Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu về văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
2. Thân đoạn:
a. Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu
- Theo lệ thường “Nhà nước ba năm mở một khoa”: Ba năm có một khoa thi thi Hương.
- Điều khác thường:
“Trường Nam thi lẫn với trường Hà”: “Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “Trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.
b. Cảnh trường thi trong thực tế
Sĩ tử “lôi thôi, vai đeo lọ” gợi dáng vẻ luộm thuộm, nhếch nhác.
Quan trường “ậm ọe, miệng thét loa”: sự ra oai, nạt nộ nhưng đó là vẻ bên ngoài.
=> Từ đó cho thấy cảnh thi cử lúc bấy giờ thật nhốn nháo, không còn theo quy củ. Cảnh trường thi đã gián tiếp phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
Quan sứ: “Cờ kéo (Lọng kéo) rợp trời quan sứ đến”: cho thấy sự đón tiếp trọng thể.
Mụ đầm: “Váy lê quét đất mụ đầm ra” cho thấy lối ăn mặc diêm dúa, phô trương.
Nghệ thuật đối: cờ - váy, trời - đất, quan sứ - mụ đầm nhằm mỉa mai, châm biếm hạ nhục bọn quan lại, thực dân.
=> Sự có mặt của quan sự đáng lẽ ra phải khiến quang cảnh trường thi trở nên trang nghiêm hơn. Nhưng trái lại, sự xuất hiện này càng khiến cho sự nhếch nhác, tùy tiện được bày ra rõ ràng hơn.
c. Thái độ, tâm trạng của nhà thơ
- Câu hỏi tu từ “Nhân tài đất Bắc nào ai đó”: thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
- Tâm trạng, thái độ: sự tủi nhục, xót xa trước thực tại đau đớn của nước nhà.
3. Kết đoạn: Khẳng định giá trị của bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
Mẫu 1
Tú Xương là một nhà thơ với nhiều tác phẩm nổi tiếng. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một trong những bài thơ trào phúng tiêu biểu của tác giả.
Mở đầu, tác giả đã giới thiệu đôi nét về khoa thi Đinh Dậu - có thật trong lịch sử:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Việc thi cử được tổ chức nhằm tuyển chọn nhân tài ra giúp vua. Nhưng trong hoàn cảnh thực dân Pháp xâm lược, nắm giữ chính quyền thì việc thi cử đã có nhiều thay đổi. Dù vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa” nhưng kì thi lại hết sức hỗn tạp: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” - trường thi ở Hà Nội. Nhưng thực dân Pháp đã đánh chiếm Hà Nội, cho bỏ trường thi ở Hà Nội. Các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Tiếp đến, hai câu thực đã miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” - những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có. Qua chi tiết này, người đọc cười đấy mà cũng buồn đấy trước tình cảnh đất nước lúc bấy giờ.
“Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến;
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước. Nhưng hình ảnh xuất hiện ở đây - “cờ kéo rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” - lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ.
Cuối cùng, tác giả đã bộc lộ tâm trạng trước tình cảnh của đất nước lúc bấy giờ:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” nhưng không nhằm mục đích biết câu trả lời. Đó là một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Mẫu 2
Nhà thơ Tú Xương có nhiều bài thơ trào phúng hay. Trong đó, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu là một tác phẩm khá tiêu biểu. Với bài thơ, tác giả đã khắc khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương năm 1897 tại Nam Định. Hai câu đề nói về nét mới của khoa thi:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
Trước đây, việc thi cử do triều đình tổ chức nhằm mục đích kén chọn nhân tài ra làm quan để giúp vua, giúp nước. Trong hoàn cảnh bấy giờ, nước ta đã bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lộ cũ “ba năm mở một khoa”. Câu thơ thứ hai nêu lên tính chất hỗn tạp của kì thi này: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Trước đây, ở Bắc Kì vốn có hai trường thi Hương là “trường Nam” trường thi Nam Định và “trường Hà” - trường thi ở Hà Nội. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi ở đây đã bị bãi bỏ. Nên các sĩ tử Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định.
