Nêu suy nghĩ của em về vấn đề tuổi trẻ cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống lớp 8

2024-09-14 09:18:41

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn: 

Gần đây, báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng đang rầm rộ đưa tin về hiện tượng cá chết hàng loạt ở các vùng biển duyên hải miền Trung. Điều này dẫn tới nhiều lo ngại trong dân chúng về cuộc sống ngày càng kém chất lượng hơn.

Cá chết hàng loạt không chỉ tạo nên cảnh cực khổ nhọc nhằn với miếng cơm manh áo của dân chài miền Trung quanh năm bám biển mà còn nữa là câu chuyện làm sao để giữ cảnh quan thiên nhiên dưới tay "tử thần" khi mà biển biến thành "biển đen", "biển chết" vì ô nhiễm ngày càng thêm nặng nề.

2. Thân đoạn: 

a. Giải thích vấn đề

- Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu nóng bỏng của nhân loại, cụ thể là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Biển là một bộ phận của môi trường, ô nhiễm biển là việc tồn tại nhiều chất hại trong môi sinh biển khiến các sinh vật biển không thể sinh sống và tạo ra những vấn đề xấu với con người.

b. Thực trạng

- Hiện nay, việc cá chết hàng loạt ở khắp các tỉnh từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị mỗi ngày lại thêm những diễn biến phức tạp. Nguyên nhân vẫn chưa được công khai chính thức trong dư luận vì vậy sự hoang mang của xã hội ngày càng tăng dần lên.

- Dẫn chứng

Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.

Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển.

10 tấn rác thải "tấn công" vịnh Nha Trang mỗi ngày.

Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven bờ biển. Từ ngày 2 - 3, hơn 50ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết dạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

c. Nguyên nhân

Do ý thức kém của con người.

Do hiện tượng cực đoan của xã hội.

Sự quản lí của nhà nước: hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.

d. Hậu quả

Nâng cao ý thức con người.

Tăng cường sự quản lí của nhà nước.

Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải ... hiện nay.

3. Kết đoạn: 

Để khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần sự tham gia của các cấp, các ngành và mọi thành phần của xã hội.


Mẫu 1

Môi trường là tất cả những gì bao quanh và có tác động trực tiếp đến đời sống con người. Môi trường ấy là bầu khí quyển, là đại dương, ao, hồ, sông suối, rừng cây, đất trồng, tài nguyên trong lòng đất,… Nếu môi trường sống phát triển tốt đẹp và lành mạnh thì con người ở đó cũng sẽ tốt theo. Còn nếu môi trường sống chứa quá nhiều thể loại tệ nạn xã hội, không khí ô nhiễm nặng nề bởi rác thải và con người xung quanh thì người dân ở đó sẽ bị ảnh hưởng theo. Bởi thế, nếu tất cả mọi người xem thường ý thức bảo vệ môi trường thì còn đâu một đất nước tươi đẹp, văn minh của chúng ta nữa.

Trách nhiệm đầu tiên là ở học sinh chúng ta. Để góp phần bảo vệ ngôi nhà chung việc quan trọng nhất là học tập tốt, bởi vì khi đã học tốt rồi thì có thể rèn luyện kỹ hơn cho mội người biết thế nào là bảo vệ môi trường và tại sao chúng ta phải bảo vệ môi trường ?

Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường sống này? Đầu tiên là ở trường học, em phải vận động, tuyên truyền mọi người hãy ngưng xả rác bừa bãi, ngưng phá hoại bầu không khí sạch đẹp của ngôi trường. Ngoài việc tuyên truyền ấy, nhà trường cũng đã tổ chức dọn vệ sinh phòng học vào thứ sáu hàng tuần. Tuy chỉ là một công việc nhỏ nhoi nhưng cũng đem lại niềm vui, sự đoàn kết cho mọi người khi tham gia lao động và cho các bạn biết lao động cực khổ như thế nào nếu chúng ta hằng ngày tạo ra những vết mồ hôi cho các cô dọn vệ sinh cũng như vết bẩn cho ngôi trường này. Khi đã dọn vệ sinh phòng học xong chúng ta sẽ có thể học tập tốt hơn vì lớp của chúng ta đã sạch sẽ, thoáng mát.

