Đề thi
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
NHÀN
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào?
A. Không làm gì vất vả, khó nhọc.
B. Không lo lắng suy nghĩ nhiều
C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai
D. Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh
Câu 3. Ý nào không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ
A. Ung dung, thư thái trong việc làm, cùng như khhi vui chơi.
B. Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên.
C. Chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn ồn ào, bon chen
D. Sinh hoạt giản dị mùa nào thức ấy .
Câu 4.. Hai câu 5-6 cho ta hiểu gì về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm?
A. Đạm bạc, thanh cao
B. Thiếu thốn, nghèo khổ.
C. Đầy đủ, sung túc
D. Sang trọng, phú quý
Câu 5. Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt cảu bài thơ là:
A. Cô đọng, hàm súc
B. Cầu kì, trau chuốt
C. Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị
D. Chân thực gần với ca dao
Câu 6. Dòng nào sau đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lí sống nhàn của bài thơ
A. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình
B. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở nhịp sống của con người hài hòa với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa.
C. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn…
D. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thái độ coi thường phú quý và danh lợi.
Câu 7. Câu thơ:
“ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào?
A. Người có lối sống thanh cao, khác đời.
B. Người có lối sống thoát li, xa lánh cuộc đời
C. Người có lối sống an nhàn, hưởng thụ
D. Cả A và B đều đúng
Câu 8. Quan niệm về khôn ,dại ở hai câu thơ có mối liên hệ với câu tuch ngữ nào?
A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
C. Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại
D.Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1. “ Khi công nhận cái yếu của mình con người sẽ trở nên mạnh mẽ.”
Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng trình bày cảm nghĩ của anh chị về câu nói trên?
Câu 2. Anh chị hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về bài thơ sau:
TỪ ẤY (Tố Hữu)
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Tháng 7-1938
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
C | D | B | A | C | C | A | B |
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận |
Phương pháp:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm
→ Đáp án: C
Câu 2 (0.5 điểm) Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu như thế nào? A. Không làm gì vất vả, khó nhọc. B. Không lo lắng suy nghĩ nhiều C. Sống yên ổn không quan tâm đến ai D. Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Chữ nhàn trong bài thơ được hiểu là Sống thuận theo tự nhiên không màng công danh
→ Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm) Ý nào không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ A. Ung dung, thư thái trong việc làm, cùng như khhi vui chơi. B. Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên. C. Chọn nơi vắng vẻ, không thích chốn ồn ào, bon chen D. Sinh hoạt giản dị mùa nào thức ấy |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Ý không phải là biểu hiện của lối sống nhàn trong bài thơ: Thích đi đây đi đó để thưởng ngoạn thiên nhiên.
→ Đáp án: B
Câu 4 (0.5 điểm) Hai câu 5-6 cho ta hiểu gì về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm? A. Đạm bạc, thanh cao B. Thiếu thốn, nghèo khổ. C. Đầy đủ, sung túc D. Sang trọng, phú quý |
Phương pháp:
Đọc kĩ nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
Hai câu 5-6 cho ta hiểu về những sinh hoạt hàng ngày của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Đạm bạc, thanh cao
→ Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm) Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ là: A. Cô đọng, hàm súc B. Cầu kì, trau chuốt |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặc sắc về ngôn ngữ biểu đạt của bài thơ là: Tự nhiên, mộc mạc mà ý vị → Đáp án: C
Câu 6 (0.5 điểm) Dòng nào sau đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lí sống nhàn của bài thơ? A. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình B. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở nhịp sống của con người hài hòa với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa. C. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn… D. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thái độ coi thường phú quý và danh lợi. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định nội dung văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Vẻ đẹp không phải của triết lí sống nhàn của bài thơ là: Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, chơi đàn…
→ Đáp án: C
Câu 7 (0.5 điểm) Câu thơ: “ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ Cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào? A. Người có lối sống thanh cao, khác đời. B. Người có lối sống thoát li, xa lánh cuộc đời C. Người có lối sống an nhàn, hưởng thụ D. Cả A và B đều đúng |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Câu thơ:
“ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao”
Cho thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm là người Người có lối sống thanh cao, khác đời.
