Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
VÌ SAO CÓ MƯA ĐÁ, CÁCH PHÒNG TRÁNH THẾ NÀO?
Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất. Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không?
Mưa đá là gì?
Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm, thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống cùng với mưa rào.
Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở Việt Nam mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền và cả trong mùa hè. Riêng ở vùng núi phía bắc Việt Nam, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là từ tháng 3 đến tháng 5.
Tại sao có mưa đá?
Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Khi các đám mây gần mặt đất được các luồng không khí bốc lên cao thì phần trên của mây thường ở nhiệt độ dưới -20 độ C, khiến cho rất nhiều hơi nước trong mây biến thành những hạt băng nhỏ.
Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, do nhiều nguyên nhân không thể ngưng kết thành băng, lại biến thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây.
https://cdn.hoclieuthongminh.com/others/w1000/Uploaded/2023/bqmvlcvo/2020_03_24/mua_da_elcm.jpg
Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống.
Khi rơi xuống tầng mây thấp, mặt ngoài của băng lại được bao bọc thêm một lớp màng nước, đồng thời lại bị các luồng nước khi mạnh, khi yếu đang không ngừng bốc lên cao tác động vào. Càng bị các luồng khí tác động lâu thì lớp "áo nước" của băng thể càng va chạm liên tục, dẫn đến dính chặt lẫn nhau, khiến thể tích của băng thể càng lớn hơn. Đến lúc này, các luồng khí không còn có thể "tung hứng" các băng thể được nữa, đành để chúng rơi xuống mặt đất, gây ra những trận mưa đá. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút và cũng có thể kéo dài từ 20 - 30 phút.
[...]
Cách phòng tránh tác hại của mưa đá
Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. Người dân ở các khu vực hay có mưa đá cần thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết để sớm biết có khả năng xảy ra mưa đá và luôn chuẩn bị sẵn các phương án trú, tránh an toàn cho người, vật nuôi và hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc,… nếu nó xảy ra.
https://cdn.hoclieuthongminh.com/others/w1000/Uploaded/2023/bqmvlcvo/2020_03_24/mua_da_3_mknz.png
Với cây trồng hoặc hoa màu dễ bị nát dập, bạn có thể dựng giàn che dọc theo luống, và nên làm giàn dạng mái hình tam giác sẽ giúp giảm tác động của hạt mưa đá khi va chạm, đá sẽ rơi xuống hai bên luống cây mà không đâm thủng giàn che, chú ý dựng cọc chống phải chắc chắn.
Với mái nhà, cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của mái nhà và gia cố lại mái. Ở những chỗ trọng yếu nên sử dụng các vật liệu có thể chống chịu với va đập. Hiện trên thị trường có loại vật liệu là tấm Polycarbonate rất bền, có khả năng chịu va đập cao, cách âm, kháng cháy và bền trong nhiều năm trong điều kiện môi trường và thời tiết khắc nghiệt, không bị vỡ, trọng lượng nhẹ và kháng tia tử ngoại (tia UV) tốt. Tấm Polycarbonate dày hoặc đa lớp thậm chí có thể được dùng làm cửa sổ chống đạn. Có thể trang bị vật liệu này ở các phần mái lấy sáng, mái che, mái hiên, mái nhà kính, giếng trời, mái nhà xe... để tránh bị vỡ khi có mưa đá.
Làm mái nhà dốc xuống hai bên, cách dựng mái nhà này sẽ làm giảm lực tác động từ mưa đá. Mưa đá va vào mái nhà ở một góc độ 90 độ sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn mưa đá rơi xuống mái nhà theo một góc lệch.
Nếu đang đi ngoài đường mà gặp mưa đá, bạn nên lập tức dừng lại tìm chỗ ẩn, đội mũ bảo hiểm để tránh đá rơi vào đầu, chờ đá trên đường tan hết mới tiếp tục đi để tránh trơn ngã.