Ngoài trường học ra chúng ta phải biết vệ sinh nơi chúng ta sinh sống cúng như góp phần bảo vệ môi trường cho con người và xã hội. Việc đầu tiên là vệ sinh sạch sẽ nơi chúng ta ở, thường xuyên quét nhà, lau nhà, nhất là ở nơi nhỏ hẹp,  cần được lau chùi sạch sẽ. Vì những nơi đó thường sản sinh ra rất nhiều muỗi gây bệnh cho mọi người.

Còn ở xã hội ngoài kia, chúng ta khi đi trên đường nhìn thấy rác là phải nhặt ngay và vứt vào thùng rác. Bởi vì tính theo trung bình mỗi năm có hơn hàng tỷ loại rác thải được vứt ra ở khắp thế giới. Thật là một con số đáng sợ, thế nên chúng ta phải hạn chế vứt rác bừa bãi, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa làm tăng mĩ quan đô thị của nước ta.

Ở Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn, Hà Nội và những nơi quy tụ nhiều danh lam thắng cảnh như Vịnh Hạ Long, nhà thờ Đức Bà,… đa số tập trung rất nhiều khách du lịch ở khắp mọi nơi tới tham quan cũng như tìm hiểu những kì quan thế giới ở nước chúng ta. Thế nhưng, hiện nay có rất nhiều khách ngoại quốc phàn nàn về vệ sinh ở đất nước chúng ta, phải chăng đó là hậu quả mà mọi người xem thường về việc bảo vệ môi trường. Vậy nên chúng ta hãy bảo vệ môi trường để đem về cho Việt Nam bầu không khí, môi trường văn minh, sạch đẹp.

Vì còn là học sinh nên chúng ta chẳng làm được gì nhiều để góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người. Nhưng sẽ không vội nản lòng, tuy đây là một việc làm nhỏ nhoi nhưng cũng góp phần hạn chế việc ô nhiễm môi trường sống. Hy vọng mỗi người sẽ cố gắng làm nhiều việc có ích để bảo vệ môi trường hơn nữa, vì một môi trường trong lành.


Mẫu 2

Môi trường sống là ngôi nhà chung của mọi sinh vật. Bởi vậy giữ gìn và bảo vệ ngôi nhà ấy là trách nhiệm chung của tất cả chúng ta. Ngày nay, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng. Không ai khác là do chính con người, tác nhan quan trọng nhất gây ra. Một khi môi trường bị ô nhiễm, đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. thậm chí nó có thể đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của sự sống trên trái đất này.

Con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính con người là một phần của sự sống, một yếu tố quan trọng kiến tạo nên môi trường. Môi trường tác động mãnh liệt lên đời sống con người. Và ngược lại, con người bắt môi trường phục vụ đời sống của mình.

Nhận thức về vai trò của môi trường và tác hại của hiện tượng môi trường bị ô nhiễm là trách nhiệm của mỗi học sinh. Vì không ai khác, chính chúng ta sẽ là thế hệ tương lai của đát nước, có trách nhiệm giữ gìn và phát triển đất nước ở tương lai. một trong những vấn đề cấp bách phải lo lắng ngay từ bây giờ là cứu lấy môi trường, cứu lấy sự sống.

Đối với học sinh hay những bạn trẻ trước hết là phải học tập thật tốt. Sau khi đã học tập tốt rồi ta phải tìm hiểu về tình trạng của môi trường hiện này và học sinh cần làm gì cho môi trường hiện đang ô nhiễm. Chúng ta còn nhỏ tuổi nên hãy bắt đầu bằng những việc làm nhỏ nhưng có ý nghĩa thiết thực. Các bạn hãy bắt đầu từ việc bỏ rác đúng nơi quy định. Hãy vì một “lá phổi xanh” mà hành động để góp phần bảo vệ môi trường. Tích cực xây dựng nếp sống vệ sinh, văn minh và tiến bộ. Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường.

