Câu 1
Bài tập 1 (trang 29, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Câu chuyện được kể bằng lời của ai? Thuộc ngôi thứ mấy? Ngôi kể đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung câu chuyện?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để xác định lời kể, ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong việc thể hiện nội dung.
Lời giải chi tiết:
Truyện được kể bằng lời của Phương Định, ngôi thứ nhất. Ngôi kể này tạo điểm nhìn phù hợp để có thể tái hiện lại một cách chân thực những năm tháng đấu tranh gian khổ cũng như nét đẹp trong tâm hồn người lính trẻ lúc bấy giờ.
Câu 2
Bài tập 2 (trang 29, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Không gian, thời gian diễn ra câu chuyện:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để để xác định không gian, thời gian.
Lời giải chi tiết:
- Thời gian kháng chiến chống Mỹ.
- Không gian là một cái hang nơi ba cô thanh niên thuộc tổ trinh sát mặt đường ở, trên cao điểm tại một vùng trọng điểm thuộc tuyến đường Trường Sơn máu lửa.
Câu 3
Bài tập 3 (trang 29, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Tóm tắt những sự kiện chính trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra sự kiện chính.
Lời giải chi tiết:
Ba cô gái trẻ Định và Nho cùng Thao làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của ba mũi thanh niên xung phong này là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí của quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc đó hết sức nguy hiểm. Mặc dù vậy, cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những phút giây thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là yêu thương, gắn bó, chăm sóc nhau trong tình đồng đội.
Câu 4
Bài tập 4 (trang 30, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Nhân vật chính trong truyện là những ai? Trình bày cảm nhận của em về nét chung khiến họ gắn bó với nhau như trong một gia đình và những nét riêng ở mỗi người.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để xác định nhân vật chính trong truyện và đưa ra cảm nhận của bản thân về nét chung và nét riêng.
Lời giải chi tiết:
- Nhân vật chính trong truyện là ba cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm.
- Cảm nhận của em:
Điểm giống nhau giữa ba cô gái | Đều còn rất trẻ (dễ xúc động, hay mộng mơ, dễ vui mà cũng dễ trầm ngâm...,), đều có tinh thần trách nhiệm cao, dũng cảm làm nhiệm vụ. Không sợ hy sinh, luôn gắn bó với đồng đội. | ||
Điểm riêng của mỗi người | Phương Định: cô gái Hà Nội, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư về gia đình và thành phố. | Nho: xinh xắn, hồn nhiên kiểu trẻ thơ, trong chiến đấu thì rất nhanh gọn, dù bị thương nhưng không rên la, không muốn đồng đội lo lắng. | Chị Thao: tổ trưởng, từng trải, mơ ước có phần thiết thực hơn; cương quyết, táo bạo, bình tĩnh trong công việc, chị hát tệ nhưng thích chép lời bài hát. |
Nhận xét chung về các nhân vật | Đều là những cô gái có tinh thần trách nhiệm cao dũng cảm hết mình vì đất nước. |
Câu 5
Bài tập 5 (trang 30, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Những suy nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh được gợi lên qua hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để trình bày suy nghĩ của em về tuổi trẻ Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh “em gái tiền phương” trong bài thơ Lá đỏ và những nữ thanh niên xung phong trong truyện Những ngôi sao xa xôi cho ta thấy tuổi trẻ thế hệ thanh niên kháng chiến chống Mĩ gặp nhiều gian lao, hiểm nguy nhưng ở họ vẫn luôn ngời sáng tinh thần tự do, dũng cảm, ngang tàng. Ở họ có sự kết hợp hoàn hảo giữa những phẩm chất anh hùng cao đẹp và tâm hồn sáng ngời của người bộ đội Cụ Hồ.