Giải Bài tập đọc hiểu: Đổi tên cho xã trang 37 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều

2024-09-14 09:14:52

Câu 1

Câu 1 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Dựa vào nhan đề Đổi tên cho xã, tên vở kịch Bệnh sĩ và thể loại hài kịch, em hãy dự đoán nội dung chính của văn bản này. 

Phương pháp giải:

Dựa vào nhan đề và dự đoán.

Lời giải chi tiết:

Văn bản phê phán thói sĩ diện của một lớp người trong xã hội.


Câu 2

Câu 2 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Đọc nội dung giới thiệu vở kịch Bệnh sĩ ở phần mở đầu văn bản và nêu bối cảnh của câu chuyện Đổi tên cho xã.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nội dung phần giới thiệu.

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh câu chuyện Đổi tên cho xã: Văn bản kể về sự việc xã Cà Hạ sắp được đổi tên, sự việc diễn ra trong buổi công bố tên xã mới vô cùng long trọng.


Câu 3

Câu 3 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ ở văn bản Đổi tên cho xã. 

Phương pháp giải:

Đọc và chọn lựa, phân tích

Lời giải chi tiết:

- Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.

- Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước.

- Đoạn trích chủ yếu toàn là lời thoại giữa các nhân vật với nhau. Lời thoại bộc lộ được đặc điểm, tính cách, có yếu tố hài hước, gây cười.

- Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói sáo rỗng, giả dối, lố bịch.


Câu 4

Câu 4 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

Nhân vật ông chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người nào trong xã hội? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Phương pháp giải:

Đọc và phân tích

Lời giải chi tiết:

Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối, ảo tưởng trong xã hội.


Câu 5

Câu 5 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán hiện tượng gì? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Theo em, văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.

Điều đó tồn tại từ rất lâu trước đây mà đến nay vẫn là một hiện tượng phổ biến trong xã hội.


Câu 6

Câu 6 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Nêu nhận xét về cách trình bày của một kịch bản văn học (khác gì so với văn bản văn học như truyện, thơ, kí,...).

Phương pháp giải:

So sánh cách trình bày giữa các thể loại

Lời giải chi tiết:

Cách trình bày của một kịch bản văn học khác văn bản văn học như truyện, thơ, kí,... Về hình thức, kịch bản văn học gồm các yếu tố: nhan đề, các chỉ dẫn sân khấu (chỉ dẫn về bối cảnh bài trí sân khấu, trang phục và hành động,...), tên các nhân vật kèm lời thoại (đối thoại, độc thoại),.... 


Câu 7

Câu 7 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Dẫn ra một số chỉ dẫn sân khấu trong văn bản Đổi tên cho xã và nêu tác dụng của các chỉ dẫn ấy.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và chỉ ra một số chỉ dẫn sân khấu

Lời giải chi tiết:

- Mở đầu văn bản Đổi tên cho xã là đoạn chỉ dẫn sân khấu sau đây (Các chỉ dẫn sân khấu thường in nghiêng để dễ phân biệt với các lời thoại của nhân vật): 

Chỉ dẫn sân khấu nêu trên giúp người đọc hình dung ra bối cảnh không gian trị sở Uỷ ban xã ở phố Cà với những trang trí hình thức loè loẹt, âm thanh (pháo nữ ầm ĩ, huyên náo và đông đảo nhân dân trong xã chuẩn bị cho buổi lễ đổi tên... Ngũ trong chỉ dẫn sân khấu này đã thấy tính chất hài kịch thể hiện ở nội dung các khẩu hiệu được treo, hình thức tổ chức, bài trí cuộc họp, tên các xã viên,...


Câu 8

Câu 8 (trang 37, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):

 Đoạn trích sau đây là đoạn tiếp nối nội dung văn bản Đổi tên cho xã trong SGK Ngữ văn 8, tập một. Em hãy đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

a) Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

b) Tính chất hài kịch của đoạn trích được thể hiện như thế nào

c) Tính cách nhân vật cô Nhân (kĩ sư nông nghiệp) và bổ minh (ông Toàn Nha) khác nhau như thế nào”

d) Đoạn trích này làm rõ thêm nội dung gì cho đoạn trích Đổi tên cho xã đã học trong SGK?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ yêu cầu và thực hiện

Lời giải chi tiết:

a) Nội dung chính của đoạn trích kể tiếp về những suy nghĩ viển vông, chuộng hư danh của ông Toàn Nha (chủ tịch xã) thông qua các đối thoại về nghề lái tàu biển của Hưng và đặc biệt về nghề kĩ sư chăn nuôi của cô Nhàn (con gái ông Toàn Nha). 

b) 

- Tính chất hài kịch của đoạn trích được  thể  hiện thông qua nội dung của các lời thoại của ông Toàn Nha và một số chỉ dẫn sân khấu. 

- Nội dung các lời thoại của ông Toàn Nha cho thấy ông là người thiếu những hiểu biết sơ đẳng, nhưng lại hay bốc đồng, thích hình thức phô trương, sang trọng,... Ví dụ:

 + Khi nghe nói Hưng làm nghề lái tàu thì có vẻ coi thường. Lần tàu khi cùng như lái xe. Con Nhàn nhà tôi là nhà khoa học.” và cho đó là lí do không hợp với con ông. Nhưng khi biết Hưng là thuyền trưởng lái tàu cho Công ty Tàu biển Viễn Dương - Nay Nhật, mai Pháp, ngày kia Hồng Kông. Xanh-ga-po thì ông trợn mắt ngạc nhiên, thán phục,

+ Khi biết Nhàn là kĩ sư chăn nuôi và được con gái giải thích nghề của cô chỉ là nuôi bò, lợn, gà, vịt, chỉ làm những việc như thụ tinh nhân tạo, lai giống lợn, thị ông tỏ ra thất vọng khủng khiếp: “Sao? Con đi học năm sáu năm để về xã nuôi lợn. nuôi gà?”, “Ối giời ơi, cái nghề như lão Độp, mà cũng cần bằng đại học à?”

- Các chỉ dẫn sân khấu cũng góp phần làm rõ chân dung nhân vật Toàn Nha. Ví dụ, các chỉ dẫn: “ÔNG NHA (Trợn mặt) – Hơn phi công, hơn lái tàu vũ trụ, hơn Phạm Tuân?” hoặc chi tiết bắt tay ông Thỉnh: “Khả lắm, phải thể! Tôi rất ưng. Thể là chúng ta đã thành người nhà rồi... (Bắt tay ông Thịnh)

c) Tinh cách nhân vật cô Nhàn và ông Toàn Nha rất khác nhau, thậm chí ngược nhau. Có thể thấy ông bố chuộng hư danh, thích thành tích, thích phô trương còn cô con gái chân thực, giản dị và rất thực tế, như cô nói “không mơ mộng viển vông như trước kia nữa, con hiểu là nghề nghiệp của con, trở về địa phương, sẽ có ích hơn...".

d) Đoạn trích này làm rõ thêm chân dung “bệnh sĩ của ông Toàn Nha, chủ tịch xã, vốn đã được thể hiện khá rõ trong văn bản Đổi tên cho xã đã học trong SGK.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"