Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về chuyến tham gian đó. Trình bày thời gian, địa điểm và tại sao lại có chuyến đi này.
2. Thân đoạn:
Nêu các bước chuẩn bị trước khi lên đường đi tham quan. Ví dụ như đồ dùng cá nhân, sách bút để ghi chép. Cảm giác lúc này ra sao?
Chuyến tham quan di chuyển bằng phương tiện gì? Những hoạt động nào đã diễn ra, khái quát đôi nét về chuyến đi.
Trình bày một số ấn tượng về di tích đó.
3. Kết đoạn: Nêu lên suy nghĩ của cá nhân về chuyến đi thăm di tích lịch sử. Nó có bổ ích không, em học tập được những gì từ chuyến đi đó?
Mẫu 1
Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm quan Bạch Đằng Giang với mục đích giúp các bạn học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.
Nằm ngay cửa sông Bạch Đằng, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km, di tích Bạch Đằng Giang (Tràng Kênh-Thủy Nguyên) xứng đáng là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng lớn bậc nhất Hải Phòng, một trong những điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Vùng cửa sông Bạch Đằng thực sự là một địa danh đặc biệt bởi trong một không gian không mấy rộng nhưng lại gắn liền với 3 trận thủy chiến. Đó là những trận chiến biểu tượng cho tinh thần của một dân tộc anh hùng, chống lại những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp bội lần.
Xe khởi hành từ 5 giờ 20 phút sáng, vượt hơn hơn 100km để đến Bạch Đằng Giang. Khoảng gần 9 giờ sáng, chúng em có mặt tại khu di tích Bạch Đằng Giang. Khí trời mát mẻ lạ thường, khung cảnh nơi đây thật đẹp. Thỉnh thoảng có những tia nắng ấm áp làm những tán lá xanh mướt lấp lánh như dát bạc. Dưới sự hướng dẫn của các anh chị hướng dẫn viên, chúng em lần lượt được tham quan toàn cảnh khu di tích. Trước hết là quần thể 3 ngôi đền lần lượt gắn với tên tuổi 3 nhà cầm quân lẫy lừng của dân tộc: Vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền. Cả 3 ngôi đền đều được kiến trúc theo dáng cổ, với sự kết hợp kỳ công giữa gỗ và đá tự nhiên, tọa lạc dưới bóng cây cổ thụ, dọc theo triền núi ven sông, tạo thành một vùng sinh thái thơ mộng, trên bến dưới thuyền, sơn thủy hữu tình gắn quyện. Ngoài bến sông Bạch Đằng có thêm con đường rộng thênh thang, dẫn lối tới những cầu đá nổi, được chạm khắc tinh xảo, tôn thêm vẻ hùng tráng đến kỳ vĩ của 3 pho tượng các bậc danh tướng, sừng sững ngự trên mặt sông. Phía dưới là bãi cọc, tái tạo chứng tích lịch sử ấn tượng một thuở non sông vang dội. Chúng em nhìn ngắm toàn cảnh khu di tích mà tưởng như mình đang được chứng kiến thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc.
Một điều đáng quý của chuyến đi chính là đoàn tham quan đã gặt hái được rất nhiều điều bổ ích, đặc biệt là tiếp thu được nguồn tri thức lịch sử, địa lý… phong phú chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp tương lai sau này.
Mẫu 2
Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tôi đã có dịp đến thăm khu di tích Bạch Đằng Giang - một di tích lịch sử quan trọng nằm ở tỉnh Hải Phòng.
Theo bước chân và sự hướng dẫn của bác hướng dẫn viên, chúng em đi vào thăm quan khu di tích. Từ cổng vào chúng em đã nhìn thấy một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo. Đi sâu vào trong là các dãy bon sai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến đền Bạch Đằng Giang thời Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938. Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có: đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) được xây trên núi Tràng Kênh, du khách sẽ bao quát được toàn cảnh vẻ đẹp của cả vùng Tràng Kênh. Mới đây, khu di tích xây thêm 3 pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia.