Tiếp đến, hai câu thực miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh đặc sắc mà cũng đầy khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” vốn là những người thuộc tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, theo nghiệp bút nghiên nên mang phong thái nho nhã. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” ở đây lại hiện lên thật lôi thôi, nhếch nhác. Cách sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, đưa từ láy “lôi thôi” lên đầu câu thơ đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Không chỉ vậy, khung cảnh trường thi lúc này không còn là chốn tôn nghiêm mà trở nên ồn ào, chẳng khác nào cảnh họp chợ nên quan trường mới “ậm oẹ” và “thét loa” - những người coi thi cũng chẳng còn cái phong thái nghiêm trang, trịnh trọng vốn có.
Ở hai câu luận tô đậm bức tranh “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” bằng hai bức biếm hoạ về ông Tây và mụ đầm:
“Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”
Hình ảnh “lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” - lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười.
Cuối cùng, hai câu thơ cuối bộc lộ một niềm cay đắng, xót xa cho cảnh ngộ đất nước:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Câu hỏi tu từ “nhân tài đất Bắc nào ai đó” như một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì. Qua đó, tác giả bộc lộ sự tủi nhục, xót xa trước thực tại đau đớn của nước nhà.
Như vậy, bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước.
Mẫu 3
Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương là một nhà thơ khá nổi tiếng. Các tác phẩm của Tú Xương xoay quanh hai mảng trữ tình và trào phúng. Nổi bật trong mảng thơ trào phúng có thể kể đến bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
Từ khoa thi Bính Tuất (1886), do thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, trường thi Hương Hà Nội bị bãi bỏ. Thực dân Pháp lo sợ sự bất bình của dân chúng nên đã tổ chức thi chung trường thi Hương Hà Nội với trường Nam Định (Nam Định), gọi chung là là trường Hà - Nam. Bài thơ được sáng tác trong thời gian Tú Xương tham dự kì thi Hương tại trường thi Hà – Nam. Vợ chồng viên toàn quyền Đông Dương Pôn Đu-me (Paul Doumer) và vợ chồng viên công sứ Nam Định Lơ Noóc-măng (Le Normand) có tới dự lễ xướng danh (ngày 27/12/1897).
Hai câu thơ mở đầu, tác giả Tú Xương đã giới thiệu khái quát về khoa thi Đinh Dậu:
“Nhà nước ba năm mở một khoa,
Trường Nam thi lẫn với trường Hà.”
“Trường Nam” là trường thi ở Nam Định, “trường Hà” là trường thi ở Hà Nội. Đó là hai trường thi Hương ở Bắc kì thời xưa. Nhưng khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội thì trường thi ở đây bị bãi bỏ, các sĩ tử ở Hà Nội phải xuống thi chung ở trường Nam Định. Từ “lẫn” cho thấy quang cảnh bát nháo, lẫn lộn của trường thi. Điều đó làm mất đi vẻ trang nghiêm của kì thi Hương.
Tiếp đến là khung cảnh nhập trường và xướng danh hiện lên cũng vô cùng khôi hài:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng thét loa.”
“Sĩ tử” là tư dùng để chỉ tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến, đi theo nghiệp bút nghiên. Họ thường có phong thái nho nhã, điềm tĩnh. Nhưng hình ảnh “sĩ tử” trong bài thơ lại được miêu hiện lên với vẻ lôi thôi, nhếch nhác. Khung cảnh trường thi vốn là nơi trang nghiêm mà giờ chẳng khác nào cảnh họp chợ, viên quan coi trường thi thì “ậm oẹ” và “thét loa” - nhốn nháo không khác gì nơi chợ búa. Một chi tiết nhỏ nhưng cũng phản ánh được hiện thực đất nước lúc bấy giờ.
Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, tính trào phúng còn được đẩy lên khi tác giả miêu tả hình ảnh của “quan sứ” và “mụ đầm”. Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước nhưng hình ảnh xuất hiện lại thật khôi hài, nhố nhăng - “cờ kéo rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” - lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ. Tiếng cười trước cảnh tượng lố lăng nơi trường thi nhưng cũng là tiếc khóc cho cảnh ngộ mất nước lúc bấy giờ.
Hai câu cuối bộc lộ nỗi xót xa trước cảnh ngộ mất nước của tác giả Tú Xương:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó?
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.”
Ở đây, nhà thơ đã sử dụng câu hỏi “nhân tài đất Bắc nào ai đó” như một lời thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Kẻ thù xâm lược vẫn còn đó, thì đường công danh này có ý nghĩa gì. Đó là nỗi nhục nhã, đau đớn vô cùng của một con người yêu nước.
Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu mang đậm dấu ấn phong cách sáng tác của Tú Xương, khắc họa được cảnh ngộ đất nước lúc bấy giờ cũng như bộc lộ nỗi niềm đau đớn, xót xa của tác giả trước cảnh ngộ đó.
Mẫu 1
Vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, trên văn đàn Việt Nam đã dần dần có một sự trưởng thành mới. Thi ca giờ đây của Việt Nam không còn bị lệ thuộc vào những quy ước khắt khe của Nho gia rằng tất cả nhà thơ không được bộc lộ cái tài một cách tự do. Bước vào giai đoạn này, mỗi thi sĩ lại hiện diện trên văn đàn với một tư thế rất riêng, của riêng mình. Cũng bởi vì cái riêng này, họ - thi sĩ thời đại mới – đã có những định nghĩa rất khác về thơ. Nếu Xuân Diệu cho rằng
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Thì Hàn Mặc Tử lại nói: “Thi sĩ là người gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Câu hỏi đặt ra rằng “nỗi đau nhân loại” đó là gì? Có thể là nỗi phiền muộn “tương tư” như Nguyễn Bính chăng? Hay là tư thế “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” của Huy Cận? Bên cạnh những nỗi đau trên, Hồ Chí Minh cũng đã “vô tình” thêm vào “nỗi đau nhân loại” kia một góc nhìn rất khác. Đó là góc nhìn vào cái xấu xa, thối nát của xã hội. Không còn chỉ là gói gọn trong “vòng trời đất dọc ngang ngang dọc” của đất Việt mà đã chạm đến cái mục cửa của xã hội Trung Quốc do chính quyền Tưởng Giới Thạch đứng đầu lúc bấy giờ. Tuy rằng “ngâm thơ ta vốn không ham” nhưng nếu là con người thì Hồ Chí Minh lại thờ ơ với những gì chướng tai gai mắt thế sao? Chỉ gói gọn trong bài thơ “Lai Tân”, tác giả đã nhẹ nhàng nhưng lại đả kích sâu cay một xã hội
“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”
Vì là người tù của chế độ Tưởng Giới Thạch nên không có gì khó hiểu khi tác giả lại vẽ ra một bức tranh hiện thực sắc sảo đến thế. Khi lược đọc qua bài thơ, người ta sẽ dễ dàng nhận thấy một nghịch lý – một nghịch lý rất lớn. Đúng rằng không thể phủ nhận được trong thi ca không được có những nghịch lý. Thi ca vẫn được quyền có những nghịch lý. Những nghịch lý đó đôi khi là cảnh “Hầu trời” của Tản Đà hay làm sao có thể được khi Xuân Diệu lại muốn “cắn” vào “xuân hồng”. Tuy là nghịch lý đấy nhưng tất cả đều mang trong mình một nét dễ thương của con người “ru với gió, mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”. Nghĩa là tuy nghịch lý về vật chất nhưng lại hợp lý trong tâm khảm.
Cái nghịch lý ở đây mà Hồ Chí Minh đặt ra cũng thế. Cái nghịch lý này giờ đây đã kèm theo chút nóng giận, bực tức. Làm sao có thể được khi một xã hội “ban trưởng chuyên đánh bạc”, “cảnh trưởng” lại “kiếm ăn quanh” mà “trời đất Lai Tân vẫn thái bình”? Quả thật, nếu như định nghĩa rằng “ban trưởng” là người trông coi nhà lao và “cảnh trưởng” là những người có nhiệm vụ giải tù nhân. Tất cả họ dường như đều chung một công việc là giáo dục tù nhân, giúp tù nhân tốt hơn. Nhưng thực tế thì không phải vậy.
Trong cái nghịch lý chủ đạo đã trình bày thì lại đâu đó nhen nhóm lên những nghịch lý khác. Chính là tại sao trong tù lại có cái nạn đánh bạc? Vẫn biết rằng chính xã hội lúc bấy giờ bên Trung Quốc thì món đánh bạc bị luật cấm. Nếu như anh đánh bạc thì không những anh, mà cả vợ con anh cũng bị liên lụy; còn riêng anh, anh phải đi tù. Đó là một thực tế và thực tế này đã được Hồ Chí Minh phác lại qua một lời ăn năn, hối tiếc của tên tù cờ bạc:
“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội
Trong tù đánh bạc được công khai
Bị tù con bạc ăn năn mãi
Sao trước không vô quắt chốn này?”
