Mẫu 1
Những trang thơ của “Tác phẩm B” đã khép lại nhưng những dòng trăn trở suy nghĩ về triết lí mà “Nhà thơ A” gửi gắm vẫn còn đó. Tôi bỗng chợt nhớ đến một câu nói của Đặng Tiến trong “Vũ trụ thơ”: “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”. Chính nghệ thuật chân chính là đôi cánh để đưa con người vượt qua khó khăn cách trở, là sự khai phá vẻ đẹp tiềm ẩn của những kiếp người không được yêu thương. Và “Nhà thơ A” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, lấy chất liệu từ hiện thực, biến nó thành thứ nghệ thuật cao cả mà ai đọc cũng đều ấn tượng và nhớ mãi, đã thành công thiên chức của một nhà thơ chân chính.
Mẫu 2
Nhắm mắt lại nhưng bản thân tôi vẫn còn trăn trở về những dòng thơ cuối của “Tác phẩm B”. Không hiểu sao, từng con chữ của “Nhà thơ A” có sức mạnh diệu kì gì mà có thể khiến người đọc suy ngẫm đến như vậy? Phải chăng đó chính là khả năng khơi dậy của một tác phẩm chân chính, một tác phẩm gắn với hiện thực và quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Chính sức mạnh ấy sẽ là sự kết nối giữa độc giả và nhà thơ, giúp “Nhà thơ A” cập bến cộng đồng độc giả với những lời phong tặng cao quý, với những danh xưng đầy sự tôn kính và trân trọng cùng những lời tụng ca cho đến mãi về sau.
Mẫu 3
“Tác phẩm B” có lẽ chính là nét vẽ bích họa tuyệt vời nhất mà “Nhà thơ A” đã phác họa lên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Từng đường nét và gam màu trong bức tranh ấy rất tinh tế nhưng cũng vô cùng chân thực, nghệ sĩ đã đem hiện thực ấy vào trang viết một cách tự nhiên, khiến người đọc tan chảy mà cứ ngẫm về thông điệp mà nhà văn gửi gắm. “Tác phẩm B” xứng đáng là biểu tượng cho triết lí “văn học nằm ngoài sự băng hoại của thời gian” bởi những gì tác phẩm để lại cho hậu thế còn cao quý hơn cả một tác phẩm văn học bình thường có thể đem lại.
Mẫu 4
“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lí.” (M. Go-rơ-ki). Quả thực là như vậy, giữa muôn vàn khó khăn của cuộc sống, (Tác giả A) đã hướng bạn đọc tới những lí tưởng cao đẹp để sống, để hạnh phúc thông qua (Vấn đề nghị luận) trong (Tác phẩm B). Từ đây, (Tác giả A) muốn gửi gắm tới chúng ta một điều rằng, giữa muôn trùng sóng gió, giữa những bộ bề lo toan, hãy sống và hướng về phía trước, ánh sáng sẽ đến và xua đi màn đêm tối tăm lạnh lẽo, hạnh phúc sẽ trở về. Đó chính là giá trị nhân văn cao cả nhất mà (Tác giả A) dành tặng cho bạn đọc.
Mẫu 5
Hoàn cảnh đặc biệt sẽ tạo ra một giá trị khác biệt, sáng tác văn chương cũng không ngoại lệ. Có lẽ (Tác phẩm B) được chắp bút khai sinh trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là lúc (tóm tắt hoàn cảnh ra đời của tác phẩm) và chính bởi lẽ đó, (Tác giả A) đã mang hết những thế sự của thời đại vào từng câu từ con chữ, để cho bạn đọc thấy được những trăn trở về cuộc đời, về con người của một nghệ sĩ thực thụ. Đó cũng chính là yếu tố để (Tác phẩm B) đặc biệt là (vấn đề nghị luận) đã tiến gần hơn và mang nhiều giá trị hiện thực đến với độc giả, từng câu văn ấy sẽ ghi dấu vào miền hồn của những trái tim yêu văn chương, sống mãi với thời đại bởi chính giá trị khác biệt mà nó đem lại.
Ví dụ minh hoạ
Kết bài cho bài văn phân tích tác phẩm Cảnh khuya
Hoàn cảnh đặc biệt sẽ tạo ra một giá trị khác biệt, sáng tác văn chương cũng không ngoại lệ. Có lẽ tác phẩm Cảnh khuya được chắp bút khai sinh trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chính bởi lẽ đó, Hồ Chí Minh đã mang hết những thế sự của thời đại vào từng câu từ con chữ, để cho bạn đọc thấy được những trăn trở về cuộc đời, về con người của một nghệ sĩ thực thụ. Đó cũng chính là yếu tố để Cảnh khuya đã tiến gần hơn và mang nhiều giá trị hiện thực đến với độc giả, từng câu văn ấy sẽ ghi dấu vào miền hồn của những trái tim yêu văn chương, sống mãi với thời đại bởi chính giá trị khác biệt mà nó đem lại.