A. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Phần đọc hiểu
a. Tình yêu Tổ quốc
Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường là các thể thơ làm theo những nguyên tắc thi luật chặt chẽ được đặt ra từ thời Đường (Trung Quốc)
Thơ thất ngôn bát cú luật Đường: mỗi bài có tám câu, mỗi câu có bảy chữ. Thơ tứ tuyệt luật Đường: mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ. Thi luật của thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường thể hiện qua bố cục, luật, niêm, vần, đối
b. Yêu thương và hi vọng
- Một số đặc điểm của văn bản truyện:
+ Nhân vật chính là nhân vật quan trọng nhất của truyện, có những hành động, quyết định tác động đến cốt truyện và diễn tiến các sự kiện trong truyện, thể hiện rõ nhất tư tưởng, chủ để của truyện.
+ Chi tiết tiêu biểu là những chi tiết chọn lọc, có giá trị biểu đạt và thẩm mĩ vượt trội trong truyện, có thể mang lại sự bất ngờ, gây chú ý hoặc sự thích thủ đối với người đọc và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.
- Tư tưởng của tác phẩm văn học: là sự nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ dung của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề về cuộc sống con người được đặt ra trong tác phẩm. Tư tưởng được biểu hiện qua hình tượng nghệ thuật, qua để tải, chủ đề, cảm hứng chủ đạo,... Ví dụ: Tư tưởng của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) là những chiêm nghiệm sâu sắc về quy luật khắc nghiệt một đi không trở lại của thời gian, vì thế, cần biết quý trọng những gì dang có trong hiện tại. Tư tưởng đó được thể hiện qua cặp hình ảnh sóng đôi mẹ và cau, qua giọng thơ day dứt, thổn thức,...
c. Cánh cửa mở ra thế giới
Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thuộc kiểu văn bản thông tin, trong đó người viết cung cấp các thông tin về một cuốn sách hoặc bộ phim, đồng thời trình bảy cảm nhận, đánh giả của người viết nhằm giới thiệu, khuyến khích mọi người đọc cuốn sách hoặc xem bộ phim đó.
Cấu trúc văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim thưởng gồm các phần sau:
Phần 1: nêu một số thông tin về tên cuốn sách, tác giả hoặc tên bộ phim, đạo diễn, diễn viên, người quay phim,... trình bày ấn tượng hoặc nêu nhận xét khái quát của người viết đối với cuốn sách bộ phim.
Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung cuốn sách/ bộ phim và trình bày nhận xét, đánh giả của người viết về giá trị của cuốn sách/ bộ phim.
Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách bộ phim và để xuất khuyến khích mọi người nên dọc xem.
Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim có thể có sa pô (sapo), đoạn nằm ngay dưới nhan để văn bản, nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bải viết và thu hút sự chú ý của người đọc. Loại văn bản này thường sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (hỉnh ảnh từ cuốn sách/ bộ phim được giới thiệu) để truyền tải thông tin sinh động, hiệu quả
d. Âm vang của lịch sử
Truyện lịch sử là loại truyện lấy đề tài lịch sử (lịch sử quốc gia, dân tộc, dòng họ, danh nhân,…) làm nội dung chính. Trong khi kể lại các sự kiện, nhân vật, truyện lịch sử thường làm sống dậy bức tranh rộng lớn, sinh động về một thời đã qua và mang lại cho người đọc những nhận thức mới mẻ hay bài học sâu sắc.
Đặc điểm của truyện lịch sử thể hiện qua các yếu tố như bối cảnh (thời gian – không gian), cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ,…
e. Cười mình, cười người
Thơ trào phúng là một bộ phận của văn học trào phúng, trong đó các tác giả tạo ra tiếng cười và sử dụng tiếng cười để châm biếm, phê phán xã hội hoặc tự phê bình bản thân. Tiếng cười trong thơ trào phúng có nhiều cung bậc: hài hước, châm biếm, đả kích nhưng không phải bao giờ cũng rạch ròi mà chuyển hóa linh hoạt từ cung bậc nảy sang cung bậc khác. Các bài thơ trào phúng có thể được viết bằng những thể thơ khác nhau: thơ cách luật (tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,…) và thơ tự do.
