Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn: Giới thiệu về hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
2. Thân đoạn:
- Hoàn cảnh:
+ Thời gian: Em làm hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước ấy lúc nào?
+ Địa điểm: Em thực hiện hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước ấy ở đâu?
- Kể diễn biến sự việc:
+ Em làm việc ấy cùng ai?
+ Công việc diễn ra như thế nào?
- Kết quả và ý nghĩa của hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước:
+ Kết thúc câu chuyện như thế nào?
+ Ý nghĩa của việc làm ấy.
3. Kết đoạn: Nêu lên suy nghĩ của cá nhân về hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước.
Mẫu 1
Mùa thu, bầu trời quang đãng với một vài chòm mây trắng bồng bềnh và muôn tia nắng vàng dịu. Nhưng cũng không ít lần, bầu trời giận dữ với những trận mưa bão ầm ầm, xối xả. Mưa bão, vùng quê miền Trung lại chìm ngập trong nước lũ. Mùa màng bị lũ cuốn, nhà cửa lũ tràn nước, các bạn học sinh cũng chẳng có được một mùa tựu trường trọn vẹn. Trường Tiểu học của tôi đã phát động phong trào ủng hộ đồng bào nơi đó. Chúng tôi đều hào hứng để thực hiện hành động có ý nghĩa này.
Thứ bảy, thầy trò trường tôi có mặt đầy đủ ở trường. Cô Tổng phụ trách lên tổ chức một vài hoạt động tập thể. Các bạn múa, hát những bài hát vui nhộn về quê hương đất nước. Lớp 5B còn diễn một vở kịch rất xúc động. Một lúc sau, thầy Hiệu trưởng lên đọc quyết định phát động phong trào ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai. Chúng tôi đã được các thầy cô phổ biến trước nên hôm nay đã chuẩn bị những thứ mình có thể ủng hộ. Ở góc sân, các thầy cô chia thành nhiều nhóm: nhóm nhận đồ dùng học tập, nhóm nhận đồ ăn, nhóm nhận đồ chơi, nhóm nhận tiền mặt,… Tối qua, khi thu dọn kho đồ chơi của mình. Tôi đã quyết định sẽ đem món đồ mà tôi yêu thích nhất để ủng hộ các bạn nhỏ vùng lũ lụt. Đó là chiếc máy bay trực thăng mini. Hồi mới mua về, nó có điều khiển để bay lên được. Nhưng do anh em tôi tranh giành nhau, nút điều khiển bị hỏng. Tuy vậy, chúng tôi vẫn thường xuyên lôi nó ra chơi. Tôi đã viết một bức thư nhỏ với dòng chữ “Chúc cậu sớm vượt qua những thiệt hại do lũ lụt gây ra! Một ngày nào đó, chiếc máy bay sẽ đưa cậu đi ngắm bầu trời xanh…” Tôi mở cánh cửa của chiếc máy bay, đưa vào bên trong. Tôi hi vọng một cậu bạn nào đó sẽ đọc được những dòng thư này. Các bạn học sinh trường tôi còn ủng hộ sách, vở, truyện, quần áo, giày dép,… Thầy Hiệu trưởng nói, nhà trường sẽ cùng với quận đem những đồ dùng đó trao tận tay bà con miền nước lũ.
Thầy Hiệu trưởng đã kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thương tâm do lũ gây ra. Ai nấy nghe đều vô cùng xúc động. Chúng tôi đem những đồ dùng tới để ủng hộ với niềm mong mỏi các bạn miền Trung sẽ sớm nhận được và sớm vượt qua những khó khăn hiện tại.
Mẫu 2
“Quê hương” – hai tiếng nghe thân thương biết mấy. Nơi ấy là nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người, là nơi lưu giữ bao điều quý giá. Ta đã làm gì để góp phần xây dựng quê hương mình? Riêng em, em đã tham gia vào công cuộc xây dựng quê hương bằng một việc làm dù rất nhỏ bé.
Từ nhỏ, ông bà đã luôn nhắc nhở em phải có trách nhiệm với quê hương của mình. Vì vậy, em luôn cố gắng để xứng đáng là người con của mảnh đất thân yêu. Trong kỳ nghỉ hè vừa qua, địa phương em tổ chức phát động phong trào “Vì màu xanh quê hương”. Em và các bạn cùng xin phép bố mẹ để được tham gia. Hoạt động chính của phong trào là trồng cây, trồng hoa xung quanh khu vực đường làng, thôn xóm để không gian trong lành, sạch đẹp.