(Theo 1001 thắc mắc: Vì sao có mưa đá? Cách phòng tránh thế nào?, https://www.tienphong.vn/, ngày 24/03/2020, Châu Anh tổng hợp)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:
A. Thuyết minh
B. Tự sự
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Mục đích chính của văn bản trên là gì?
A. Giới thiệu mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất
B. Giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng mưa đá để cung cấp những thông tin sau: khái niệm mưa đá, nguyên nhân và cách phòng tránh tác hại của mưa đá
C. Giới thiệu để người dân nhận biết hiện tượng mưa đá và phòng tránh nó
D. Cung cấp cho người đọc những thông tin khoa học, thú vị
Câu 3. Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản
A. Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất
B. Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không?
C. Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn
D. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó
Câu 4. Câu văn nào giải thích khái quát về nguyên nhân tạo ra mưa đá:
A. Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra
B. Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau
C. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó.
D. Mưa đá va vào mái nhà ở một góc độ 90 độ sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn mưa đá rơi xuống mái nhà theo một góc lệch.
Câu 5. Đoạn văn: “Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau [..] thường rơi xuống cùng với mưa rào.” trong văn bản trên được trình bày theo cách nào?
A. Diễn dịch B. Quy nạp
C. Song song D. Phối hợp
Câu 6. Ý nào nói đúng nhất về thông tin cơ bản của văn bản:
A. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân và tác hại của mưa đá
B. Giới thiệu về hiện tượng mưa đá và cách phòng tránh tác hại của mưa đá
C. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân có mưa đá và cách phòng tránh tác hại của mưa đá
D. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh tác hại của mưa đá
Câu 7. Văn bản đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào:
A. Sơ đồ chỉ dẫn B. Kí hiệu
C. Biểu đồ D. Hình ảnh minh họa
Câu 8. Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong VB trên có tác dụng:
A. Biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.
B. Giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.
C. Cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác.
D. Làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin.
Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Theo em, thông tin mà văn bản cung cấp có ý nghĩa như thế nào với độc giả?
Câu 10. Không chỉ mưa đá mà các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đều có tác động tiêu cực tới tính mạng, sức khỏe và tài sản con người. Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy đưa ra một số biện pháp để hạn chế các hiện tượng thời tiết cực đoan này.
Phần II. Viết (6,0 điểm)
Em hãy viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên có tác động lớn đến đời sống con người.
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) | Câu 2 (0.5đ) | Câu 3 (0.5đ) | Câu 4 (0.5đ) | Câu 5 (0.5đ) | Câu 6 (0.5đ) | Câu 7 (0.5đ) | Câu 8 (0.5 đ) |
A | B | B | B | C | C | D | D |
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: A. Thuyết minh B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định phương thức biểu đạt
Lời giải chi tiết:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: Thuyết minh
→ Đáp án: A
Câu 2 (0.5 điểm)
Mục đích chính của văn bản trên là gì? A. Giới thiệu mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất B. Giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng mưa đá để cung cấp những thông tin sau: khái niệm mưa đá, nguyên nhân và cách phòng tránh tác hại của mưa đá C. Giới thiệu để người dân nhận biết hiện tượng mưa đá và phòng tránh nó D. Cung cấp cho người đọc những thông tin khoa học, thú vị |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định mục đích chính
Lời giải chi tiết:
Mục đích chính của văn bản trên là: Giải thích một số vấn đề liên quan đến hiện tượng mưa đá để cung cấp những thông tin sau: khái niệm mưa đá, nguyên nhân và cách phòng tránh tác hại của mưa đá
→ Đáp án: B
Câu 3 (0.5 điểm)
Câu văn nào sau đây nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản? A. Mưa đá là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm nhất trên Trái Đất B. Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không? C. Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng bằng ít xảy ra hơn D. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định câu chủ đề
Lời giải chi tiết:
Câu văn nêu lên vấn đề chính được giải thích trong văn bản: Tại sao lại có mưa đá và có cách nào phòng tránh mưa đá không?