Chính bài thơ trên đã vẽ ra rất khéo sự lạm quyền đến khốn nạn của chế độ lúc đó. “Con bạc” kia bị tù là đáng rồi, thích đáng cho việc hắn làm. Nhưng làm sao có thể im lặng được khi cái kẻ bắt mình vì tội đánh bạc thì chính y cũng đánh bạc. Thế là cả cai tù và phạm nhân đều là tòng phạm. Cùng đánh bạc với nhau cả thôi, nếu tôi có tội thì anh cũng chẳng thoát; thế mà lấy cái tư cách gì mà anh bắt tôi? Quả đúng như thế, vị quan kia không có tư cách để “bắt tội” nhưng hắn có quyền. Hắn có quyền, cái quyền mà chế độ Tưởng Giới Thạch đã “ban tặng” cho hắn. Và rồi cái nghịch lý ở đây là nhà lao giờ đây đã bị biến thành sòng bạc “được công khai”. Tại đây, ngay cái nơi mà tù nhân ước gì mình đừng vô đây lại được cấp giấy phép đánh bạc. Ngay cả đến “con bạc ăn năn mãi”: thà lúc trước vào đây đánh bạc để khỏi bị kết tội. Nực cười chăng? Cũng có thể. Chua cay chăng? Cũng có thể. Đau đớn chăng? Cũng có thể. Cái nhà tù Tưởng Giới Thạch là thế đấy!
Và rồi, không chỉ có nạn đánh bạc vậy đâu mà nơi đây còn bị Hồ Chí Minh chụp ảnh lại:
“Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh”.
Lại thêm cái nạn hối lộ. Đã quá đong đầy những sự thối nát, mục cửa của nhà tù Tưởng Giới Thạch. Khi bước vào lao tù, phạm nhân luôn ý thức rằng này đây mình sẽ bị đánh, bị đối xử có thể thậm chí như một súc vật. Biết là thế nhưng nếu với ý nghĩa nhà tù là nơi cải tạo phạm nhân thì lại sao có cái tình trạng hối lộ? Nghịch lý! Ở một bài thơ khác, tác giả cũng đã khắc lại cái trớ trêu, cái khốn nạn của thói ăn hối lộ này một cách rất chân thực:
“Mới đến nhà lao phải nộp tiền
Lệ thường ít nhất năm mươi nguyên
Nếu anh không có tiền đem nộp
Mỗi bước anh đi một bước phiền”
Thì ra cái thói ăn hối lộ là một “lệ thường”. Bây giờ đã rõ đến tận gốc rễ của sự việc. “Cảnh trưởng” dường như có được cái quyền làm cho “mỗi bước anh đi một bước phiền” nếu như tù nhân không có “năm mươi nguyên” đem nộp. Ở nơi “tối tăm mù mịt ấy”, tác giả đã thấy, đã chua xót, đã cay đắng vì cái nghịch lý khốn nạn, trớ trêu này. Dường như tác giả đang tìm một sự hợp lý nào đó.
“Chong đèn, huyện trưởng làm công việc”
Tưởng chừng như “huyện trưởng” là một vị quan rất lo cho dân, rất thương dân nên khi đêm đã về, vạn vật như chìm đắm trong giấc mộng thì ông lại “thiêu đăng” để làm việc. Điều này thật là quý hóa! Nhưng câu hỏi đặt ra nếu như ông ta lo lắng cho dân, cho nước như thế thì tại sao cấp dưới của ông ta lại xảy ra, xuất hiện những thói đời như thế. Phải chăng ông là người có tài nhưng lại bất lực; hay ông cố tình cho qua và “cho phép” cấp dưới được quyền như thế? Vấn đề đặt ra tiếp theo rằng phải chăng “huyện trưởng” đã được cấp dưới đút lót? Đó quả là một câu hỏi lớn - một câu hỏi phải để cho chính chế độ đó trả lời. Một mặt khác, nếu như đánh đồng những đối tượng trong ba câu thơ đầu thì có lẽ “huyện trưởng” hằng đêm “thiêu đăng” để hút thuốc phiện. Không phải một cách cường điệu mà ghép hết tội này đến tội khác cho ông; nhưng dù có cố tìm một lý do chính đáng cho những hành động giữa đêm như thế trong bối cảnh này cũng là khó khăn.
Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:
“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”
Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.