Học sinh chúng em tham gia rất đông, ai nấy đều háo hức. Trước khi trồng cây, hoa, chúng em được chia thành những nhóm nhỏ. Theo sự hướng dẫn của các anh chị, cô chú, chúng em tiến hành phát quang làm cỏ và thu thập rác thải để tạo những khoảng trống gieo trồng. Sau khi cỏ rác được dọn sạch sẽ, nhiều giống hoa, cây cảnh được đem đến. Nào hoa loa kèn, hoa thủy tiên, hoa mười giờ… Nào cây phượng vĩ, cây hoa sữa, cây bang… Có những cây phải mua giống, cũng có những cây người trong thôn xóm tự mang đến đóng góp. Chúng em đi khắp mọi ngóc ngách, lần lượt làm tơi xốp đất, bón phân rồi trồng cây, hoa xuống. Sau đó vun lại rồi tưới nước. Trời tháng bảy nắng như đổ lửa, ve kêu râm ran. Người nào người ấy trong đoàn đều ướt sũng mồ hôi, mệt lả. Vậy mà ai cũng hăng hái, thỉnh thoảng các anh chị còn vui vẻ đùa:
- Chẳng mấy chốc hoa nở, địa phương mình lại như công viên ấy các anh chị, các bác nhỉ?
Nghe vậy, ai cũng cười, mệt mỏi như xua tan đâu hết. Chỉ còn đó tinh thần quyết tâm làm đẹp cho quê hương mình. Từng mảnh đất trống nhanh chóng được phủ kín. Những giọt nước vừa tưới xong long lanh trong nắng hè gay gắt trên những chiếc lá như giọt pha lê trong sáng. Mãi đến cuối buổi chiều, khi mặt trời đã ngả về phía tây công việc mới hoàn thành. Xong xuôi mọi người được phân công chăm sóc cây, hoa ở gần nhà mình thường xuyên. Em cũng được giao nhiệm vụ chăm sóc bồn hoa trước cổng nhà mình. May mắn thay, sau hôm trồng cây và hoa xuống, trời chợt đổ mưa. Nước mưa tưới mát giúp cây nhanh chóng bám rễ. Mưa tạnh, cây xanh mơn mởn rung rinh trong gió. Trong suốt một thời gian, ngày nào em cũng chăm sóc, tưới nước chu đáo cho bồn hoa mình được giao. Dù nắng hay mưa, em vẫn luôn để ý không rời. Để ngăn lũ gà phá phách mà nhổ cây lên em còn cẩn thận làm cả hàng rào vây kín quanh đó.
Thời gian trôi qua, hoa phát triển dần. Từ một khóm hoa nhỏ mà lan ra mãi. Cả bồn hoa chẳng mấy chốc đã xanh um như một mâm xôi đầy ắp. Rồi một ngày cuối hè, những nụ hoa chúm chím nghiêng mình trong nắng và gió. Sớm ban mai hôm sau, khi những giọt sương còn long lanh trên kẽ lá, những nụ hoa hé mở, nở bung thành bông hoa rực rỡ. Không chỉ bồn hoa nhà em, hoa trên con đường làng đều đồng loạt nở rỗ. Không gian tràn ngập sắc hoa, đẹp vô cùng.
Đến hôm nay, ngõ lớn ngõ nhỏ trong thôn xóm, đâu đâu cũng chan hòa sắc xanh của hoa lá. Quê hương em như tươi mới hẳn lên. Em rất vui mừng vì mình đã góp phần nhỏ bé xây dựng diện mạo quê hương.
Mẫu 3
Một trong những hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước mà tôi cảm thấy ý nghĩa nhất là chung tay bảo vệ môi trường biển đảo. Hằng năm, hoạt động này vẫn được tổ chức thường xuyên trên khắp mọi miền tổ quốc.
Năm 2023, Ngày đại dương thế giới (8/6) được Liên hiệp quốc phát động với chủ đề “Hành tinh đại dương - thủy triều đang thay đổi”. Dịp này Bộ TN-MT phát động Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam (1 - 8/6) với chủ đề “Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo”.
Ngay sau lễ phát động, hơn 400 đoàn viên thanh niên, các ban ngành, hội đoàn thể, cán bộ chiến sĩ Công an huyện, Đồn Biên phòng Tam Thanh ra quân thu gom rác thải, dọn vệ sinh môi trường khu vực bãi biển dài hơn 1,5km từ chợ cá Tam Tiến đến khách sạn TUI BLUE Nam Hội An thôn Hà Lộc. Trong buổi sáng các tình nguyện viên đã thu gom hơn 2,5 tấn rác thải và được Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.
