Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
Gần trưa, Chiêu Minh vương hộ tống nhà vua tiễn Trần Quốc Tuấn ra bến Đông làm lễ tế cờ xuất sư. […] Không khí trang trọng đến tức thở. Nhân Tông vái Trần Quốc Tuấn và phán:
- Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.
Trần Quốc Tuấn nghiêm trang đáp lễ:
- Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.
Nhân Tông ban kiếm Thượng Phương, trao quyền chém trước tâu sau cho Trần Quốc Tuấn. Nhà vua chăm chú nhìn vị tướng già và thấy Trần Quốc Tuấn quắc thước lạ lùng.
Từ trên đài cao, Trần Quốc Tuấn lặng nhìn các đội quân hàng ngũ chỉnh tề bên dưới. […] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề. Ông thét lớn:
- Bớ ba quân!
Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước.
Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp:
- Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! -Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu.
- Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.
Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran. Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy cho vị tướng già và dặn dò: […]
- Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe.
(Trích Trên sông truyền hịch, Hà Ân)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, nghị luận, miêu tả
C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm
D.Tự sự, thuyết minh, nghị luận
Câu 2. Vua Trần Nhân Tông gửi gắm với Trần Quốc Tuấn vấn đề trọng đại gì?
A. Trao kiếm
B. Dặn dò nhiều điều
C. Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức
khỏe.
D. Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.
Câu 3. Vua ban vật quý gì cho Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tuấn sẽ có quyền gì?
A. Rượu quý, quyền lãnh đạo ba quân.
B. Ban kiếm Thượng Phương , quyền gặp vua bất cứ lúc nào.
C. Áo choàng, quyền quản lí quân sĩ.
D. Ban kiếm Thượng Phương, quyền chém trước tâu sau.
Câu 4. Tại sao không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở?
A. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân Nguyên - Mông xâm lược.
B. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho việc lên ngôi của Trần Quốc Tuấn.
C. Vì đây là buổi lễ quan trọng của hoàng cung.
D. Vì đây là buổi chia tay sinh tử.
Câu 5. Sự việc vua trao cho Trần Quốc Tuấn quyền chém trước tâu sau cho ta thấy vua là người như thế nào?
A. Vua rất anh minh
B. Vua rất tin tưởng Trần Quốc Tuấn
C. Vua rất tin tưởng vào tài năng cầm quân của Trần Quốc Tuấn, chờ đợi chiến thắng trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông.
D. Cả A,B,C.
Câu 6. Em hiểu thế nào về lời hứa của Trần Quốc Tuấn với vua: Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ.
A. Trần Quốc Tuấn quyết tâm không thể hiện tài năng, chứng tỏ bản thân mình cho vua xem
B. Trần Quốc Tuấn tự tin và thể hiện quyết tâm mang về chiến thắng để báo đáp niềm tin tưởng của vua.
C. Trần Quốc Tuấn hứa hẹn chiến thắng quân giặc.
D. Trần Quốc Tuấn tự tin sẽ bảo vệ danh dự cho vua, quyết tâm bảo vệ hoàng cung, không phụ lòng mong mỏi của vua.
Câu 7. “Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề”. Câu văn này gợi đến tâm trạng, cảm xúc gì của Trần Quốc Tuấn?
A. Trần Quốc Tuấn cảm nhận được sức mạnh của dân tộc và niềm hứng khởi khi đón nhận sứ mệnh vua ban.
B. Trần Quốc Tuấn thấy vui vẻ.
C. Trần Quốc Tuấn thấy ai cũng đáng tin yêu
D. Trần Quốc Tuấn thấy dân tộc mình thật kiên cường.
Câu 8. Có thể hiểu câu dặn dò của vua với Trần Quốc Tuấn "Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe” như thế nào?
A. Vua đã già không thể gánh vác đất nước, mọi sự nhờ cậy vào Trần Quốc Tuấn
B. Vua mong Trần Quốc Tuấn biết bảo trọng thân thể vì vua, vì đất nước.
C. Vua thấy Trần Quốc Tuấn tuổi cao, sức yếu nên cần giữ gìn sức khoẻ.
D. Cả A, B, C
Trả lời câu hỏi:
Câu 9. Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn?
