Câu 1
Câu 1 (trang 49, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Tìm từ ghép Hán Việt trong các cụm từ dưới đây (ở bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn). Chỉ ra nghĩa của mỗi từ ghép Hán Việt tìm được và nghĩa của mỗi yếu tố cấu tạo nên các từ đó: các bậc trung thần nghĩa sĩ, lưu danh sử sách, binh thư yếu lược
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về từ Hán Việt để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
Trung thần: bề tôi trung thành với vua (trung: hết lòng ngay thẳng, một lòng một dạ với vua, với nước; thần: bề tôi nhà vua)
Nghĩa sĩ: Người tài giỏi, ham chuộng điều phải
Binh thư: sách binh pháp
Câu 2
Câu 2 (trang 49, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Tìm các thành ngữ trong những câu dưới đây. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ tìm được và nghĩa của mỗi tiếng trong các thành ngữ đó.
a) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão… (Trần Quốc Tuấn)
b) Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận. (Nguyễn Huy Tưởng)
c) Ta sẽ chiêu binh mãi mã, cầm quân đi đánh giặc. (Nguyễn Huy Tưởng)
d) Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc. (Nguyễn Huy Tưởng)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về thành ngữ để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
a) Thành ngữ là bách niên giai lão chỉ việc hai vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc mãi đến già (bách: trăm; niên: năm; giai: đều, cùng; lão: già)
b) Thành ngữ là danh chính ngôn thuận đủ tư cách, có chức năng để đảm trách, giải quyết công việc nào đó, được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận (danh: tiếng tăm, danh tiếng; chính: đúng; ngôn: lời nói; thuận: không trái)
c) Thành ngữ là chiêu binh mãi mã chuẩn bị, tăng cường lực lượng chiến đấu, giống như trước đây người ta chiêu tập binh sĩ, mua tậu ngựa chiến để chuẩn bị cho trận đánh (chiêu: kêu gọi, mời đến; binh: quân lính; mãi: mua; mã: ngựa)
d) Thành ngữ trung quân ái quốc có thể hiểu là trung vua, yêu nước, theo quan niệm của đạo đức phong kiến (trung: đức tính đem hết lòng thành thật xử sự với người, dốc lòng, hết lòng làm; quân: quân lính, quân đôi; ái: yêu; quốc: đất nước)
Câu 3
Câu 3 (trang 50, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Đọc câu dưới đây và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:
Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn. (Trần Quốc Tuấn)
a) Xác định nghĩa của các kết từ mà, để và cho biết: Có nên thay từ mà bằng từ để không? Vì sao?
b) Tìm thành ngữ cùng nghĩa với cụm từ lòng tham không cùng trong câu trên. Chỉ ra nghĩa của thành ngữ đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu
Lời giải chi tiết:
a) để: quan hệ từ cách thức, mà: quan hệ giả thiết
Không nên thay từ để và mà với nhau vì nếu thay thì sẽ làm biến đổi làm giảm ý chê trách trong câu nói.
b) lòng tham không cùng: tham lam đến mức cực độ.
Câu 4
Câu 4 (trang 50, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 1):
Tìm các thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với các thành ngữ Hán Việt dưới đây. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ đó.
Bán tín bán nghi, bình địa ba đào
Phương pháp giải:
Tìm các thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ đã cho
Lời giải chi tiết:
Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ
Bình địa ba đào: sóng gió nổi lên ở vùng đất bằng, chỉ tai biến thình lình