Thủ pháp trào phúng: tiếng cười trong thơ trào phúng thường được tạo ra bằng các thủ pháp: phóng đại, ẩn dụ, giễu nhại, lối nói nghịch lí…
2. Phần tiếng Việt
a. Đảo ngữ
b. Câu hỏi tu từ
c. Biệt ngữ xã hội
d. Thành phần biệt lập trong câu
c. Sắc thái nghĩa của từ
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
b. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
c. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
d. Viết bài văn kể lại một chuyến đi
B. BÀI TẬP
1. Phần đọc hiểu
Văn bản Nam quốc sơn hà
Câu 1: Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong bài thơ Sông núi nước Nam?
A. Tự hào về chủ quyền của dân tộc
B. Khẳng định quyết tâm chống xâm lăng
C. Tin tưởng tương lai tươi sáng của đất nước
D. A và B đúng
Câu 2: Từ “thiên thư” ở câu thứ hai có ý nghĩa là gì?
A. Bức thư của trời
B. Sách của trời
C. Bức thư nghìn trời
D. Cuốn sách dài nghìn chương
Văn bản Qua Đèo Ngang
Câu 3: Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan được bộc lộ qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng gì?
A. Yêu say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước
B. Đau xót, ngậm ngùi trước sự đổi thay của quê hương
C. Buồn da diết khi phải sống trong cảnh cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ của đất nước
Câu 4: Qua Đèo Ngang được miêu tả trong thời điểm nào trong ngày?
A. Ban mai
B. Buổi trưa
C. Buổi xế chiều
D. Đêm khuya
Văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta
Câu 5: Tác giả viết văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?
A. Bộ đội đang chiến đấu
B. Nhân dân nơi hậu phương
C. Các em học sinh đang tới trường
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: Theo văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta có tác dụng gì?
A. Lướt qua mọi khó khăn
B. Nhấn chìm lũ bán nước
C. Tiêu diệt lũ cướp nước
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Chạy giặc
Câu 7: Trong bài thơ Chạy giặc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?
A. Bầy chim
B. Dân đen
C. Tan chợ
D. Súng Tây
Câu 8: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây”
“Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?
A. Thực dân Pháp
B. Đế quốc Mĩ
C. Thực dân Anh
D. Tất cả đều sai
Văn bản Bồng chanh đỏ
Câu 9: Truyện Bồng chanh đỏ kể về kỉ niệm tuổi thơ của những nhân vật nào?
A. Chú bé Hoài và chú bé An
B. Chú bé Hoài và anh trai tên Hiền
C. Chị Lan và cậu bé Sơn
D. Chú bé Nam và thằng Cò
Câu 10: Nội dung chính của tác phẩm là gì?
A. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, hai anh em đã miêu tả về dáng vẻ tuyệt đẹp của chúng
B. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua thư của hai anh em Hoài, hai anh em đã miêu tả về dáng vẻ tuyệt đẹp của chúng
C. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài và cách săn mồi
D. Tác giả muốn nhắc tới loài chim bồng chanh đỏ qua sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, tập tính làm tổ
Văn bản Bố của Xi-mông
Câu 11: Ý nào nói đúng về thái độ của tác giả qua đoạn trích “Bố của Xi-mông”?
A. Phê phán sự lầm lỡ của Blăng-sốt
B. Thương cảm cho nỗi bất hạnh của Xi-mông
C. Phê phán sự trêu chọc ác ý của bạn bè Xi-mông
D. Đề cao lòng nhân hậu, yêu thương con người
Câu 12: Trong đoạn trích, Xi-mông có hoàn cảnh như thế nào?
A. Sống nghèo khổ, cô đơn
B. Không có bố
C. Không có gia đình
D. Không có mẹ
Văn bản Đảo Sơn Ca
Câu 13: Bài thơ Đảo Sơn Ca do ai sáng tác?
A. Nguyễn Trãi
B. Hồ Chí Minh
C. Lê Cảnh Nhạc
D. Lê Anh Trà
Câu 14: Bài thơ Đảo Sơn Ca ra đời vào thời điểm nào?
A. 07/04/2016
B. 08/04/2016
C. 07/05/2015
D. 08/05/2015
Văn bản Cây sồi mùa đông
Câu 15. Đề tài của văn bản Cây sồi mùa đông là gì?
A. Tình cảm yêu thương giữa giáo viên và học sinh.
B. Bức tranh thiên nhiên sinh động và tình yêu đối với thiên nhiên.
C. Ca ngợi sức mạnh và niềm tin của con người trong cuộc sống.
D. Tinh thần nghị lực và bản lĩnh của con người.
Câu 16. Chi tiết tiêu biểu nào thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và các loài vật trong khu rừng là:
A. Nó gắng sức vần một tảng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đám cỏ mục nát vẫn còn sót lại.
B. Cư xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình.
C. Bới tuyết bằng một cành cây.
D. Tất cả các đáp án trên.
Văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ
Câu 17: Văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ được trích từ đâu?
A. https://www.nxbtre.com/diem-tin/cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-33821.html/, ngày 08/9/2022
B. https://www.phunuonline.com.vn/totto-chan-ben-cua-so-khi-tre-con-lon-len-trong-tinh-thuong-a1417059.html, ngày 06/9/2022
C. Miền xanh thẳm, NXB Kim Đồng, 2017
D. 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018
Câu 18: Văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ bàn về tác phẩm nào của tác giả Nguyễn Nhật Ánh?
A. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
B. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
C. Cô gái đến từ hôm qua
D. Mắt biếc
Văn bản “Mẹ vắng nhà” – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh
Câu 19: Văn bản Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh bàn về bộ phim nào?
A. Tốt-tô-chan bên cửa sổ
B. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
C. Lão Hạc
D. Mẹ vắng nhà
Câu 20: Văn bản Mẹ vắng nhà – Bộ phim tuyệt đẹp về những đứa trẻ thời chiến tranh được trích từ đâu?
A. https://www.nxbtre.com/diem-tin/cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-33821.html/, ngày 08/9/2022
B. https://www.phunuonline.com.vn/totto-chan-ben-cua-so-khi-tre-con-lon-len-trong-tinh-thuong-a1417059.html, ngày 06/9/2022
C. Miền xanh thẳm, NXB Kim Đồng, 2017
D. 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018
Văn bản “Tốt-tô-chan bên cửa sổ”: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương
Câu 21: Văn bản Tốt-tô-chan bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương bàn về tác phẩm nào?
A. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
B. Mẹ vắng nhà
C. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh
D. Tốt-tô-chan bên cửa sổ
Câu 22: Văn bản Tốt-tô-chan bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương được trích từ đâu?
A. https://www.nxbtre.com/diem-tin/cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-33821.html/, ngày 08/9/2022
B. https://www.phunuonline.com.vn/totto-chan-ben-cua-so-khi-tre-con-lon-len-trong-tinh-thuong-a1417059.html, ngày 06/9/2022
C. Miền xanh thẳm, NXB Kim Đồng, 2017
D. 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới. 2018
Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí
Câu 23: Hoàng Lê nhất thống chí còn có tên gọi là gì?
A. Lĩnh Nam chích quái
B. Đại Việt sử kí toàn thư
C. An Nam nhất thống chí
D. Bình Ngô đại cáo
Câu 24: Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?
A. Hành động mạnh mẽ, quyết đoán
B. Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình
C. Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng
Câu 25: Văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng nói về người anh hùng nào?
A. Trần Quốc Toản
B. Trần Quốc Tuấn
C. Trần Khánh Dư
D. Trần Nhân Tông
Câu 26: Hoài Văn Hầu hiện lên là một người anh hùng mang những phẩm chất gì?
A. Có lòng yêu nước to lớn, lòng căm thù giặc sâu sắc
B. Trọng tình trọng nghĩa
C. Hữu dũng vô mưu
D. A và B đúng
Văn bản Đại Nam quốc sử diễn ca
Câu 27: Văn bản trích trong SGK nhắc đến những vị anh hùng nào?
A. Trần Quốc Tuấn và Trần Quốc Toản
B. Thánh Gióng và Sơn Tinh
C. Phù Đổng Thiên Vương và Hai Bà Trưng
D. An Dương Vương và Sơn Tinh
Câu 28: Chuyện Phù Đổng Thiên Vương lấy bối cảnh thuộc thời kì nào?
A. Nhà Hồng Bàng
B. Nhà Thục
C. Nhà Triệu
D. Thời kì chống Bắc thuộc
Câu 29: Đoạn trích “Hai Bà Trưng dựng nền độc lập” lấy bối cảnh thời kì nào?
A. Nhà Hồng Bàng
B. Nhà Thục
C. Nhà Triệu
D. Thời kì chống Bắc thuộc
Văn bản Bến Nhà Rồng năm ấy
Câu 30. Văn bản kể về sự kiện gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”?
A. Làm phụ bếp trên tàu
B. Rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước
C. Ở hang Pác Bó
D. Ở Pháp
Câu 31. Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì?
A. Quyết đoán
B. Yếu đuối
C. Hiền lành
D. Nhu nhược
Văn bản Bạn đến chơi nhà
Câu 32: Trong văn bản Bạn đến chơi nhà, tác giả trình bày những khó khăn của mình để làm nổi bật điều gì?
A. Cho mọi người biết cảnh nghèo của tác giả
B. Để người bạn hiểu mình khó khăn
C. Làm toát lên tình bạn đẹp không vì vật chất
D. Tất cả đáp án trên
Câu 33: Đọc đoạn thơ sau:
Ao sâu, sóng cả, không chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Trong các câu thơ trên, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?
A. Miêu tả cảnh nghèo của mình
B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình
C. Không muốn tiếp đãi bạn
D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc
Văn bản Đề đền Sầm Nghi Đống
Câu 34: Từ ngữ nào thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống?
A. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo
B. Ghé mắt trông ngang
C. Đổi phận làm trai
D. Sự anh hùng
Câu 35: Bài thơ có ý nghĩa gì?
A. Là tiếng cười trào phúng vừa sâu cay, vừa mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương dành cho một kẻ xâm lược, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước trong mỗi người Việt Nam
B. Thể hiện tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương
C. Thể hiện sự ca ngợi đối với vị Thái thú Sầm Nghi Đống
Văn bản Hiểu rõ bản thân
Câu 36. Đâu là năm sinh, năm mất của Thô-mát Am-xơ-trong?
A. 1899 – 1979
B. 1898 – 1979
C. 1899 – 1978
D. 1898 - 1978
Câu 37. Theo tác giả, “qúa trình hiểu rõ bản thân” giống như việc gì?
A. Khám phá mình là ai, yêu hay ghét điều gì
B. Cảm nhận cuộc sống như thế nào, tin và ủng hộ điều gì
C. Có thể làm gì cho thế giới này
D. Tất cả đáp án trên
Văn bản Tự trào 1
Câu 38. Địa danh nào sau đây là quê hương của Trần Tế Xương?
A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Câu 39. Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?
A. Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa
B. Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình
C. Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử
D. Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.
2. Phần tiếng Việt
a. Đảo ngữ
Câu 1: Đảo ngữ là gì?
A. Là biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể
B. Là biện pháp gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối… bằng những từ ngữ thường được sử dụng để gọi con người
C. Là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng… với nhau
D. Là biện pháp tu từ được tạo ra bằng cách thay đổi vị trí thông thường của các từ ngữ trong câu
Câu 2: Tác dụng của biện pháp đảo ngữ là?
A. Tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ
B. Nhấn mạnh đặc điểm (màu sắc, đường nét…), hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng, gợi ấn tượng rõ hơn hoặc bộc lộ cảm xúc của người viết (người nói).
C. Làm nổi bật lên các khía cạnh nào đó của sự vật hay sự việc cụ thể trong từng hoàn cảnh khác nhau
D. Giúp người đọc nhận thức được một sự vật, hiện tượng thông quan hình ảnh của sự vật, hiện tượng khác tương đồng và tăng thêm ý nghĩa cho câu văn giống như biện pháp ẩn dụ
b. Biệt ngữ xã hội
Câu 3: Biệt ngữ xã hội là gì?
A. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một địa phương nhất định
B. Là từ ngữ dược dùng trong tất cả các tầng lớp nhân dân
C. Là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định
D. Là từ ngữ được dùng trong nhiều tầng lớp xã hội
Câu 4: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
A. Không nên quá lạm dụng
B. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng cho phù hợp
C. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được
D. Tất cả đáp án trên
c. Thành phần biệt lập trong câu
Câu 5: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm… được nói tới trong câu
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu
Câu 6: Thành phần biệt lập nào được dùng để bộc lộ tâm lí người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)?
A. Tình thái
B. Cảm thán
C. Gọi đáp
D. Phụ chú
d. Sắc thái nghĩa của từ
Câu 7: Câu hỏi (nghi vấn) là kiểu câu gì?
A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi
C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết
D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc
Câu 8: Câu khiến (cầu khiến) là kiểu câu gì?
A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi
C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết
D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc
Câu 9: Câu cảm (cảm thán) là kiểu câu gì?
A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi
C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết
D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc
Câu 10: Câu kể (trần thuật) là kiểu câu gì?
A. Là kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…
B. Là kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi
C. Là kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết
D. Là kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả… nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
Đề 1. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
Đề 2. Viết bài văn kể lại hoạt động dọn rác ở công viên mà em được tham gia
b. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
Đề 1. Viết bài văn phân tích tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam.
Đề 2. Viết bài văn phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông
c. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
Đề 1. Hãy viết bài giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích
Đề 2. Viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà em yêu thích (Ví dụ: cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế)
d. Viết bài văn kể lại một chuyến đi
Đề 1. Viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
Đề 2. Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan Đền Hùng.
C. LỜI GIẢI CHI TIẾT
1. Phần đọc hiểu
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 |
D | B | A | C | D | D | D | A | B | A | B | B | C | A | B | D | A | A | D | D | D | B |
23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 |
C | D | A | D | C | A | D | B | A | C | D | B | D | C | D | C | D |
2. Phần tiếng Việt
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | B | C | D | A | B | B | A | C | D |
3. Phần Làm văn
a. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội
Đề 1. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.
1. Mở bài:
- Giới thiệu về hoạt động thiết kế poster hoặc vẽ tranh về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
2. Thân bài:
- Lí do em tham gia: Ý thức được lãnh thổ biển đảo là một phần của đất nước, ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn.
- Những hành động của em:
+ Háo hức tham gia cuộc thi.
+ Bí ý tưởng, không làm ra tác phẩm ưng ý.
+ Sau khi xem xong một đoạn phóng sự ghi lại hành trình những người dân ở đất liền ra Trường Sa thăm các anh bộ đội, em đã có cảm hứng và bắt tay vào thực hiện ngay tác phẩm của mình.
- Quang cảnh của buổi lễ:
+ Các tác phẩm được trưng bày rất ngay ngắn, đẹp đẽ.
+ Mọi người đều háo hức mong chờ phần trao giải.
+ Bài phát biểu bác Chủ tịch Thành phố khiến mọi người xúc động và tự hào.
3. Kết bài:
- Kết quả của cuộc thi: Em được giải khuyến khích.
- Khẳng định ý nghĩa của cuộc thi:
+ Khơi gợi tình yêu quê hương đất nước của mọi người.
+ Xây dựng đoàn kết dân tộc.
Đề 2. Viết bài văn kể lại hoạt động dọn rác ở công viên mà em được tham gia
1. Mở bài:
- Giới thiệu về hoạt động dọn rác ở công viên.
2. Thân bài:
- Thời gian: 7h30 sáng chủ nhật.
- Địa điểm: Công viên Tuổi trẻ.
- Thời tiết: Không khí công viên buổi sáng mát mẻ, nắng nhẹ, nhiều mây.
- Mọi người ai ai cũng háo hức tham gia hoạt động.
- Các hoạt động trong chương trình:
+ Dọn rác bị vứt bừa bãi trong những chậu hoa, bồn cây.
+ Vớt rác dưới hồ.
+ Đặt thêm thùng rác tại những nơi đông người qua lại.
- Hoạt động, cảm xúc của em:
+ Em hăng hái tham gia cùng mọi người.
+ Em cảm thấy đây là một hoạt động cực kì ý nghĩa.
3. Kết bài:
- Kết quả của hoạt động:
+ Rất nhiều rác thải được thu gom.
+ Công viên đã sạch sẽ trở lại.
b. Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
Đề 1. Viết bài văn phân tích tác phẩm Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam.
1. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học, nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc nghệ thuật
2. Thân bài
a. Chủ đề truyện
- Vẻ đẹp của tình người và sự sẻ chia trong cuộc sống
b. Đặc sắc nghệ thuật
- Cốt truyện và tình huống truyện:
+ Hình thức nghệ thuật đặc sắc
+ Khéo léo trong việc xây dựng cốt truyện và tình huống truyện đơn giản
- Miêu tả nội tâm nhân vật:
+ Miêu tả, khắc họa sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhân vật Sơn trước sự biến đổi của thiên nhiên và cảnh ngộ của con người
- Chi tiết đặc sắc:
+ 2 chị em cho Hiên áo
+ Lời nói của người mẹ ở cuối truyện
3. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và nét đặc sắc nghệ thuật; nêu cảm nghĩ về tác phẩm
Đề 2. Viết bài văn phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả:
+ Guy Đơ Mô-pa-xăng được người ta biết đến là nhà văn hiện thực nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ XIV.
+ Ông đã để lại nhiều tác phẩm giàu giá trị nhân đạo.
- Giới thiệu tác phẩm: "Bố của Xi-mông" là một trong số rất nhiều tác phẩm đặc sắc của ông.
2. Thân bài
* Khái quát chung
- Tóm tắt tác phẩm:
+ Tác phẩm là câu chuyện kể về cuộc đời của Xi-mông, một bé thiếu tình cha từ nhỏ.
+ Mẹ của Xi-mông một mình sinh ra Xi-mông và hai mẹ con cùng nhau sống trong một ngôi nhà nhỏ.
+ Xi-mông lớn lên, đến trường và bị các bạn trêu đùa, bỡn cợt vì không có cha.
+ Rồi cậu bé gặp được bác Phi-líp, mong muốn bác làm cha của mình và bác đã đồng ý.
Vì thương Xi-mông, bác Phi-líp đã cầu hôn mẹ cậu bé và cậu có một người cha thật sự.
* Phân tích cụ thể
- Nhân vật cậu bé Xi-mông:
+ Là cậu bé có cuộc sống thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần: "Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại".
+ Là một đứa trẻ bất hạnh, luôn với sống với nỗi đau không có bố: muốn tìm đến cái chết, muốn bác Phi-líp làm cha mình.
- Nhân vật bà Blăng-sốt:
+ Là một người phụ nữ xinh đẹp nhất vùng nhưng tính lại dễ tin người → bị một người đàn ông lừa dối, phụ tình và là nguyên nhân khiến con của mình không có cha.
+ Là một người mẹ hết mực yêu thương con của mình.
- Nhân vật bác Phi-líp: Là một người đàn ông nhân hậu, vị tha: yêu thương Xi-mông ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ, cầu hôn mẹ Xi-mông vì thương cậu bé.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của tác phẩm: - Thể hiện tình yêu thương của tác giả → giá trị nhân đạo của tác phẩm.
c. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích
Đề 1. Hãy viết bài giới thiệu về một cuốn sách mà em yêu thích
1. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về cuốn sách mà em thích
2. Thân bài:
* Nguồn gốc của cuốn sách:
- Sách của tác giả nào?
- Sách được xuất bản vào ngày tháng năm nào, do đơn vị nào xuất bản?
* Đặc điểm hình thức bên ngoài cuốn sách
- Kích thước, hình dáng, độ dày của cuốn sách
- Màu sắc và đặc điểm trang bìa của cuốn sách
* Đặc điểm nội dung của cuốn sách
- Nội dung cuốn sách nói về cái gì?
- Những nhân vật hay câu chuyện nào có trong cuốn sách?
* Giá trị của cuốn sách:
- Cuốn sách có ý nghĩa như thế nào?
- Cuốn sách dạy cho em điều gì?
* Em sử dụng cuốn sách như thế nào?
- Em thường đọc sách vào những ngày nghỉ và sau khi làm xong bài tập
- Sau khi đọc sách lại cất gọn gàng trên giá sách
- Thường xuyên lau dọn và lau bụi cho sách
3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về cuốn sách
Đề 2. Viết bài văn giới thiệu về cuốn sách mà em yêu thích (Ví dụ: cuốn sách Tôi tài giỏi, bạn cũng thế)
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về cuốn sách mà em thích
Có bao giờ bạn lạc lõng trong những ước mơ, hoài bão của chính bản thân mình chưa? Bạn có đích đến nhưng lại băn khoăn không biết đâu là con đường phải đi tốt nhất cho hành trình đó. Tôi muốn giới thiệu cho bạn một cuốn sách kể tường tận chi tiết về cách biến những điều tưởng như không thể thành có thể, vạch ra lộ trình cho người đọc cách bước đi từ một kẻ nghiệp dư đến một vận động viên chuyên nghiệp trên đường đua của sự thành công bằng những phương pháp sáng tạo. Khi bạn cầm trên tay “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo, đồng nghĩa bạn đang bắt đầu phác họa chiếc chìa khóa thành công của chính mình.
2. Thân bài:
* Nguồn gốc của cuốn sách:
Tôi tài giỏi bạn cũng thế là cuốn sách thuộc thể loại Tâm lý-Kỹ năng sống. Sách được tác giả lừng danh Adam Khoo giới thiệu đến bạn đọc và nhận được sự đón nhận. Được đánh giá là cuốn sách không thể thiếu trong tủ sách của mỗi người. Đem đến những bài học bổ ích và giá trị thực tiễn khi áp dụng vào cuộc sống.
* Đặc điểm hình thức, nội dung của cuốn sách
Quyển sách bao gồm 18 chương, bắt đầu câu chuyện từ một đứa trẻ đần độn trở thành thiên tài nắm trong tay vinh quang và chiến thắng. Tác giả không chỉ đơn thuần giải thích người khác đã thành công như thế nào, mà còn nói ra làm sao để họ có thể đạt những thành tích tuyệt vời đó bằng cách hướng dẫn chi tiết cụ thể thông qua những phương pháp học tập, đặc biệt là đối tượng học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chương 1: Từ đần độn trở thành thiên tài
Chương 2: Quá trình học tập hiệu quả
Chương 3: Bạn đã sẵn sàng để thành công chưa?
Chương 4: Tôi tin tôi có thể bay cao… và tôi làm được
Về nội dung, cuốn sách kể về những trải nghiệm, những câu chuyện có thật của chính bản thân từ khi Adam Khoo còn nhỏ, lúc bắt đầu những buổi học mà anh cảm thấy chán nản và không có tý động lực nào để lắng nghe và tiếp thu. Bước ngoặt của tác giả là khi anh được gia đình cho tham gia một khóa học đặc biệt với cái tên: Thiếu niên siêu đẳng. Ở đó, anh đã được học trong một môi trường hoàn toàn khác biệt so với cách dạy truyền thống trước đó. Cuốn sách giới thiệu cách tư duy mới, giúp thanh thiếu niên thoát khỏi giới hạn của một học sinh dưới quê, để nâng mình lên một tầng cao mới, với tư tưởng tích cực, mở rộng, hiện đại và toàn diện hơn. Tác giả cung cấp công cụ giúp người đọc khám phá ra tiềm tàng và phát huy trong điều kiện tốt nhất.
* Giá trị của cuốn sách:
Điểm nhấn cho cuốn sách, là loạt phương pháp học thông minh (như áp dụng các công cụ học bằng cả não bộ như Sơ Đồ Tư Duy, phát triển trí nhớ siêu việt để ghi nhớ các sự kiện, con số một cách dễ dàng, thành thạo việc quản lý thời gian và xác định mục tiêu). Adam Khoo đã cho thấy, tài giỏi mang lại sự tự tin như thế nào và còn hướng dẫn bạn cách thức trở thành người tài giỏi. Qua đó, độc giả sẽ lập được kế hoạch cho cuộc đời của chính mình. Tôi Tài Giỏi – Bạn Cũng Thế sẽ giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề, và giúp nhận ra cách thức để thành công. Tuy nhiên để làm một người tài giỏi thì người đọc cần đặt quyển sách xuống và thực thi ngay các kế hoạch. Đương nhiên, không phải chỉ chăm chỉ ngày một, ngày hai mà mỗi người phải thực hiện lâu dài, thậm chí cả đời thì mới đạt được những gì mình muốn. Cần thời gian để xác định mục tiêu, chọn lựa được công việc phù hợp, có được chiến lược học tập hiệu quả ngay từ bây giờ.
Một điểm cộng cho cuốn sách đó là thiết kế cùng hình ảnh minh họa được đầu tư rất công phu, sinh động và màu sắc. Các phương pháp học được trình bày cụ thể, khoa học và đa dạng như bản đồ tư duy, học nhanh, nhớ số nhanh… Những phương thức mới mẻ ấy cực kỳ phù hợp với lứa tuổi học sinh đang dần hình thành nhận thức và tư duy, dễ dàng đón nhận những luồng tư tưởng mới.