→ Đáp án: B
Câu 4 (0.5 điểm)
Câu văn nào giải thích khái quát về nguyên nhân tạo ra mưa đá: A. Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra B. Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau C. Việc dự báo mưa đá và khu vực chính xác sẽ có mưa đá là rất khó. D. Mưa đá va vào mái nhà ở một góc độ 90 độ sẽ gây ra thiệt hại nhiều hơn mưa đá rơi xuống mái nhà theo một góc lệch. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định nguyên nhân tạo ra mưa đá
Lời giải chi tiết:
Câu văn giải thích khái quát về nguyên nhân tạo ra mưa đá: Các chuyên gia khí tượng cho biết, mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau
→ Đáp án: B
Câu 5 (0.5 điểm)
Đoạn văn: “Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau [..] thường rơi xuống cùng với mưa rào.” trong văn bản trên được trình bày theo cách nào? A. Diễn dịch B. Quy nạp C. Song song D. Phối hợp |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn: “Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau [..] thường rơi xuống cùng với mưa rào.” trong văn bản trên được trình bày theo cách song song
→ Đáp án: C
Câu 6 (0.5 điểm)
Ý nào nói đúng nhất về thông tin cơ bản của văn bản: A. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân và tác hại của mưa đá B. Giới thiệu về hiện tượng mưa đá và cách phòng tránh tác hại của mưa đá C. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân có mưa đá và cách phòng tránh tác hại của mưa đá D. Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh tác hại của mưa đá |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Ý nói đúng nhất về thông tin cơ bản của văn bản: Giải thích hiện tượng mưa đá, nguyên nhân có mưa đá và cách phòng tránh tác hại của mưa đá
→ Đáp án: C
Câu 7 (0.5 điểm)
Văn bản đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ nào: A. Sơ đồ chỉ dẫn B. Kí hiệu C. Biểu đồ D. Hình ảnh minh họa |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Xác định phương tiện phi ngôn ngữ
Lời giải chi tiết:
Văn bản đã sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: Hình ảnh minh họa
→ Đáp án: D
Câu 8 (0.5 điểm)
Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên có tác dụng: A. Biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin. B. Giúp trình bày thông tin một cách hệ thống. C. Cung cấp những thông tin cụ thể, chính xác. D. Làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời
Lời giải chi tiết:
Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản trên có tác dụng: Làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin.
→ Đáp án: D
Câu 9 (1.0 điểm)
Theo em, thông tin mà văn bản cung cấp có ý nghĩa như thế nào với độc giả? |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng cách hiểu của bản thân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
-Thông tin mà văn bản cung cấp có ý nghĩa thiết thực đối với mọi người.
Cụ thể là:
+ Hiểu được mưa đá là gì, thời điểm và địa điểm hay xảy ra mưa đá, nguyên nhân xảy ra hiện tượng mưa đá là do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau.
+ Nắm được thông tin về tác hại của mưa đá đối với sản xuất và đời sống để từ đó có những biện pháp phù hợp để hạn chế hậu quả mà mưa đá gây ra.
+ Nhận thức được việc bảo vệ môi trường sẽ giúp con người giảm thiểu được những tác hại của hiện tượng thời tiết cực đoan với đời sống. Từ đó, mỗi người cần có hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.
Câu 10 (1.0 điểm)
Không chỉ mưa đá mà các hiện tượng thời tiết cực đoan khác đều có tác động tiêu cực tới tính mạng, sức khỏe và tài sản con người. Bằng những hiểu biết của bản thân, em hãy đưa ra một số biện pháp để hạn chế các hiện tượng thời tiết cực đoan này. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Để hạn chế thời tiết cực đoan, con người cần tích cực tuyên truyền và thực hiện các giải pháp về môi trường như:
- Hạn chế rác thải đặc biệt là rác thải nhựa trong quá trình sống, sản xuất, kinh doanh.