Mẫu 1
Thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục về biển đảo của ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Trị đã góp phần giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức của mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh (HS), phụ huynh trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, vấn đề biển đảo được nhà trường đưa vào lồng ghép với hoạt động ngoại khóa bằng những hình thức đa dạng để giúp HS dễ tiếp thu. Thông qua hoạt động ngoại khóa, nhà trường cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về biển đảo Việt Nam. Đồng thời, giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo; giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hoạt động ngoại khóa còn tạo ra sân chơi bổ ích, giúp HS hứng thú hơn trong quá trình học tập các bộ môn xã hội; qua đó rèn luyện cho các em những kỹ năng sống, ứng xử, trải nghiệm sáng tạo ngoài giờ học trên lớp.
Tôi đã có dịp dự buổi ngoại khóa của Trường THPT thị xã Quảng Trị, được tổ chức bằng hình thức diễn đàn "Tự hào biển đảo Việt Nam". Mở đầu diễn đàn là những tiết mục văn nghệ, các bài hát ngợi ca về biển đảo Việt Nam như "Mái đình làng biển", "Tôi yêu Việt Nam"... với những điệu nhảy trẻ trung, sôi động. Tiếp theo, HS trình bày tham luận về vị trí, tầm quan trọng của biển đảo và vai trò, trách nhiệm của thế hệ thanh niên trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thú vị nhất là vở kịch "Khi Tổ quốc cần", do chính các em diễn xuất. Vở kịch đưa ra những thông điệp cho thế hệ trẻ: "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên"; "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay".
Nói về các hoạt động ngoại khóa bổ ích của Trường THPT thị xã Quảng Trị, cô Nguyễn Thị Hoài Thanh, Bí thư Đoàn trường, chia sẻ: "Nhà trường đã tích hợp nội dung biển đảo vào chương trình học chính khóa các môn như địa lý, lịch sử, giáo dục công dân, quốc phòng. Bên cạnh đó là các hoạt động ngoại khóa "Tự hào biển đảo Việt Nam", cuộc thi "Rung chuông vàng" tìm hiểu về biển đảo quê hương; thi vẽ tranh về biển đảo quê hương đất nước... Các hoạt động này nhằm giáo dục cho các em tình yêu, trách nhiệm với quê hương đất nước nói chung và biển đảo Việt Nam nói riêng".
Không chỉ thực hiện các hoạt động ngoại khóa, vừa qua, Trường THPT thị xã Quảng Trị còn phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị tổ chức "Triển lãm số Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý". Triển lãm giúp HS có cái nhìn toàn diện hơn nữa về Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Trong nhà trường phổ thông, mỗi bài giảng về quê hương là chất keo gắn kết giữa HS với quê hương, Tổ quốc. Bởi lẽ, nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt đầu từ tuổi thơ, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trong tác phẩm "Thử lửa" viết vào năm 1942 - thời kỳ ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941-1945), văn hào Nga Ilya Grigoryevich Ehrenburg đã bày tỏ: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào quan niệm được sức mãnh liệt của tình yêu mà không đem nó vào lửa đạn gay go thử thách...".
Lịch sử xác lập chủ quyền biển đảo là một bộ phận của lịch sử dân tộc. Những chất liệu của lịch sử biển đảo Việt Nam sẽ giúp HS cảm thụ những bài học thêm sống động, cụ thể hơn, hiểu sâu sắc hơn về biển đảo quê hương mình, hun đúc thêm tình yêu quê hương đất nước. Từ đó, các em sẽ có ý thức, trách nhiệm bảo vệ vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Hoạt động ngoại khóa về biển đảo như cách làm của Trường THPT thị xã Quảng Trị mang lại hiệu quả tích cực trong giáo dục tình yêu quê hương, tình yêu biển đảo của đất nước cho HS, rất cần được nhân rộng. Bởi lẽ, đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, với một trong những định hướng quan trọng: "Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc".
Việc nhà trường đưa vấn đề biển đảo Việt Nam vào giảng dạy chính khóa hay ngoại khóa như nêu trên là phù hợp với định hướng cũng như mục tiêu mà Nghị quyết 29 đã đề ra; không những giúp HS phát huy tính sáng tạo mà còn giúp các em nuôi dưỡng lòng yêu nước, ý thức hơn về chủ quyền, tình yêu biển đảo của Tổ quốc.
Mẫu 2
Ngày 17/4, cơ sở Anh văn Hội Việt Mỹ tại Vĩnh Long (VUS Vĩnh Long) đồng hành cùng UBND phường 4, TP Vĩnh Long và Trường Tiểu Học Trần Đại Nghĩa tổ chức hội thi vẽ tranh tuyên truyền "Chủ quyền biển đảo, biên giới" cho đoàn viên, thanh thiếu nhi.