Có thể nói, chuyến tham quan đến khu di tích Bạch Đằng Giang thật thú vị và bổ ích. Sau chuyến đi, tôi cảm thấy thêm biết ơn ông cha và càng thêm tự hào về lịch sử của dân tộc.
Mẫu 3
Bạch Đằng Giang là một khu di tích lịch sử gắn liền với 3 trận thủy chiến nổi tiếng của dân tộc Việt Nam chống lại quân xâm lược của Nam Hán, Đại Tống và Nguyên Mông. Bạch Đằng Giang thuộc thôn Tràng Kênh, xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, tỉnh Hải Phòng.
Khi đến Bạch Đằng Giang, chúng em đã được tham quan các công trình kiến trúc uy nghi, khang trang trong khu di tích như tượng đài Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo; bảo tàng lịch sử Bạch Đằng; cổng Tam Quan; đài quan sát; cầu treo; cọc ngầm… Chúng em cũng được chiêm ngưỡng dòng sông lịch sử, nghe kể về những câu chuyện anh hùng và học hỏi được nhiều bài học quý giá từ các bậc tiền nhân.
Chuyến đi trải nghiệm Bạch Đằng Giang đã để lại trong tâm trí chúng em những ấn tượng sâu sắc và ý nghĩa. Chúng em đã hiểu hơn về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cảm nhận được tinh thần yêu nước và anh dũng của các bậc tiền nhân. Chúng em cũng đã rèn luyện được kỹ năng sống như tự phục vụ, tự quản lý thời gian, giao tiếp và làm việc nhóm.
Chúng em mong rằng khu di tích sẽ được bảo quản và quảng bá rộng rãi để nhiều người biết đến và hiểu về lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Mẫu 1
Khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang là địa điểm mà em cùng gia đình đến tham quan vào kì nghỉ cuối tuần vừa rồi. Tuy có chút vội vã, nhưng chuyến đi vẫn đem đến cho em những cảm xúc thật khó quên.
Sau hơn hai tiếng ngồi trên xe khách, chúng em đến với dòng sông Bạch Đằng, nơi ba lần xảy ra các trận thủy chiến lớn của dân tộc. Đó là trận đánh của Ngô Quyền với quân Nam Hán, kết thúc một nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc. Là trận đánh của vua Lê Hoán Tông với quân nhà Tống, và trận đánh của Trần Hưng Đạo với quân Nguyên - Mông. Những chiến tích ấy đã dát lên dòng sông và khu di tích lịch sử Bạch Đằng Giang một lớp vàng của lịch sử.
Đến với Bạch Đằng Giang, gia đình em được hướng dẫn viên dẫn đến tham quan các kiến trúc cổ trong quần thể khu di tích. Đầu tiên là hoạt động chiêm bái tại các đền thờ tại đây. Gồm Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Đền thờ Đức vương Ngô Quyền - đây là ba vị tướng từng làm nên trận thủy chiến vẻ vang trên sông Bạch Đằng. Ngoài ra, gia đình em còn đến thắp hương ở Đền thờ Mẫu - ngôi đền thể hiện tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người dân nơi đây.
Sau khi thực hiện các nghi thức chiêm bái trang trọng, gia đình em bắt đầu tham quan những địa điểm hấp dẫn khác. Điểm đến mà gia đình em ở lại lâu nhất là Bảo tàng lịch sử chiến thắng Sông Bạch Đằng. Ở đó, em được quan sát các hiện vật và tài liệu về những trận thủy chiến từng xảy ra trên sông Bạch Đằng. Nghe cô hướng dẫn viên kể chuyện, mà em say sưa lắng nghe đến không thể nào dời mắt được. Nhưng dù vậy, đó vẫn không phải là địa điểm em thích nhất trong chuyến tham quan. Nơi đem đến cho em những cảm xúc tuyệt vời nhất phải là Nhà trưng bày và mô hình Bãi cọc trên sông Bạch Đằng. Đó là một đoạn sông lớn với nước sông đục ngầu màu phù sa. Trên mặt sông nhô lên rất nhiều các mũi cọc nhọn hoắt cao thấp khác nhau. Phải đến đúc lúc thủy triều hạ thì mới có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng hào hùng này. Đứng bên bờ sông gió trời lồng lộng, sóng nước ào ạt và nhìn ngắm trận địa cọc, em nhớ lại lời kể của cô hướng dẫn viên lúc trước và tự tưởng tượng ra cảnh chiến đấu oai hùng trên mặt sông.