- Có các chế tài phù hợp, mang tính răn đe để bảo vệ môi trường
- Trồng nhiều cây và phủ xanh môi trường sống
- Đặc biệt, hãy theo dõi thông tin thời tiết nhanh chóng để giảm thiểu rủi ro của thời tiết cho người và của tới mức tối đa.
PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Câu 1 (4 điểm):
Em hãy viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên có tác động lớn đến đời sống con người. |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên có tác động lớn đến đời sống con người. | ||
Phần chính | Điểm | Nội dung cụ thể |
Mở bài | 0,5 | - Giới thiệu khái quát hiện tượng tự nhiên cần giải thích |
Thân bài | 2,5 | Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần làm sáng tỏ nguyên nhân, cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên đảm bảo các yêu cầu sau: *Lần lượt giới thiệu, khái quát hiện tượng tự nhiên; giải thích nguyên nhân và trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên. - Vì sao hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện. - Hiện tượng tự nhiên đó xuất hiện như thế nào? - Hiện tượng tự nhiên đó kết thúc như thế nào? Gây nên kết quả gì? - Nhận xét: Hiện tượng tự nhiên đó có diễn ra thường xuyên không? - Hiện tượng tự nhiên đó có ảnh hưởng, tác động tốt/xấu gì cho con người hay không? *Người viết liên hệ với những vấn đề xã hội đương đại hoặc liên hệ với bài học nhận thức của bản thân (Tham khảo bài viết mẫu.) |
Kết bài | 0,5 | - Khẳng định lại vấn đề |
Yêu cầu khác | 0,5 | - Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, có yếu tố biểu cảm. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. - Sử dụng từ ngữ, câu văn có sự liên kết các luận điểm, giữa bằng chứng và lí lẽ đảm bảo sự mạch lạc. |
Bài viết mẫu
(Nguồn: sưu tầm)
Bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Mưa
Mưa là những giọt nước xinh đẹp mà bầu trời ban tặng cho con người. Có thể chúng chỉ là những hạt nước nhỏ bé, nhưng khi nhiều hạt như thê tập hợp lại thì chúng tạo ra một sức mạnh ghê gớm. Mưa là một hiện tượng thời tiết có ích, nhưng nó cũng có thể tạo ra những cơn lũ lụt giết chết nhiều sinh mạng và tàn phá hơn bất kì một thiên tai nào khác. Đó chính là sức mạnh đáng sợ của những cơn mưa.
Châu Âu vào đầu những năm 1985 bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa như trút nước. Phần lớn người dân Hà Lan bị ngập trong nước và họ phải chống chọi cật lực để bảo vệ nhà cửa và tài sản của họ, một cuộc chiến mà con người luôn phải đối mặt từ xưa đến nay. Cách đây không lâu, dòng sông Mi-xi-xi-pi vỡ bờ dẫn đến một trận lụt tồi tệ nhất nước Mĩ trong vòng 66 năm qua. Những trận lũ lụt như thế sẽ làm thiệt hại rất lớn, nhất là khi con người không được cảnh báo.
Một trận lũ bất ngờ đã xảy ra tại một hẻm núi ở bang Cô-lô-ra-đô vào ngày 31-7-1976, khi mà mọi người đang tập trung ở đó nghỉ ngơi nhân dịp 100 năm ngày thành lập bang này. Khi đó dự báo cho biết sẽ có mưa vào buổi chiều, nhưng hầu như không ai chuẩn bị gì để đối phó với tin thời tiết xấu này. Hơn 3000 người rải rác dọc các hẻm núi, họ vui chơi và ca hát một cách vô tư. Vào lúc chiều tôi, một cơn bão xuất hiện, trút xuồng hẻm núi một lượng nước cao hơn 250mm so với mức trung bình. Nước nhanh chóng dâng lên, tạo nên những dòng thác lũ. Chỉ trong 5 phút, những căn lều, những quán cà phê, những ngôi nhà bị cuốn theo dòng nước đang cuồn cuộn gào thét, va vào cây cối rồi vỡ tung thành những mảnh vụn. Khi trời sáng, những chiếc trực thăng vẫn tiếp tục tìm kiếm những người mất tích hay bị kẹt trên các hẻm núi. Hơn 145 người chết, hơn 400 ngôi nhà bị phá hủy, 300 ngôi nhà bị hỏng nặng. 13 ô tô bị chìm sâu dưới đáy sông, mức thiệt hại lên đến 35,5 triệu đô la.