→ Đáp án: A
Câu 8 (0.5 điểm) Quan niệm về khôn, dại ở hai câu thơ 3,4 có mối liên hệ với câu tục ngữ nào? A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. B. Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác C. Xởi lởi trời cho, so đo trời co lại D. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức về tục ngữ
Lời giải chi tiết:
Quan niệm về khôn, dại ở hai câu thơ 3,4 có mối liên hệ với câu tục ngữ “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”
→ Đáp án: B
PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (6 điểm)
Câu 1. “ Khi công nhận cái yếu của mình con người sẽ trở nên mạnh mẽ.” Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng trình bày cảm nghĩ của anh chị về câu nói trên? |
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức, kỹ năng của bản thân để viết đoạn văn
Lời giải chi tiết:
- Giải thích:
+ Công nhận cái yếu nghĩa là con người có đủ dũng cảm, trung thực, năng lực nhận thức để kiểm điểm bản thân một cách khách quan, toàn diện.
+ Công nhận cái yếu là nền tảng, tiền đề giúp con người có thêm nghị lực, thành công trong cuộc sống và công việc, giúp con người trưởng thành hơn và trở nên mạnh mẽ hơn.
- Phân tích, chứng minh tính hai mặt của vấn đề:
+ Trong mỗi con người ai cũng có những thế mạnh và điểm yếu.( dẫn chứng)
+ Con người chỉ thực sự trở nên mạnh mẽ khi biết công nhận cái yếu của mình, biết nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách trung thực, nghiêm túc, thẳng thắn.(dẫn
- Bình luận mở rộng vấn đề:
+ Vấn đề đặt ra đúng đắn, sâu sắc, có ý nghĩa định hướng cho con người trong cuộc sống, trong nhận thức.
+ Khi công nhận cái yếu của mình tức là bản thân không tự cao, tự đại, sống khiêm tốn, giản dị, trung thực, nhìn nhận đánh giá sự vật hiện tượng khách quan, vô tư, biết vươn lên trong cuộc sống, học tập.
+ Ý nghĩa của vấn đề: không chỉ đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa đối với cả tập thể, quốc gia, dân tộc. - Bài học nhận thức và hành động.
Câu 2. Anh chị hãy viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về bài thơ sau: TỪ ẤY (Tố Hữu) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ... Tháng 7-1938 |
Phương pháp:
a. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
b. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Lời giải chi tiết:
Viết bài văn trình bày cảm nhận của mình về bài thơ Từ ấy – Tố Hữu | ||
Phần chính | Điểm | Nội dung cụ thể |
Mở bài | 0,5 | - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận |
Thân bài | 2,5 | Nội dung của đoạn thơ: Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng: Niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng - Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự, Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. - Đón nhận ánh sáng cách mạng là Tố Hữu đã đón nhận một con đường thênh thang tươi sáng cho cuộc đời, cho hồn thơ: một cuộc đời có ý nghĩa thiêng liêng, to lớn, một hồn thơ bát ngát tình yêu cách mạng, yêu đồng bào. Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống - Hai dòng đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân với "cái ta" chung của mọi người. - Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. ". - Tố Hữu đã khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và đời sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ - Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn". - Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ". Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược. Nghệ thuật: - Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ, so sánh - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu - Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình. Đánh giá: - Bài thơ đã thể hiện được một cách sâu sắc, tinh tế sự thay đổi nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một thanh niên ưu tú khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng và được vinh dự đứng trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng. Bài thơ cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, đó là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Cũng như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ, bài thơ cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu. Nó là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và cũng là tuyên ngôn của nhà thơ chiến sĩ. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, có sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị, sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống nhưng giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc. |
Kết bài | 0,5 | - Khẳng định lại vấn đề - Khẳng định sự đúng đắn của lí tưởng Đảng mà tác giả nói riêng hay thanh niên Việt ta thời bấy giờ lựa chọn. |
Yêu cầu khác | 0,5 | - Đảm bảo yêu cầu của bài văn nghị luận, có bố cục 3 phần. - Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc |
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]