Hãy sử dụng xăng thiên nhiên để giảm bớt khí thải độc hại. Không xả rác xuống các sông hồ, gây ô nhiễm đến nơi địa phương sinh sống. Vệ sinh trường lớp và các bàn học cho bớt bẩn và gây ra vi khuẩn. Quét dọn sàn nhà cửa, nơi học và nhà cửa giúp cho ta không bị nhiễm các bệnh liên quan đến phổi.

Chỉ cần các bạn thực hiện những hành động nhỏ ấy thôi là đã góp công sức trong công cuộc bảo vệ môi trường sống này rồi. hãy vì môi trường sống của tất cả chúng ta mà làm những gì có thể cho mình và môi trường các bạn nhé.


Mẫu 3

Bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm chung của cả cộng đồng. Tuy nhiên, với sức trẻ, sự năng động và nhiệt huyết, thế hệ trẻ tuổi vẫn luôn đóng vai trò là ngọn cờ tiên phong cho phong trào này.

Theo đó, không phải chỉ những người trẻ mới có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường. Mà là trong các lứa tuổi, tuổi trẻ là giai đoạn con người có nhiều sức khỏe, tinh thần nhất cho việc này. Nếu trẻ em là ngày mai của đất nước, người già là ngày hôm qua thì những người trẻ tuổi chính là ngày hôm nay của tổ quốc. Vì thế, chúng ta phải làm sao cho ngày hôm nay thật rực rỡ, thật thành công để kế thừa những gì “ngày hôm qua đã làm được”. Và chuẩn bị một nền tảng tốt cho “ngày mai” tiếp bước. Thế nên, là một người trẻ, chúng ta cần cống hiến hết sức mình cho tổ quốc, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Đó không phải là việc gì quá to lớn, khó khăn, mà có thể làm được ngay từ các hành động nhỏ nhặt nhất. Như quét dọn vệ sinh nơi ở, trường lớp, đường phố thật sạch sẽ. Phân loại rác trước khi vứt, và vứt rác đúng nơi quy định. Hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa chỉ sử dụng một lần. Tiết kiện điện, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác. Đó chính là bảo vệ môi trường sống của chúng ta rồi. Ngoài ra, chúng ta còn có thể tham gia các hoạt động tập thể như trồng cây gây rừng, tuyên truyền bảo vệ môi trường, đấu tranh chống nạn khai thác gỗ trái phép… Chỉ cần mỗi người trẻ chúng ta có ý thức hơn một chút về trách nhiệm của mình, cố gắng hơn một chút trong từng hành động, quyết liệt hơn một chút trong suy nghĩ, thì khi đó công cuộc bảo vệ môi trường sống sẽ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Và tất nhiên, khi môi trường sống được bảo vệ và nâng cao hơn mỗi ngày thì chính bản thân chúng ta là người được tận hưởng nó. Thử nghĩ mà xem, việc được bước đi trên con đường sạch sẽ, có bóng cây mát rượi, không khí trong lành, có tiếng chim hót líu lo và chẳng có bóng dáng mẩu rác nào ven đường. Như vậy, chẳng phải thật quá tuyệt vời hay sao?

Vì vậy, là một người trẻ, chúng ta hãy cùng nhau đứng dậy, gánh trên vai trọng trách bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta ngay hôm nay!


Mẫu 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Do đó, khi bàn về các vấn đề chung của cộng đồng, thế hệ trẻ luôn là nhóm dẫn đầu, tiên phong thực hiện. Vì vậy mà không có gì lạ khi người ta nhắc tên thế hệ trẻ đầu tiên trong vấn đề bảo vệ môi trường sống.

“Tuổi trẻ cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống” không phải là nhận định áp đặt tất cả mọi trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho thế hệ trẻ. Vì môi trường sống là của chung tất cả mọi người, nên ai cũng cần có trách nhiệm đó. Nhưng với quỹ thời gian, sức khỏe, khả năng học hỏi, làm việc thì chỉ có thế hệ trẻ mới có thể đi đầu và đóng vai trò quyết định cho hoạt động này.

