1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
In trong Kho tàng tiếu lâm Việt Nam, Nguyễn Cừ, Phan Trọng Thưởng sưu tầm, tuyển chọn, NXB Văn học, 2009
b. Thể loại: truyện cười
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
d. Tóm tắt: Một người đầy tớ được chủ nhà sai về quê có việc, người này xin mấy đồng để đi đường nhưng vì bản tính ki bo, keo kiệt nên chủ nhà không cho và đưa cho những vật dụng oái oăm. Từ đó ra đời câu thành ngữ “vắt cổ chày ra nước”.
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Câu chuyện phê phán tính keo kiệt, bủn xỉn và ích kỷ của người chủ nhà, cũng như của biết bao người khác, tận dụng tối đa để không phải bỏ tiền ra. Đồng thời thấy được sự khổ sở, bị bóc lột tận cùng của những người lao động nghèo khó.
b. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện bất ngờ, lật tẩy sự thật, tạo ra tiếng cười
- Bối cảnh gần gũi, thân thuộc về thời phong kiến
- Truyện mang dụng ý châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong cuộc sống
Sơ đồ tư duy văn bản Vắt cổ chày ra nước: