Đề thi
Môn: Ngữ văn lớp 8; Năm học 2022 - 2023
Thời gian làm bài: 90 phút - Không kể thời gian phát đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
NHỚ MẸ NĂM LỤT
(Huy Cận)
Năm ấy lụt to tận mái nhà Mẹ con lên chạn (1) – Bố đi xa Bốn bề nước réo, nghe ghê lạnh Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà Mẹ cắn bầm môi cho khỏi khóc Thương con lúc ấy biết gì hơn? Nước mà cao nữa không bè thúng Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con Gọi với láng giềng, lời mẹ dặn “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!” Tiếng dờn giữa nước mênh mông trắng Đáp lại từ xa một tiếng “ời” | Nước, nước… lạnh tê như số phận Lắt lay còn ngọn mấy hàng cau Nhưng mà mẹ thức ngồi canh chạn Mắt mẹ trừng sâu hơn nước sâu Vậy đó mẹ ơi, đời của mẹ Đường trơn bấu đất mẹ kiên gan Nuôi con lớn giữa bao cay cực Nước lụt đời lên mẹ cắn răng Năm ấy vườn cau long mấy gốc Rầy đi một dạo, trái cau còi Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi |
(www. Thivien.net)
(1) Chạn: gác cao sát mái nhà để đồ đạc khi lụt (khỏi ướt)
*Huy Cận: Cù Huy Cận (1919-2005) là một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Ông từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới và Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hiệp hội Văn học Việt Nam giai đoạn 1984- 1995
Chọn đáp án đúng:
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?
A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.
B. Thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ.
C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.
D. Thể thơ sáu chữ, vì có 6 khổ.
Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ?
A. Nhịp 4/2 và 2/4.
B. Nhịp 4/3.
C. Nhịp 3/4 và 4/3.
D. Khó xác định.
Câu 3: Đáp án nào nói lên đề tài của bài thơ?
A. Thiên nhiên.
B. Quê hương.
C. Người mẹ.
D. Gia đình.
Câu 4: Đáp án nào nói lên cảm hứng chủ đạo của bài thơ
A. Khâm phục, biết ơn.
B. Thương cảm.
C. Tôn trọng, tự hào.
D. Ngợi ca.
Câu 5: Nhân vật trữ tình của bài thơ là:
A. Người mẹ.
B. Người con.
C. Người hàng xóm.
D. Người cha.
Câu 6: Điều gì khiến mẹ lo lắng nhất khi lụt ngập nhà?
A. Hàng cau long rễ.
B. Sự an toàn của con
C. Bốn bề nước réo.
D. Nước mênh mông trắng
Câu 7: Câu thơ nào không nói lên nỗi lo lắng, sự chở che của mẹ dành cho con?
A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà.
B. Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con.
C. “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!”
D. Nuôi con lớn giữa bao cay cực.
Câu 8: Dòng nào nói lên hoàn cảnh gia đình của người mẹ trong nạn lũ lụt?
A. Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị
B. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, hai mẹ con ở trên chạn chắc chắn
C. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ kêu mà không có ai giúp
D. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ thức trắng đêm canh nước
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nhận xét của em về cách đặt nhan đề và sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ?
Câu 10. Tác giả muốn nói điều gì, thể hiện nỗi niềm gì trong 2 câu thơ sau?
Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc
Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi
II. VIẾT (4 điểm)
Viết bài luận thể hiện những suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc hiểu bài thơ Nhớ mẹ năm lụt của tác giả Huy Cận
-----Hết-----
- Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Đáp án
Đáp án đề 4
Phần I. ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5đ) | Câu 2 (0.5đ) | Câu 3 (0.5đ) | Câu 4 (0.5đ) | Câu 5 (0.5đ) | Câu 6 (0.5đ) | Câu 7 (0.5đ) | Câu 8 (0.5đ) |
B | C | C | A | B | B | D | A |
Câu 1 (0.5 điểm)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy? A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn. B. Thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ. C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng. D. Thể thơ sáu chữ, vì có 6 khổ. |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Nhớ lại kiến thức về thể loại
Lời giải chi tiết:
Bài thơ trên thuộc thể thơ bảy chữ, vì tất cả các dòng đều có bảy chữ.
→ Đáp án: B
Câu 2 (0.5 điểm)
Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ? A. Nhịp 4/2 và 2/4. B. Nhịp 4/3. C. Nhịp 3/4 và 4/3. D. Khó xác định. |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Cách ngắt nhịp chính của bài thơ: Nhịp 3/4 và 4/3.
Mẹ cắn bầm môi /cho khỏi khóc
Thương con /lúc ấy biết gì hơn?
Nước mà cao nữa /không bè thúng
Nếu chết trời ơi! /Ôm lấy con
→ Đáp án: C
Câu 3 (0.5 điểm)
Câu 3: Đáp án nào nói lên đề tài của bài thơ? A. Thiên nhiên. B. Quê hương. C. Người mẹ. D. Gia đình. |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Đề tài của bài thơ: nói về người mẹ (trong kí ức của tác giả)
→ Đáp án: C
Câu 4 (0.5 điểm)
Câu 4: Đáp án nào nói lên cảm hứng chủ đạo của bài thơ A. Khâm phục, biết ơn. B. Thương cảm. C. Tôn trọng, tự hào. D. Ngợi ca. |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Chú ý những chi tiết nổi bật để tìm ra cảm hứng chủ đạo
Lời giải chi tiết:
Cảm hứng chủ đạo: Khâm phục, biết ơn (đối với người mẹ)
→ Đáp án: A
Câu 5 (0.5 điểm)
Câu 5: Nhân vật trữ tình của bài thơ là: A. Người mẹ. B. Người con. C. Người hàng xóm. D. Người cha. |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình (người trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong bài thơ) là Người con
→ Đáp án: B
Câu 6 (0.5 điểm)
Câu 6: Điều gì khiến mẹ lo lắng nhất khi lụt ngập nhà? A. Hàng cau long rễ. B. Sự an toàn của con C. Bốn bề nước réo. D. Nước mênh mông trắng |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Điều khiến mẹ lo lắng nhất khi lụt ngập nhà là sự an toàn của con
→ Đáp án: B
Câu 7 (0.5 điểm)
Câu 7: Câu thơ nào không nói lên nỗi lo lắng, sự chở che của mẹ dành cho con khi nước lũ tới? A. Tay mẹ trùm con, tựa mẹ gà. B. Nếu chết trời ơi! Ôm lấy con. C. “Xẩy chi cứu giúp lấy con tôi!” D. Nuôi con lớn giữa bao cay cực. |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Phương pháp loại trừ
Lời giải chi tiết:
Câu thơ không nói lên sự lo lắng, sự chở che của mẹ: Nuôi con lớn giữa bao cay cực.
Câu thơ trên là câu thơ bao quát tấm lòng của mẹ đối với con
→ Đáp án: D
Câu 8 (0.5 điểm)
Câu 8: Dòng nào nói lên hoàn cảnh gia đình của người mẹ trong nạn lũ lụt? A. Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị B. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, hai mẹ con ở trên chạn chắc chắn C. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ kêu mà không có ai giúp D. Nước ngập mênh mông, chồng đi vắng, mẹ thức trắng đêm canh nước |
Phương pháp:
Đọc kĩ bài thơ
Lời giải chi tiết:
Hoàn cảnh gia đình của người mẹ trong nạn lũ lụt Nước ngập, chồng đi vắng, chỉ có con thơ, thiếu bè thúng phòng bị
→ Đáp án A
Câu 9 (1.0 điểm)
Câu 9. Nhận xét của em về cách đặt nhan đề và sự vận động của mạch cảm xúc trong bài thơ? |
Phương pháp:
Chú ý mạch cảm xúc trong bài thơ
Lời giải chi tiết:
- Đặt nhan đề là hình ảnh, sự việc gây ấn tượng (hình ảnh mẹ, sự việc lũ dữ)
- Mạch cảm xúc trong bài thơ: khơi gợi từ kí ức về năm ấy lụt to đến hình ảnh người mẹ thương con với nỗi lo toan, chịu đựng đối mặt nước lũ… dẫn đến những suy ngẫm về cuộc đời mẹ kiên cường trước gian khó và kết thúc là mẹ trước cảnh tan hoang sau lũ
Câu 10 (1.0 điểm)
Câu 10. Tác giả muốn nói điều gì, thể hiện nỗi niềm gì trong 2 câu thơ sau? Trên đầu tóc mẹ thêm chùm bạc Lụt xuống, còn vương mảnh nước soi |
Phương pháp:
Đọc kĩ 2 câu thơ
Chú ý những chi tiết như :tóc mẹ thêm chùm bạc, vương mảnh nước soi
Lời giải chi tiết:
- Gợi cảnh đau lòng sau lũ: mẹ thêm già nua; tài sản tan hoang chỉ còn vũng nước đọng
- Nỗi lòng quặn đau khi nhìn mẹ già và cảnh nhà sau lũ
PHẦN II –LÀM VĂN (4 điểm)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn
Lời giải chi tiết:
Viết bài luận thể hiện những suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc hiểu bài thơ Nhớ mẹ năm lụt của tác giả Huy Cận | ||
Phần chính | Điểm | Nội dung cụ thể |
Mở bài | 0,5 | - Giới thiệu bài thơ (tên tác giả, tác phẩm) - Ấn tượng cảm xúc sau khi đọc bài thơ |
Thân bài | 2,5 | - Giới thiệu sơ lược về bài thơ (người mẹ trước nạn lụt; phẩm chất người mẹ, cảm xúc của người con) - Những điều đọng lại trong nhận thức, cảm xúc của em (người viết bài văn) - Suy nghĩ, tình cảm và hành động của cá nhân (với bản thân trước cuộc sống nhiều bất trắc về thiên tai, với những người chịu hậu quả của thiên tai,…) |
Kết bài | 0,5 | Làm lan tỏa ý thức cộng sinh của con người (tổ chức/ nhóm nhân đạo, thiện nguyện) |
Yêu cầu khác | 0,5 | - Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận) - Thể hiện rõ quan điểm cá nhân (ý thức, hành động) - Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến |
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]