Tham dự hội thi có bà Huỳnh Thị Thu Vân - Thành Ủy viên, Bí thư Thành Đoàn Vĩnh Long; ông Nguyễn Văn Trong - Phó bí thư thường trực Đảng Ủy phường 4; ông Nguyễn Thiên Anh - Quản lý trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS) tỉnh Vĩnh Long cùng đại diện ban lãnh đạo Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa.
Chương trình có sự góp mặt của hơn 1.000 em học sinh, thanh thiếu nhi trên địa bàn đã tham gia cuộc thi vẽ tranh, cùng các phụ huynh.
Cuộc thi đã thu hút hơn 200 tác phẩm chất lượng gửi về ban tổ chức. Bằng trí tưởng tượng, sự hiểu biết và năng khiếu, các họa sĩ nhí đã sáng tạo nên những bức tranh đặc sắc, gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa.
Đồng hành cùng cuộc thi, VUS Vĩnh Long dành tặng 30 suất học bổng cùng nhiều phần quà có giá trị cho 30 em học sinh đạt giải với tổng giá trị giải thưởng lên đến 47 triệu đồng. Trong đó bao gồm 5 giải nhất, 5 giải nhì và 5 giải ba, 15 giải khuyến khích.
Trong bài phát biểu tại hội thi, ông Nguyễn Văn Trong - Phó bí thư thường trực Đảng ủy phường 4 - nhận xét: "Đây là một cuộc thi được các em hưởng ứng rất nhiệt tình. Nhiều bức tranh thể hiện đúng với chủ đề; bố cục chặt chẽ, hợp lý; tương quan màu sắc được giải quyết hài hòa, hấp dẫn, chứa đựng nhiều cảm xúc thẩm mỹ tốt đẹp; ý tưởng sáng tạo, độc đáo…".
Thay mặt ban giám hiệu nhà trường, ông Trần Minh Sơn - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Đại Nghĩa - nhấn mạnh: "Hội thi vẽ tranh tuyên truyền có ý nghĩa rất thiết thực, thông qua hội thi sáng tạo và các tác phẩm dự thi, các em học sinh đã gửi gắm tình cảm của mình tới những chiến sĩ, đồng bào ta đang ngày đêm không quản ngại khó khăn, gian khổ quyết tâm giữ vững biển - đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Qua đó, khích lệ, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và nâng cao nhận thức của các em đối với chủ quyền biển đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam thân yêu".
Cũng trong khuôn khổ chương trình, VUS Vĩnh Long đã trao tặng 10 suất quà hỗ trợ đến các em học sinh trên địa bàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập.
Ông Nguyễn Thiên Anh - Quản lý trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ VUS tỉnh Vĩnh Long - cho biết: "Là một trong những cơ sở hệ thống giáo dục lớn và lâu đời tại Việt Nam, kể từ khi thành lập, Hệ thống Anh Văn Hội Việt Mỹ - VUS luôn đề cao trách nhiệm phụng sự cho cộng đồng. Bởi giáo dục chính là nền tảng của xã hội và những mầm non hôm nay chính là tương lai mai sau của đất nước. Thông qua sự kiện lần này, VUS mong muốn nuôi dưỡng tình yêu biển đảo và nâng cao ý thức về chủ quyền quốc gia cho các thế hệ tương lai của đất nước. Đồng thời, khuyến khích các em đề cao tinh thần học tập và không ngừng phát triển bản thân để khơi mở ra tương lai tươi sáng".
Tọa lạc tại số 56/2 tòa nhà Lotteria, Phạm Thái Bường, phường 4, TP Vĩnh Long, VUS Vĩnh Long là cơ sở thuộc hệ thống Anh ngữ chuẩn quốc tế NEAS với các chương trình học chất lượng cùng mức học phí cạnh tranh. VUS được các tổ chức quốc tế chứng nhận về chất lượng dịch vụ và đào tạo cũng như nhận được sự tin tưởng của 2,7 triệu gia đình Việt Nam trong gần 30 năm.
Tính đến tháng 4/2023, VUS đã có 177.258 học viên chinh phục các chứng chỉ Cambridge, IELTS, giữ kỷ lục "Hệ thống Anh ngữ có số lượng học viên đạt chứng chỉ Anh ngữ quốc tế nhiều nhất Việt Nam" được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận lần đầu tiên vào năm 2018.
Với sự kết hợp cùng các nhà xuất bản giáo dục quốc tế như Oxford University Press, Macmillan Education, National Geographic Learning, Cambridge University Press & Assessment… tại VUS Vĩnh Long, các phụ huynh và học viên sẽ dễ dàng tìm thấy một khóa học phù hợp theo bất kỳ độ tuổi nào, từ SmartKids (4-6 tuổi), SuperKids (6-11 tuổi), Young Leaders (11-15 tuổi), luyện thi IELTS, English Hub….