Hồ Chí Minh dường như đã thật sự trở thành một thi sĩ vì tác giả đã “gánh trên vai cả nỗi đau nhân loại”. Thi nhân vừa thương vừa đả kích mạnh mẽ. Bút pháp châm biếm nhẹ nhàng mà thấm thía cùng nhãn tự “thái bình” đặc biệt xen giữa nhịp thơ 4/3 đã giúp thi sĩ hoàn thành “Lai Tân”. Rất chính đáng, vô lý nhưng lại có lý hết lời!
Mẫu 2
Trần Tế Xương cay nhất là chuyện thi cử. Tài giỏi như ông mà phải đến lần thi thứ tám mới đậu vét được cái tú tài. Mà Tú tài thời đó thì được tiếng là “ông Tú” nhưng chỉ được “làm quan tại gia”, “ăn lương vợ”. Nhưng không được thênh thênh trên đường hoạn lộ chưa hẳn đã là rủi, thì ông Tú Xương làm thơ, làm thi sĩ, thành thi hào! Bài thơ “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” là một đòn trời giáng của Tú Xương vào chế độ thi cử mạt vận, hổ lốn, ô nhục của thời thực dân mới đặt chân cai trị đất nước ta.
Là sĩ tử, cũng là nạn nhân trong kì thi Hương năm Đinh Dậu (1897), tại Nam Định, Trần Tế Xương tận mắt chứng kiến sự suy đồi của Nho học, đau lòng trước nỗi ô nhục của tài tử văn nhân đất Bắc. Cho nên mở đầu bài thơ, tác giả đã phê phán sâu sắc nhà nước thực dân phong kiến thời bấy giờ:
“Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà”
Tác giả nói “nhà nước” một cách trang trọng như vậy nếu những việc làm của “nhà nước” mà tô't đẹp thì là ngợi ca, còn nếu nói đến những việc làm của “nhà nước” không ra gì thì là “hạ bệ”. Rõ ràng là Tú Xương đã “hạ bệ” cái “nhà nước” thực dân phong kiến đó bằng sự kiện “ba năm mở một khoa”. Dưới sự cai trị của “nhà nước” thực dân, đạo học (chữ Nho) đã mạt vận. “nhà nước” chỉ mở kì thi cầm chừng, hổ lốn, mất hết vẻ trang nghiêm của kỳ thi quốc gia: “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Sợ mất an ninh ở Hà Nội, “nhà nước” thực dân đã lừa sĩ tử Hà Nội xuống Nam Định “thi lẫn” với sĩ tử trường Nam. Chỉ một từ “lẫn”, Tú Xương phơi bày cả sự đổ nát của kỳ thi quốc gia và phê phán “nhà nước” vô trách nhiệm.
Sang hai câu thực, sĩ tử và quan trường được nhà thơ Tú Xương biếm họa rất tài tình:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
Tú Xương có biệt tài mà Nguyễn Công Hoan tôn như “thần thơ thánh chữ” là chỉ trong một chữ đã lột tả được thần thái của sự vật. Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa. Sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.
Tú Xương còn ghi lại một hiện tượng chưa từng thấy trong lịch sử thi cử của nước nhà là “khoa thi Đinh Dậu”, có cả Tây đầm nhốn nháo ở trường thi:
“Cờ cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê phết đất mụ đầm ra”
“Cờ cắm” hay “Lọng cắm”? Sách giáo khoa hiện hành chép là “Cờ cắm”, có chú thích là: có bản chép: “Lọng cắm”. Thơ Tú Xương gần với thơ ca dân gian, nhà thơ sáng tác không in ấn, không xuất bản, người đời nghe rồi ghi lại nên dễ “tam sao thất bản”. Trong những trường hợp có dị bản như thế này thì buộc người đọc, người nghiên cứu phải lựa chọn. Người soạn sách giáo khoa chọn “cờ cắm” để đối với “váy lê” ở câu dưới cho thật độc. “Cờ” mà đối với “váy” độc quá! Theo tôi, “lọng cắm” hay hơn:
“Lọng cắm rợp trời quan sứ đến”
Quan sứ (công sứ Nam Định Lơ Nooc Măng, đèn dự lễ xướng danh khoa thi Hương hẳn là phải có “lọng cắm rợp trời” mà “lọng cắm” thì mới “rợp trời”. Còn vế đối “Lọng cắm rợp trời” với “váy lê phết đất” cũng chỉnh quá, mà độc địa không kém. Lọng là cái che trên đầu “quan sứ” mà lại đôi với “váy” là cái che dưới mông “mụ đầm”! “Quan sứ” đến”, “mụ đầm ra”, chúng nó “đến”, nó “ra” như thế thì nhục quá, không chịu được, Tú Xương đã chơi một đòn trí mạng vào bọn Tây đầm thực dân nhốn nháo vào cái thời buổi nhố nhăng! Tú Xương ác khẩu trong cách đối chữ đôi câu, cái tôn nghiêm đem đọ với những cái không tiện hô đúng tên thật, ông lợm sự sông, ông cho lộn tùng phèo cả đi. Nghĩ về người quan văn người quan võ thời nhí nhố ấy, ông đem cái võng (võng điểu võng thắm) ra mà đối với cái khố dây (khố đỏ khố xanh). Tường thuật việc trường thi chữ nho có Tây đến ra bài, ông đem cái lọng quan sứ mà đối với cái váy mụ đầm, đem cái đít vịt bà đầm ra đối với cái đầu rồng một ông cử dốt đang lạy tạ mũ áo vua ban... (Nguyễn Tuân).
