Giải Bài tập tiếng Việt trang 35 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều

2024-09-14 09:14:51

Câu 1

Câu 1 (trang 35, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Chỉ ra tác dụng của biểu đồ được sử dụng trong văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI của Lưu Quang Hưng. 


Phương pháp giải:

Đọc kĩ lí thuyết phần phương tiện giao tiếp.


Lời giải chi tiết:

Việc sử dụng biểu đồ với tư cách là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Tác dụng của biểu đồ: dẫn chứng chứng minh giúp người đọc thuận tiện trong việc theo dõi, hiểu vấn đề tác giả đang đề cập đến một cách rõ ràng, chính xác.



Câu 2

Câu 2 (trang 35, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Chỉ ra các số liệu được sử dụng trong những câu dưới đây (trích từ văn bản Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI). Cho biết các số liệu thể có tác dụng như thế nào đối với việc phản ánh sự việc được đề cập trong mỗi câu. 

a) Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống. 

b) Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dài hơn 3000 ki-lô-mét. 

c) Về diện tích, biển và đại dương bao phủ 72% bề mặt Trái Đất. 

d) Dự kiến vào cuối thế kỉ tới, mực nước biển sẽ tăng lên trong khoảng 35 - 85 xăng-ti-mét … 


Phương pháp giải:

Chỉ ra các số liệu và nêu tác dụng.


Lời giải chi tiết:

a. “40% dân số cư ngụ gần biển, 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống”

b. “28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, 3 000 ki-lô-mét”

c. “72% bề mặt Trái Đất”

d. “35 – 85 xăng-ti-mét”

→ Các số liệu trên phản ánh được tình hình một cách chính xác, rõ ràng và cụ thể.



Câu 3

Câu 3 (trang 35, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Xác định cấu trúc của các đoạn văn dưới đây. Chỉ ra câu chủ đề của mỗi đoạn văn.

a) Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho

ăn, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thi ta cấp bổng; đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì. (Trần Quốc Tuấn)

b) Hình thành từ hàng triệu năm trước, biển và đại dương đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Biển và đại dương tạo ra hơn một nửa nguồn axi mà chúng ta thở hằng ngày, cung cấp một nguồn hải sản đa dụng, giúp vận chuyển 3/4 hang hoả tiêu dùng, và chứa đựng trong lòng nó các nguồn tài nguyên thiết yếu như dầu mà. Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% châm số cư ngụ giản biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống. Việt Nam có 28 trên tổng số 64 tỉnh thành ven biển, với đường bờ biển dàn him 3.000 ki-là mới. Chính bởi vậy, những thay đổi dù nhỏ của mực nước biển sẽ có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống của chúng ta. (La Quang Hưng)

c) Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đều nhau. Ngược dòng về quá khứ, đã có những giai đoạn ninh biển thấp hơn ngày nay đến 300 - 400 mét, hay cũng có những thời kì mực nước dâng cao hơn cả chục mét so với ngày nay. Có một số giai đoạn nước biển dâng có chững lại, nhưng ngay sau đó, lại tăng lên với tốc độ nhanh hơn, Trong những năm gần đây, mực nước biển dâng trung bình khoảng 3 mi-li-mét mỗi năm. Điều đáng nói là việc tăng này có gia tốc, nghĩa là mức tăng của năm sau sẽ cao hơn năm trước. (Lưu Quang Hưng) 


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học xác định cấu trúc của đoạn văn.


Lời giải chi tiết:

Đoạn a là đoạn văn quy nạp có câu chủ đề ở cuối đoạn (Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì) khái quát ý từ câu đứng trước (chỉ những cách đối đãi cụ thể của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ),.... 

Đoạn b là đoạn văn song song vì đoạn văn này không có câu chủ đề. 

Đoạn c là đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề ở đầu đoạn (Mực nước biển dâng ở các giai đoạn khác nhau là không đều nhau)  giải thích cho các câu sau.



Câu 4

Câu 4 (trang 36, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Tìm vị ngữ là cụm động từ trong những câu dưới đây. Xác định động từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi cụm động từ đó. 

a) Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. (Lưu Quang Hưng) 

b) Trong một nghiên cứu thực hiện cách đây nhiều năm tại Đại học Quốc gia Xin-ga-po (Singapore), chúng tôi thấy rằng gió mùa Đông Bắc trên thực tế làm hạ mực nước biển trung bình ở vịnh Bắc Bộ chừng 10 xăng-ti-mét trong những tháng mùa đông. (Lưu QuangHưng)


Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học xác định cụm động từ.


Lời giải chi tiết:

a) Vị ngữ là cụm động từ còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống có trung tâm là động từ khiến và thành tố phụ là cụm chủ vị mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. 

b) Vị ngữ là cụm động từ làm hạ mực nước biển trung bình ở vịnh Bắc Bộ chừng 10 xăng-ti-mét trong những tháng mùa đông có trung tâm là động từ làm và thành tố phụ mực nước biển trung bình ở vịnh Bắc Bộ chừng 10 xăng-ti-mét trong những tháng mùa đông.


Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"