Vấn đề bảo vệ môi trường sống được nhắc đến nhiều trong những năm qua, bởi sự ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên nặng nề. Hậu quả của nó biểu hiện rõ qua sự xuất hiện của nhiều dịch bệnh lạ, của các thiên tai với cường độ và mật độ tăng dần. Phạm vi sống của con người cũng ngày càng bị thu hẹp do Trái Đất nóng lên, nước biển dâng, sa mạc hóa đất đai… Vì thế, việc bảo vệ môi trường sống trở thành vấn đề ngày càng cấp bách.

Thế hệ trẻ - với tư cách là những người đang làm chủ đất nước, là những người đang học tập và lao động để xây dựng quê hương, sẽ là chìa khóa để thực hiện nhiệm vụ này. Nó phải đi từ từng cá nhân, từng hành động nhỏ nhất. Như trồng thêm một cây xanh, ngưng sử dụng một chai nhựa dùng một lần, vứt rác đúng nơi quy định, tiết kiệm điện… Khi triệu triệu con người cùng thực hiện các hành động nhỏ đó, tự nhiên sẽ tạo nên hiệu ứng khổng lồ. Cùng với đó, chúng ta còn cần thay đổi từ các hoạt động lao động, sản xuất, chế biến - nơi tạo ra nguồn khí thải, chất thải lớn mỗi ngày. Đó là nơi người trẻ đang làm việc, đang lãnh đạo. Nên cần từ chính họ có ý thức thay đổi cách vận hành, xử lí chất thải trước khi thải ra môi trường, khai thác tài nguyên có mức đọ hợp lý…

Tuy nhiên, chúng ta không thể đặt toàn bộ gánh nặng đó lên vai thế hệ trẻ. Mà cần lắm sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Có như vậy, tuổi trẻ - đầu tàu của việc bảo vệ môi trường sống mới có thể hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của mình.


Mẫu 2

Nhiều ý kiến cho rằng “Tuổi trẻ cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống”. Đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác. Bởi thế hệ trẻ chính là nòng cốt của xã hội, đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng. Do đó họ cũng có khả năng và nghĩa vụ lớn hơn trong việc bảo vệ môi trường sống.

Cùng với đó, để bảo vệ môi trường sống, ngoài đến từ các hoạt động của mỗi cá nhân. Như dọn dẹp vệ sinh nơi ở, nơi làm việc; trồng nhiều cây xanh; xả rác đúng nơi quy định; tiết kiệm nhiên liệu… Thì sự đóng góp của các tập thể, nhà máy, cơ quan… lại càng quan trọng hơn. Mà phần lớn các tập thể này đều gồm thế hệ trẻ đang làm việc và học tập. Chính vì vậy, khi những người trẻ cùng nhau hợp tác đề cao nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống, thì sẽ đem lại hiệu quả vượt trội. Chẳng hạn như các nhà máy, xí nghiệp triệt để xử lý nước thải và khí thải trước khi đưa ra môi trường. Các xưởng sản xuất khai thác tài nguyên như gỗ, than, cát, nước… một cách hợp lý và có kế hoạch. Các tổ chức xã hội tăng cường tuyên truyền, giáo dục và tổ chức hoạt động vì môi trường. Những điều đó, đều rất cần thế hệ trẻ chung tay gắng sức. Chính sức trẻ và sự sáng tạo của giới trẻ, đã đưa hoạt động bảo vệ môi trường sống lên một tầm cao mới, với nhiều hoạt động ý nghĩa, hấp dẫn. Như đổi giấy, pin, vỏ sữa… để lấy cây xanh và các sản phẩm thuần thiên nhiên. Đó là các tín hiệu tốt cho việc xuất hiện làn sóng mới trong hoạt động bảo vệ môi trường sống.

