được gọi là Lũ chồng lũ, Lũ lịch sử) là một đợt bão, lũ lụt khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 6 tháng 10, rạng sáng ngày 7 tháng 10 năm 2020 đến ngày 1 tháng 12 năm 2020, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế của Bắc Trung Bộ, một phần Nam Trung Bộ gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên. Trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11, hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, gió mùa, xoáy thuận nhiệt đới hình thành và liên tiếp biến động ở Biển Đông. Khởi đầu bằng hai đợt áp thấp và bão Linfa chỉ trong một tuần, đợt Lũ lịch sử 2020 diễn ra phức tạp với nhiều cơn áp thấp và bão lớn tháng 10 như bão Nangka, bão Saudel, bão Molave; rồi đến tháng 11 với bão Goni, bão Etau, bão Vamco, lượng mưa lớn đổ dồn về khu vực, khiến nhiều địa phương tại miền Trung bị ngập lụt trên diện rộng, nhiều nơi nước lũ dâng cao, chia cắt các địa bàn.
Bài đọc