Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa (Trần Đình Sử)

2024-09-14 09:15:47

Tác giả

1. Tiểu sử

- Trần Đình Sử (10/8/1940) tại Huế. Quê gốc tại làng Phú Lễ, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, sau này là Thừa Thiên – Huế.

- Là một giáo sư, tiến sĩ lý luận văn học, Nhà giáo Nhân dân, giảng viên Đại học Sư phạm Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại học khác ở Việt Nam. Ông là một trong những nhà lí luận văn học hàng đầu của Việt Nam và có nhiều đóng góp trong việc làm thay đổi diện mạo nền lí luận, phê bình văn học của Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI

2. Sự nghiệp

- Trần Đình Sử bắt đầu nghiên cứu khoa học từ năm 1968.

- Năm 1969, ông công bố Báo cáo khoa học nhan đề: “Phong cách cơ bản của thơ Tố Hữu”, sau được trong in Kỉ yếu khoa học Khoa văn Đại học Sư phạm Vinh (1974).

- Năm 1972, ông viết tiểu luận Đặc trưng văn học trong tính chỉnh thể (100 trang). Cũng trong thời gian này, ông đã dịch cuốn Giáo trình Dẫn luận Lí luận văn học của L. V. Sêpilova (M., 1956) sang tiếng Việt, in roneo để làm tài liệu tham khảo cho sinh viên.

- Năm 1974, Trần Đình Sử tham gia biên soạn cuốn Thuật ngữ nghiên cứu văn học, do Đại học Sư phạm Vinh xuất bản.

- Ông tham gia đào tạo tiến sĩ từ những năm 80, hướng dẫn tiến sĩ từ năm 1990 và đã hướng dẫn hơn 30 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

3. Phong cách sáng tác

- Khuynh hướng nghiên cứu khoa học chính của Trần Đình Sử bao gồm: nghiên cứu lí thuyết văn học và văn học Việt Nam. Trong đó, về lí thuyết, ông tập trung vào đặc trưng văn học. Trần Đình Sử đi sâu khám phá các giá trị nghệ thuật của văn học, theo thuật ngữ chung của giới học thuật Nga gọi là thi pháp học. 

- Ông cũng tập trung vào hướng nghiên cứu di sản lí thuyết văn học trung đại Việt Nam

- Ông cũng quan tâm đến kí hiệu học và đã có các bài dịch thuật và một số bài nghiên cứu về vấn đề này

Sơ đồ tư duy tác giả Trần Đình Sử:


Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Đọc – cuộc chơi tìm ý nghĩa được trích trong Đọc văn học văn (NXB Giáo dục, 2001)

b. Bố cục: 

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề

+ Văn học có một đặc điểm quan trọng là mang ý nghĩa, nhưng ý nghĩa đó thường ẩn dụ. Đọc văn học là việc tìm kiếm ý nghĩa tiềm ẩn đó.

- Thân bài:

+ Đọc văn học là hành trình tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh qua các tác phẩm thẩm mỹ của văn học bằng chính trái tim và tâm hồn của người đọc.

+ Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong các văn bản mà còn trong mối liên hệ đa chiều giữa văn bản và cuộc sống.

+ Đọc văn học (phân tích, bình giảng, bình luận) cần phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.

- Kết bài:

+ Tác phẩm văn học và việc đọc văn học thực sự là một hiện tượng kỳ diệu.

+ Đọc văn học là nền tảng của việc học văn.

c. Thể loại: văn bản nghị luận

d. Phương thức biểu đạt: nghị luận

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Văn học mang ý nghĩa tiềm ẩn, và người ta đã phát triển nhiều lý thuyết và phương pháp để hiểu ý nghĩa đó. Ngoài văn bản, ý nghĩa của văn học còn tồn tại trong mối liên hệ đa chiều, từ nhiều góc độ và mặt khác nhau. Nó cũng có thể tương tác với cuộc sống và xã hội. Tác phẩm văn học và việc đọc văn thực sự là những hiện tượng thú vị và kỳ diệu. Đọc văn là nền tảng của học văn.

b. Giá trị nghệ thuật

Các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. 

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"