Câu 10. Qua văn bản và cách biểu hiện của các nhân vật, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
PHẦN II. VIẾT (4.0 điểm)
Trong nhiều chuyến đi tham quan, trải nghiệm của em, em hãy viết bài văn kể lại một chuyến đi ấn tượng nhất cho bạn bè và thầy cô được biết.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) | Câu 2 (0.5đ) | Câu 3 (0.5đ) | Câu 4 (0.5đ) | Câu 5 (0.5đ) | Câu 6 (0.5đ) | Câu 7 (0.5đ) | Câu 8 (0.5đ) |
C | D | D | A | C | B | A | D |
Câu 1 (0.5 điểm)
Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. A. Tự sự, biểu cảm, nghị luận B. Tự sự, nghị luận, miêu tả C. Tự sự, miêu tả, biểu cảm D. Tự sự, thuyết minh, nghị luận |
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn trích
Xác định phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
→ Đáp án: C
Câu 2 (0.5 điểm)
Vua Trần Nhân Tông gửi gắm với Trần Quốc Tuấn vấn đề trọng đại gì? A. Trao kiếm B. Dặn dò nhiều điều C. Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe. D. Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định vấn đề trọng đại mà Vua Trần Nhân Tông gửi gắm.
Lời giải chi tiết:
Vua Trần Nhân Tông gửi gắm với Trần Quốc Tuấn vấn đề trọng đại: Từ nay việc an nguy của giang sơn xã tắc trẫm xin trao cho Quốc công.
→ Đáp án: D
Câu 3 (0.5 điểm)
Vua ban vật quý gì cho Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Tuấn sẽ có quyền gì? A. Rượu quý, quyền lãnh đạo ba quân. B. Ban kiếm Thượng Phương , quyền gặp vua bất cứ lúc nào. C. Áo choàng, quyền quản lí quân sĩ. D. Ban kiếm Thượng Phương, quyền chém trước tâu sau. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Vua ban kiếm Thượng Phương, quyền chém trước tâu sau.
→ Đáp án: D
Câu 4 (0.5 điểm)
Tại sao không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở? A. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân Nguyên - Mông xâm lược. B. Vì đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho việc lên ngôi của Trần Quốc Tuấn. C. Vì đây là buổi lễ quan trọng của hoàng cung. D. Vì đây là buổi chia tay sinh tử. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
Không khí buổi lễ tế cờ xuất sư được miêu tả trang trọng đến tức thở vì: đây là buổi lễ quan trọng chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại quân Nguyên - Mông xâm lược.
→ Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Sự việc vua trao cho Trần Quốc Tuấn quyền chém trước tâu sau cho ta thấy vua là người như thế nào? A. Vua rất anh minh B. Vua rất tin tưởng Trần Quốc Tuấn C. Vua rất tin tưởng vào tài năng cầm quân của Trần Quốc Tuấn, chờ đợi chiến thắng trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông. D. Cả ba đáp án trên. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
Sự việc vua trao cho Trần Quốc Tuấn quyền chém trước tâu sau cho ta thấy vua là người rất anh minh, tin tưởng vào tài năng cầm quân của Trần Quốc Tuấn, chờ đợi chiến thắng trong cuộc chiến chống giặc Nguyên - Mông.
→ Đáp án: D
Câu 6 (0.5 điểm)
Em hiểu thế nào về lời hứa của Trần Quốc Tuấn với vua: Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ. A. Trần Quốc Tuấn quyết tâm không thể hiện tài năng, chứng tỏ bản thân mình cho vua xem B. Trần Quốc Tuấn tự tin và thể hiện quyết tâm mang về chiến thắng để báo đáp niềm tin tưởng của vua. C. Trần Quốc Tuấn hứa hẹn chiến thắng quân giặc. D. Trần Quốc Tuấn tự tin sẽ bảo vệ danh dự cho vua, quyết tâm bảo vệ hoàng cung, không phụ lòng mong mỏi của vua. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Lời hứa của Trần Quốc Tuấn với vua: Lão thần thề không để nhục mệnh của bệ hạ cho thấy Trần Quốc Tuấn rất tự tin và tinh thần quyết tâm mang về chiến thắng để báo đáp niềm tin tưởng của vua.