Tuy nhiên, dù vậy, hiện nay vẫn có một bộ phận giới trẻ thờ ơ với điều này. Họ cho rằng ô nhiễm môi trường chỉ là những điều mà báo đài đưa tin, xa rời với cuộc sống của mình. Họ dửng dưng trước những hệ quả của ô nhiễm môi trường sống và cho rằng việc khắc phục điều này là của những người có thẩm quyền, không liên quan đến bản thân mình. Đó là sự lệch lạc từ trong chính nhận thức của họ. Điều này thật sai lầm và cần chấn chỉnh từ sớm. Những người thuộc thế hệ trẻ chính là hiện tại và tương lai của tổ quốc. Vì vậy, càng phải cống hiến, gắng sức bảo vệ môi trường sống của chính mình và cộng đồng. Để thay đổi lối sống này, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động giáo dục, tuyên truyền về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống và vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc này.

Mặc dù vậy, chúng ta cũng không thể hoàn toàn đùn đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho thế hệ trẻ. Bởi trái đất này là của tất cả mọi người, môi trường sống là của tất cả chúng ta. Cho nên dù là ai cũng cần có ý thức và hành động bảo vệ môi trường sống, dù là những điều nhỏ nhặt nhất.


Mẫu 3

Một quan điểm mà nhiều người ủng hộ là "Tuổi trẻ cần có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường sống". Thật vậy, nhìn từ góc độ này, chúng ta có thể thấy rõ ràng vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong việc xây dựng và bảo vệ môi trường sống. Họ không chỉ là nòng cốt của xã hội, mà còn là những người mang trong mình khả năng và nghĩa vụ lớn hơn trong công cuộc này.

Bảo vệ môi trường sống không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mỗi người mà còn là nhiệm vụ của cả xã hội. Đó là sự kết hợp của nhiều hoạt động như dọn dẹp vệ sinh, trồng cây, tiết kiệm năng lượng, và nhiều hành động khác. Tuy nhiên, sự đóng góp từ các tập thể, nhà máy, cơ quan cũng là yếu tố quan trọng. Đặc biệt, khi thế hệ trẻ tham gia vào những hoạt động này, chúng ta có thể thấy rõ hiệu quả và sức mạnh của sự đồng lòng trong việc bảo vệ môi trường sống. Chẳng hạn, các nhà máy có thể triệt để xử lý chất thải trước khi xả ra môi trường, các xưởng sản xuất có thể thực hiện khai thác tài nguyên một cách bền vững, và các tổ chức xã hội có thể tăng cường tuyên truyền và giáo dục về môi trường.

Sức trẻ và sự sáng tạo của thế hệ trẻ đã tạo ra một làn sóng mới trong hoạt động bảo vệ môi trường sống, với nhiều ý tưởng và hoạt động mới mẻ. Những hành động như đổi giấy, pin, vỏ sữa để lấy cây xanh và các sản phẩm thuần thiên nhiên là minh chứng rõ ràng cho sự chủ động và sáng tạo của giới trẻ trong việc bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, vẫn còn một phần của giới trẻ hiện nay vẫn chưa thể hiện sự quan tâm và nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Họ có thể cho rằng ô nhiễm môi trường là một vấn đề xa xôi, không liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ. Điều này là một thiếu sót nghiêm trọng trong nhận thức và cần phải được cải thiện. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, và việc họ tham gia vào công cuộc bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng.

Để thúc đẩy ý thức về bảo vệ môi trường sống, chúng ta cần tăng cường hoạt động giáo dục và tuyên truyền. Những hoạt động như tổ chức hội thảo, cuộc thi, và các chương trình giáo dục về môi trường có thể giúp nâng cao nhận thức và ý thức của giới trẻ về vấn đề này.

Tuy nhiên, trách nhiệm bảo vệ môi trường sống không chỉ thuộc về thế hệ trẻ mà còn là của tất cả mọi người. Bởi vì chúng ta cùng chia sẻ một không gian sống chung và môi trường là của tất cả chúng ta. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức và hành động để bảo vệ môi trường sống, dù là những hành động nhỏ nhặt nhất.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"