* Em sử dụng cuốn sách như thế nào?
Chính vì vậy, tôi rất khuyến khích các quý vị phụ huynh dành tặng cuốn sách này cho con cái mình để tăng cường khả năng tận dụng não bộ và phát huy tối đa tiềm năng của con trẻ.
Nhưng cái hút độc giả nằm ở chỗ nó truyền cảm hứng, động lực, niềm tin vào khả năng thực sự của mình để cố gắng học tập, rèn luyện hơn cho học sinh hơn là dạy những phương pháp học mới. Đôi lúc một hành động nhỏ, một mồi lửa nhỏ có thể lóe sáng lên cả một bộ óc tư duy thiên tài, một động lực thay đổi bản thân. Sức mạnh của sự khơi dậy bản chất hiếu thắng, muốn khẳng định mình, muốn thành công là điều tất yếu hướng con người vượt qua đinh kiến xã hội và giành lấy vị trí xứng đáng với mình trong xã hội này.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về cuốn sách
Cuốn sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế của tác giả Adam Khoo. Đây chính là một cuốn cẩm nang các phương pháp hỗ trợ bạn trẻ tìm ra cách học thông minh và tư duy đúng đắn nhất. Nếu bạn muốn thành công, đừng quên đọc cuốn sách này và chia sẻ những điều khiến bạn cảm thấy tâm đắc nhất.
d. Viết bài văn kể lại một chuyến đi
Đề 1. Viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất.
a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về chuyến du lịch mà em nhớ nhất (Đi vào khi nào? Đi đến đâu?)
b) Thân bài
– Kể lại những sự việc trước khi đi du lịch:
+ Em chuẩn bị những gì cho chuyến đi ấy? Tâm trạng trước chuyến đi.
+ Những người đi cùng em?
+ Thời điểm xuất phát
– Kể lại chặng đường khi bắt đầu chuyến du lịch tham quan
+ Khung cảnh thiên nhiên trên đường đi như thế nào?
+ Cảnh vật, địa điểm thú vị em gặp trên đường đi
– Kể chi tiết chuyến tham quan chính
+ Em dừng chân ở đâu? Nhà nghỉ, khu nghỉ mát…
+ Kể lần lượt các địa điểm tham quan: miêu tả địa điểm, những nét đặc trưng của điểm tham quan ấy
+ Con người nơi em đến tham quan như thế nào? Để lại ấn tượng gì?
– Kể lại kỉ niệm, trải nghiệm thú vị nhất trong chuyến tham quan mà em nhớ nhất
c) Kết bài: Cảm xúc và dư âm của chuyến tham quan trong em.
Đề 2. Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan Đền Hùng.
Bài tham khảo:
Em đã từng đi tham quan Đền Hùng vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm ngoái cùng gia đình. Đó là một chuyến đi rất ý nghĩa và thú vị, vì em đã được tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử của dân tộc Việt Nam, cũng như được tham gia vào các hoạt động văn hóa và tâm linh ở đó.
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng – quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Phú Thọ), gắn với Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Em và gia đình đã đi xe buýt từ Hà Nội đến Phú Thọ, sau đó đi xe ôm lên núi Nghĩa Lĩnh.
Điểm đầu tiên em đến là đền Hạ, tương truyền là nơi nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Tại đây, em đã được dâng hương và cầu nguyện cho sự an lành và hạnh phúc của gia đình.
Điểm tiếp theo em đến là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Tại đây, em đã được nghe kể về những câu chuyện anh hùng của các vua Hùng và các Lạc hầu, Lạc tướng trong quá trình xây dựng và bảo vệ quốc gia Văn Lang. Em cũng đã được xem các màn biểu diễn dân ca, dân vũ và võ thuật cổ truyền.
Điểm cuối cùng em đến là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ). Tại đây, em đã được chụp ảnh lưu niệm với lá cờ rộng 15m, cao 25m và cột cờ cao 22m. Em cũng đã được ngắm nhìn toàn cảnh khu di tích lịch sử Đền Hùng từ trên cao, với những hàng cây xanh mát và những mái ngói đỏ. Em rất tự hào khi được đặt chân lên mảnh đất này, cảm thấy mình gắn bó với nguồn cội của dân tộc.