Kết thúc bài thơ, tác giả chuyển từ giọng điệu trào lộng sang giọng điệu trữ tình thâm trầm. Tú Xương đau lòng nhắn nhủ với “nhân tài đất Bắc”:
“Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”
Giọng trữ tình thấm thìa ấy như có sự cộng hưởng của giọng điệu trữ tình đầy nhiệt huyết của các nhà ái quốc đầu thế kỷ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... Tất nhiên trong giọng điệu chung của những tấm lòng ái quốc ấy, ta vẫn nhận ra sắc thái riêng của Tú Xương. Khi thì xót xa thổn thức “Nhân tài đất Bắc nào ai đó”, khi thì kiêu bạc trịch thượng “Ngoảnh cổ mà trông lại nước nhà”. Không dễ gì mà hạ một chữ “ngoảnh cổ” như vậy đối với giới trí thức Bắc Hà. Phải có chân tài và quan trọng hơn nữa là phải có tấm lòng đối với đất nước, với dân tộc thì nhân tài đất Bắc mới tâm phục. Đúng là tâm sự yêu nước thổn thức của Tú Xương là vật bảo chứng cho những gì là lộng ngôn của nhà thơ:
“Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn”
(Đêm hè)
Dưới mắt Tú Xương, sự suy đồi của đạo học (chữ nho) là một hiện tượng của sự mất nước, của sự nô lệ. Với Tú Xương, nỗi nhục trong “Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” là nỗi nhục mất nước! “Theo tôi nghĩ, thơ là ảnh, là nhân ảnh, thơ cũng ở loại cụ thể hữu hình. Nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cũng mọc lên từ cái đông tài liệu thực tế, nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một cái điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian, thời gian trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp” (Nguyễn Tuân).
“Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu” của Trần Tế Xương là “sử thi” về đời sống nhà nho lúc Tây sang. Đạo học suy đồi, thi cử bát nháo hố’ lốn, sĩ tử mất hết nhuệ khí, quan trường mất hết nhân cách. Bọn thực dân nghênh ngang đến trường thi là một nỗi ô nhục của nhân tài đất Bắc. Nỗi đau của nhà thơ đã làm thức tỉnh tầng lớp trí thức đương thời.