Mẫu 3
Em sinh ra và lớn lên ở huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Huyện của em được biết đến với quần đảo Trường Sa - một trong hai quần đảo lớn của nước ta. Trên đảo, có các chiến sĩ hải quân ngày đêm canh gác, tuần tra để bảo vệ bình yên cho cuộc sống của người dân. Vì nghĩa vụ cao cả, các chiến sĩ không rời khỏi đảo, dù ở hoàn cảnh nào. Để thể hiện tình yêu thương và kính trọng, biết ơn đến các anh, xã em đã tổ chức hoạt động nấu bánh chưng để gửi tặng các chiến sĩ cùng ăn Tết.
Hoạt động nấu bánh chưng xanh là hoạt động thường niên, được thực hiện vào rằm tháng Chạp hàng năm của xã em. Hoạt động này được biết đến với tên gọi “Bánh chưng xanh - Tết an lành”. Ngoài bánh chưng, ban tổ chức còn chuẩn bị thêm các loại bánh, mứt, kẹo, hạt dưa… để gửi tặng cho các chiến sĩ hải quân. Hoạt động này nhằm thể hiện tình cảm của nhân dân dành cho các chiến sĩ, đồng thời giúp gắn kết, thắt chặt tình quân dân. Năm nay cũng vậy, từ đầu tháng Chạp, ban tổ chức hoạt động đã bắt đầu kêu gọi người dân trên địa bàn cùng quyên góp và lên kế hoạch mua sắm. Mục đích là để cho các phần quà được tươm tất, và gửi kịp chuyến tàu cuối cùng ra đảo trước Tết Nguyên Đán.
Sáng ngày diễn ra hoạt động gói bánh chưng xanh, em có mặt ở nhà văn hóa từ sớm. Ở đó đã trải sẵn khá nhiều chiếu, trên đó là các thùng gạo nếp, đậu xanh đã đãi sạch sẽ. Lá chuối, lá dong, dây lạt, thịt lợn cũng đã sẵn sàng. Các cô, các chú, các bác đều rửa tay sạch sẽ và ngồi vào chiếu sẵn sàng gói bánh. Không khí ở sân nhà văn hóa đông vui và rộn ràng lắm. Ai cũng vui vẻ và phấn khởi khi được tự tay mình gói bánh để gửi cho các chú bộ đội. Em được nhận nhiệm vụ dùng dây lạt buộc hai chiếc bánh chưng vào với nhau, tạo thành một cặp. Tuy chỉ là một việc nhỏ bé, nhưng em vẫn rất vui và hạnh phúc khi được góp sức của mình cho hoạt động ý nghĩa. Khi việc gói bánh sắp kết thúc, em liền chạy về phía các kệ bếp được dựng tạm thời ở góc sân nhà văn hóa để trông lửa. Việc trông lửa cho các nồi bánh là việc dành cho các bạn học sinh giống như em. Mỗi khi nước gần cạn, em sẽ đổ thêm nước vào. Việc luộc bánh diễn ra từ giữa sáng đến tối mịt mới dừng lại. Nhờ vậy, những chiếc bánh chưng đều dẻo bùi, thơm ngon vô cùng. Trong khi chúng em trông lửa nồi bánh, người lớn trên sân lại cùng nhau đóng các phần quà gửi cho các chú lính hải quân. Từ bánh kẹo mứt tết, đến xà phòng, bột giặt, mì tôm… Tất cả đều được sắp xếp gọn gàng vào từng thùng, và dán nhãn ghi số lượng các món đồ ở mặt ngoài. Những thùng quà ấy chứa đựng tình cảm yêu mến, kính trọng của người dân trên toàn xã dành cho người lính cụ Hồ. Khi trời gần tối, bánh được vớt ra khỏi nồi, cho vào từng mẹt tre để cho ráo nước. Sáng hôm sau, từ tờ mờ sáng, các bác đã đến nhà văn hóa, đóng bánh vào thùng để gửi đi cho kịp chuyến tàu.
Nhờ hoạt động gói bánh chưng này, mà em được thể hiện tình cảm của mình với các chú lính hải quân. Đồng thời, còn giúp các chú ấy cảm nhận được mùa xuân trên đất liền, vơi bớt đi nỗi nhớ nhà. Hoạt động này là vô cùng ý nghĩa và thiết thực trong việc khẳng định tình yêu quê hương, đất nước trong thời bình.