Lũ lụt vẫn tiếp tục hoành hành ở khắp nơi trên đất Mĩ. Năm 1997, ỏ' Têch-dát, một cơn lũ đã cuốn trôi một trường Tiểu học khiến cho 10 em bị chết đuối dù những đội cứu hộ đã hết sức cố gắng.
Sức mạnh của nước nằm ở trọng lượng của nó. Chỉ cần dòng lũ cao 60cm là có thể cuốn trôi một chiếc ô tô dễ dàng. Hơn 60% số người chết trong những trận lũ là do họ mắc kẹt trong xe và bị lũ cuốn đi.
Mưa không chỉ đem lại cho con người tai họa mà nó cũng là yếu tố mang lại sự sống trên trái đất. Không có mưa, trái đất sẽ trở thành sa mạc. Câu chuyện của mưa bắt đầu từ mặt đất, từ những đại dương. Chúng ta biết rằng nước chiếm % bề mặt diện tích của trái đất và dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi bay lên cao. Những cơn sóng bắn những hạt nước nhỏ vào không khí góp phần tạo ra hơi nước nhiều hơn. Hơi nước khi lên cao gặp lạnh tạo thành những mảng mây và ngưng tụ thành hạt rồi rơi xuống mặt đất. Nếu chúng ta tập hợp những giọt nước từ một cơn mưa thì một đám mây bình thường cũng có thể nặng khoảng 500 tấn. Trong mỗi đám mây là những hạt nước nhỏ, hàng triệu giọt li ti đó mới tạo thành một giọt nước mưa.
Đo kích thước của một giọt nước mưa từng là một thách thức đối với các nhà khí tượng học khi nghiên cứu về mưa cho đến khi họ tìm ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Họ sàng phấn hoa vào một cái khay, để nó dưới mưa trong vài giây và sau đó làm khô trong 20 phút với nhiệt độ 177 độ c. Cuối cùng họ sàng lọc một lần nữa để thu lây những hạt mưa hoàn hảo. Những hạt mưa đạt 0,5mm mới được công nhận là mưa còn nếu nhỏ hơn thì được xem là mưa phùn. Mưa phùn có xu hướng hình thành từ những đám mây mỏng. Những hạt mưa lớn thường hình thành trong vùng nhiệt đới khi mà những đám mây ở độ cao nhất và nơi có thể những cơn bão mạnh nhất trên trái đất. Hệ thống rừng nhiệt đới phụ thuộc vào những cơn mưa. Có những vùng mưa suốt 365 ngày trong một năm, nhưng cũng có những nơi không bao giờ mưa hàng trăm năm.
Tuy mưa nhiều, nhưng lũ lụt thì lại rất hiếm khi xảy ra vì mặt đất và những cánh rừng nhiệt đới tựa như những miếng xốp hút nước nhanh chóng. Mưa chỉ là một trạng thái tạm thời của nước. Những hạt mưa thâm qua đất rồi tạo thành những dòng suối đổ ra các đại dương, những giọt nước bốc hơi để bắt đầu một cuộc đời mới.
Mưa có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, mưa không phân biệt văn hóa, tôn giáo và xã hội. Nó có sức mạnh khủng khiếp, nó có thể tạo ra sự sống nhưng cũng chính là kẻ hủy diệt. Mưa là món quà tuyệt vời nhất nhưng cũng là mối nguy hiểm lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]