→ Đáp án: D
Câu 7 (0.5 điểm)
“Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mệnh nặng nề”. Câu văn này gợi đến tâm trạng, cảm xúc gì của Trần Quốc Tuấn? A. Trần Quốc Tuấn cảm nhận được sức mạnh của dân tộc và niềm hứng khởi khi đón nhận sứ mệnh vua ban. B. Trần Quốc Tuấn thấy vui vẻ. C. Trần Quốc Tuấn thấy ai cũng đáng tin yêu D. Trần Quốc Tuấn thấy dân tộc mình thật kiên cường. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý tâm trạng, cảm xúc của Trần Quốc Tuấn
Lời giải chi tiết:
Câu văn này gợi đến tâm trạng, cảm xúc của Trần Quốc Tuấn: Trần Quốc Tuấn cảm nhận được sức mạnh của dân tộc và niềm hứng khởi khi đón nhận sứ mệnh vua ban.
→ Đáp án: A
Câu 8 (0.5 điểm)
Có thể hiểu câu dặn dò của vua với Trần Quốc Tuấn "Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khỏe” như thế nào? A. Vua đã già không thể gánh vác đất nước, mọi sự nhờ cậy vào Trần Quốc Tuấn B. Vua mong Trần Quốc Tuấn biết bảo trọng thân thể vì vua, vì đất nước. C. Vua thấy Trần Quốc Tuấn tuổi cao, sức yếu nên cần giữ gìn sức khoẻ. D. Cả A, B, C |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Có thể hiểu câu dặn dò của vua: Vua mong Trần Quốc Tuấn biết bảo trọng thân thể vì vua, vì đất nước.
→ Đáp án: B
Câu 9 (1.0 điểm)
Em hãy nêu nhận xét của mình về vị tướng già Trần Quốc Tuấn? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, uy nghi, dũng mãnh. Ông được các vua thời Trần tín nhiệm, nhân dân yêu mến, là con người suốt cả đời theo nghiệp nhà binh, bảo vệ đất nước bao phen khỏi kẻ thù xâm lược, đã từng đánh thắng giặc Nguyên Mông lần thứ nhất vào năm 1257, lần thứ hai vào năm 1285, lần thứ ba vào năm 1288.
Câu 10 (1.0 điểm)
Qua văn bản và cách biểu hiện của các nhân vật, em rút ra được bài học gì cho bản thân? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
HS rút ra 2 đến 3 bài học có ý nghĩa cho bản thân, phù hợp chuẩn mực đạo đức.
Gợi ý:
- Chúng ta cần phải sống và làm việc hết mình vì đất nước.
- Phải đặt lợi ích, vận mệnh dân tộc lên mọi lợi ích khác.
- Dù là ở cương vị cao hơn cũng luôn phải tôn trọng người lớn tuổi, người có tài.
- Khi làm việc gì cũng luôn cần sự tự tin và quyết tâm.
PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan, trải nghiệm mà em ấn tượng nhất. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan, trải nghiệm mà em ấn tượng nhất | ||
Phần chính | Điểm | Nội dung cụ thể |
Mở bài | 0,5 | - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận - Nêu được nêu tên một chuyến đi có ý nghĩa mà em đã tham gia |
Thân bài | 2,5 | Lần lượt kể lại chuyến đi theo trình tự nhất định: - Nêu mục đích của chuyến đi, lí do em tham gia chuyến đi đó. - Kể về hình thức tổ chức hoạt động của chuyến đi (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…). - Kể về quá trình tiến hành chuyến đi (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc). - Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi, nêu cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến đi (về vật chất và về tinh thần) Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại. |
Kết bài | 0,5 | Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia chuyến đi |
Yêu cầu khác | 0,5 | - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc. |
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]