Nghệ thuật trào lộng và trữ tình của Tú Xương đều sâu sắc, thấm thía. Đối với sĩ tử, nhà thơ thương mà cười, đối với quan trường, nhà thơ căm ghét mà châm biếm, đối với bọn thực dân, nhà thơ căm thù mà đả kích, hạ nhục. Từ ngữ, hình ảnh, âm điệu, bút pháp của bài thơ bộc lộ tài hoa của một hồn thơ lỗi lạc. Đúng như lời ngợi ca của Yên Đổ:
“Kia ai chín suối xương không nát
Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn”
Mẫu 3
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn được biết đến với bút danh Tú Xương, thực sự là một tác phẩm văn học nổi tiếng và tiêu biểu của thời kỳ thực dân nửa phong kiến, khi nước ta đang phải đối mặt với sự thống trị của thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến đang trải qua sự sụp đổ. Dưới đây là sự phân tích chi tiết hơn về bài thơ này:
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” được viết vào năm 1897, nằm trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang chịu áp lực từ thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến đang trải qua sự sụp đổ. Tú Xương, tên thật là Trần Tế Xương, là một nhà thơ nổi tiếng thời đó, người đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về cả mặt văn học và xã hội. Bài thơ bắt đầu với hai câu đề mở: “Nhà nước ba năm mở một khoa/ Trường Nam thi lẫn với trường Hà.” Đây là bức tranh khái quát về thực trạng thi cử phong kiến ở nước ta cuối thế kỷ XIX, khi việc tổ chức thi cử là một thứ quyền lợi của nhà nước, và việc thi đỗ được thực hiện không thường xuyên. Tú Xương sử dụng ngôn ngữ hài hước và châm biếm để tạo ra một bức tranh thực trạng và khắc nghiệt về cuộc thi này. Ông miêu tả hình ảnh các sĩ tử “lôi thôi” và “Ậm ọe,” họ không còn mang vẻ nho nhã của những người thuộc tầng lớp trí thức mà trở nên hỗn loạn và đánh bại.
Bài thơ thể hiện sự phê phán sâu sắc đối với thực dân Pháp và chính quyền bộ máy quản lí nhà tù, qua việc miêu tả những quan lại như ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng trong tình trạng thối nát, tham nhũng, và tận dụng tình hình để đánh bạc hoặc tiêu biểu cho các vấn đề trong xã hội phong kiến đói khát và hỗn loạn.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của nhà thơ Trần Tế Xương, hay Tú Xương, đã sử dụng hai bức tranh biếm hoạ để thể hiện sự châm biếm và phê phán đối với cuộc thi cử và thực trạng xã hội tại thời điểm đó. Dòng đầu tiên của bức tranh miêu tả việc “lọng cắm rợp trời” cho quan sứ đến, tạo ra một hình ảnh ấn tượng về sự tráng lệ và long trọng của cuộc thi cử. Từ “lọng” chỉ ra sự xa hoa và rộng lớn, “rợp trời” biểu thị sự quyền uy và tôn nghiêm. Tuy nhiên, điều thú vị là ngay sau đó, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để đảo ngữ và chuyển sự long trọng thành sự hài hước khi miêu tả “váy lê quét đất” và “mụ đầm ra.” Hình ảnh của người phụ nữ mặc váy dạo chơi trong trường thi khiến cuộc thi trở nên lố bịch và đảo lộn. Điều này tạo ra tiếng cười chua chát và châm biếm về sự thay đổi và mất điểm trọng đại trong cuộc thi cử.
Câu hỏi “Nhân tài đất Bắc nào ai đó?” phản ánh sự thất vọng và niềm đau của tác giả đối với cuộc thi cử và tình hình đất nước. Tác giả đặt câu hỏi này để nhấn mạnh rằng trong bối cảnh thống trị của thực dân Pháp và chế độ thi cử phong kiến, việc tìm kiếm nhân tài và phục dựng đất nước đã trở nên quá khó khăn. Sự kỳ vọng vào những tài năng của đất Bắc đã biến mất, và cuộc thi cử đã trở thành một trò cười với tất cả những điều không tương xứng và thất thường trong nó.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Tú Xương đã tạo ra một bức tranh hài hước và châm biếm về cuộc thi cử và tình hình xã hội thời kỳ thực dân nửa phong kiến. Sự đảo ngữ trong miêu tả và câu hỏi đầy ý nghĩa đã làm nổi bật tiếng cười chua chát và xót xa của tác giả đối với cảnh ngộ của đất nước. Bài thơ này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mà còn là một bức tranh sống động về thời đại đầy biến động và xúc cảm.
Bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” của Tú Xương không chỉ là một tác phẩm văn học có giá trị nghệ thuật, mà còn là một phản ánh sâu sắc về xã hội thực dân nửa phong kiến và thực trạng của cuộc thi cử. Nó giúp độc giả hiểu rõ hơn về tình hình xã hội và cách nhà thơ sử dụng văn học để thể hiện quan điểm và phản đối sự thống trị của thực dân Pháp và phong kiến. Bài thơ này đã tạo ra một tiếng cười chua chát, mở ra một cái nhìn sâu sắc vào xã hội thời đó và tiếng lời phê phán thậm chí còn rõ ràng hơn nếu ta cùng nhìn vào những hệ quả xã hội khó khăn mà bài thơ đã nêu lên.