Rời khỏi bãi cọc, gia đình em cũng kết thúc chuyến tham quan di tích lịch sử Bạch Đằng Giang. Trên đường về, tiếng gió và tiếng sóng cứ như còn ẩn hiện bên tai em. Đây thật sự là một chuyến đi ý nghĩa và bổ ích đối với em. Mong rằng, em sẽ sớm được quay lại đây tham quan thêm một lần nữa.
Mẫu 2
Để kể về một chuyến đi mà tôi nhớ nhất, chắc hẳn đó là chuyến thăm quan đến di tích lịch sử Bạch Đằng Giang. Chuyến đi là vào một ngày chủ nhật của tháng 5- đây là một kỉ niệm rất đáng nhớ.
Trước khi đi thăm quan tôi đã rất háo hức, chuẩn bị mọi đồ đạc cần thiết như là mũ, ô, giày, quần áo để phù hợp với chuyến đi. Khi được tin là có chuyến đi này em đã về kể cho bố mẹ nghe. Lúc nào nghĩ đến chuyến đi là em lại hồi hộp, háo hức không biết đến một địa điểm lịch sử như vậy sẽ như thế nào.
Sáng hôm đi chuyến đi này, em cùng các bạn tập trung tại cổng trường từ rất sớm, em thấy ai cũng háo hức. Chuyến em tập trung lên xe để đi đến địa điểm, chúng em đều nhìn những cảnh vật bên đường. Thấy nơi nào cũng đẹp, cũng lạ và thú vị để khám phá. Đi khoảng tầm hơn một tiếng là chúng em đã đến nơi.
Khi đến nơi, chúng em tập trung ở vườn cuội cổ và Trụ chiến thắng. Chúng em được nghe giới thiệu thì nơi đang đứng " Trụ Chiến thắng được chế tác từ đá hồng ngọc nguyên khối lấy từ mỏ đá gốc Nam Trường Sơn, cao chừng 5,5 mét, tiết diện 2,25 mét vuông, nặng chừng trăm tấn. Sau chế tác trụ có 4 mặt hình chữ nhật, khắc nổi 108 chữ tương ứng với 72 vị thiên can, 36 vị địa chi, mặt tiền 7 chữ “Giang San Vượng khí Bạch Đằng thâu”.
Vào chúng em đi di chuyển vào bên trong, đi đến nơi nào thì đều có các cô hướng dẫn viên giới thiệu về những nơi đó. Em thích nhất là nơi Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng - nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ cũng như hình ảnh các vị lãnh tụ đã tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích.
Và chúng em tham quan ở đó nửa ngày, vừa tìm hiểu vừa nghỉ ngơi thì chúng em lại lên xe quay về nhà. Chuyến đi đã để lại cho em nhiều ấn tượng và những kiến thức lịch sự bổ ích.
Mẫu 3
Bạch Đằng Giang là 1 khu di tích lịch sử cổ đại. Nơi đây có vẻ đẹp thuần khiết, và rát ấn tượng cho khách du lịch khi đến đây.
Khi đến đây, du khách cảm nhận được sự thanh bình, trong lành và tĩnh tâm. Môi trường cảnh quan tại đây rất xanh, sạch, đẹp, vị trí sơn thủy hữu tình, nhiều hàng cây tạo bóng mát, luôn có người quét dọn thường xuyên. Du khách đến đây đều tự giác thu gom rác vào nơi quy định. Đây là một điểm sáng về công tác quản lý điểm di tích lịch sử văn hóa rất khoa học, không có việc chen lấn, xô đẩy, ồn ào. Trong khu di tích trồng rất nhiều cây xanh các loại. Trong số đó có các cây cổ thụ, tỏa bóng mát quanh năm, soi bóng xuống dòng sông Bạch Đằng thơ mộng, hùng vỹ.
Theo ông Lê Văn Đức, Trưởng BQL khu Di tích Bạch Đằng Giang: khu di tích rộng 20 ha, được xây dựng bởi các nhà hảo tâm. Nơi đây nằm trong quần thể danh thắng Tràng Kênh, được Nhà nước công nhận năm 1962. Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm nâng cấp, tôn tạo. Từ cổng vào, một vườn đá cuội và một trụ đá cao chừng 5m, mặt trước có 7 chữ “Giang san vượng khí Bạch Đằng thâu”. Ba mặt trái, phải, sau khắc công lao và thần tích của vua Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành và đại vương Trần Hưng Đạo. Đi sâu vào trong là các dãy bonsai, cây cổ thụ. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành. Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người chỉ huy chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, rồi đến đền Bạch Đằng Giang thời Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938.
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có: đền thờ Thánh Mẫu, khu nhà bảo tàng trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng trong bể thủy tinh. Từ ngôi chùa phỏng theo chùa Đồng (Yên Tử, Quảng Ninh) được xây trên núi Tràng Kênh, du khách sẽ bao quát được toàn cảnh vẻ đẹp của cả vùng Tràng Kênh. Mới đây, khu di tích xây thêm 3 pho tượng đồng tạc Ngô Quyền, Lê Đại Hành và Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, mỗi pho tượng cao 11m, đặt trên quảng trường nổi, hướng ra sông Bạch Đằng, xung quanh là một bãi cọc mô phỏng bãi cọc Bạch Đằng xưa kia… Khung cảnh của khu di tích được tô điểm bởi những hàng cau xanh tốt, như những người lính canh gác nơi tiền tiêu.Các học sinh tìm hiểu lịch sử tại khu di tích Bạch Đằng Giang
Trong đó, việc duy trì các hoạt động như: trông xe, dọn dẹp vệ sinh đều do người dân tự nguyện tham gia, như một hình thức công đức cho khu di tích. Ban Quản lý không phải trả công nên không đặt nặng vấn đề kinh doanh. Mọi người đều rất tự nguyện, tự giác, mỗi người làm một phần việc. Đến đây tham quan, vãn cảnh, du khách sẽ cảm nhận được thanh tịnh, trang nghiêm và trật tự… Khu vực nhà khách khang trang, rộng rãi có sức chứa 1.000 người, có nước uống miễn phí; khu vực vệ sinh sạch sẽ, nhân viên dọn dẹp thường xuyên. Khu vực bãi gửi xe rộng 2.000 m2, người trông coi miễn phí. Mới đây, khu nhà khách tại di tích Bạch Đằng Giang đã được phủ sóng Wifi miễn phí để phục vụ du khách.
Ngoài ra, khu di tích Bạch Đằng Giang còn là điểm tham quan lịch sử tích hợp trải nghiệm đối với các du khách, nhất là các bạn trẻ và học sinh các cấp. Khu Nhà bảo tàng: trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng được bảo tồn nguyên trạng – nhân chứng lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng; sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng; các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần..; lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, hình ảnh các vị lãnh tụ tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích. Hàng năm, khu di tích đón hàng chục đoàn học sinh của các trường học trong và ngoài thành phố đến tham quan, sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử dân tộc. Đây là phương pháp giáo dục lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, thu hút rất đông các thầy, cô giáo, các phụ huynh và học sinh rất nhiệt tình tham gia.
Hàng ngày, khu di tích mở cửa từ 7 – 19h. Các lễ hội chính tại đây gồm có: mùng 6 tháng giêng: khai hội. 14 – 15 tháng giêng: khai ấn. 18 tháng giêng: giỗ vua Ngô Quyền. 8-3 âm lịch: giỗ vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng. 15-4 âm lịch: đại lễ Phật đản. 15.7 âm lịch: lễ Vu lan. 20-8 âm lịch: giỗ Đức thánh Trần (Đại vương Trần Quốc Tuấn). Từ năm 2008, đền Trần Hưng Đạo trong khu Di tích Bạch Đằng Giang phát ấn đền Trần theo quy trình ở tỉnh Nam Định trong không khí nghiêm trang, trật tự.