Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về hiện tượng băng tan.
2. Thân đoạn:
+ Vì sao hiện tượng băng tan xuất hiện.
+ Hiện tượng băng tan xuất hiện như thế nào?
+ Hiện tượng băng tan kết thúc như thế nào? Gây nên kết quả gì?
+ Nhận xét:
+ Hiện tượng băng tan có diễn ra thường xuyên không?
+ Hiện tượng băng tan có ảnh hưởng, tác động tốt/xấu gì cho con người hay không?
3. Kết đoạn:
- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về hiện tượng băng tan.
Mẫu 1
Băng tan ở hai cực là một hiện tượng tự nhiên được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Nó là hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu, và cũng là nguyên nhân chính gây hiện tượng mực nước biển dâng cao.
Băng ở hai cực bị nền nhiệt tăng cao của trái đất gây tan dần ra. Nó không tan từng chút một ở bề mặt, mà là nứt vỡ ra thành từng mảnh, trôi nổi trên mặt biển trước khi tan ra hoàn toàn. Những tảng băng ấy gây ra không ít những vụ tai nạn thương tâm trên biển, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Hơn nữa, băng tan còn khiến nhiều loài động vật mất đi nơi sinh sống, bị dồn vào con đường tuyệt chủng. Từ đó dẫn đến những mất cân bằng của thế giới tự nhiên. Cùng với đó, băng tan còn khiến nước biển dâng cao, gián tiếp gây nên hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển và dẫn đến nguy cơ nhấn chìm nhiều phần đất liền, thu hẹp phạm vi sinh sống của con người.
Với những tác hại ấy, hiện tượng băng tan ở hai cực khiến con người vô cùng lo ngại và tìm cách ứng phó. Và cách duy nhất chính là giải quyết nguyên nhân của hiện tượng này - tức giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Mẫu 2
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực). Biến đổi khí hậu trên trái đất khiến băng tan nhanh chóng và mực nước biển dâng cao. Việc này vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí có thể khiến nhiều thành phố ven biển biến mất. Trong đó có cả những thành phố thuộc Việt Nam.
Các nhà khoa học đã tính toán rằng, khi toàn bộ băng trên hành tinh tan chảy vì biến đổi khí hậu. Mực nước biển sẽ tăng lên 65m. Có thể dẫn đến hiện tượng “biển lấn” – nước biển xâm nhập sâu vào trong đất liền. Dẫn đến tình trạng các vùng đất ven biển, ven sông nhiễm mặn ngày càng nhiều. Đặc biệt, nó còn thiếu cả nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. Hơn nữa các đảo, quần đảo và các vùng ven biển cũng có thể sẽ bị nhấn chìm, con người sẽ mất đất, mất nhà.
Chúng đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhân loại. Nhân loại sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn đe dọa tới sự sống trên Trái Đất.
Mẫu 3
Băng tan hay còn gọi đầy đủ là băng tan ở hai cực là tên một hiện tượng tự nhiên do sự nóng lên của Trái đất gây ra. Đó là quá trình các khối băng lớn ở hai cực bị nứt và tách ra, tạo thành những mảng nhỏ trôi nổi trên đại dương. Theo thời gian, những tảng băng này sẽ chìm xuống mặt biển và tan chảy, tạo thành băng sông và tảng băng trôi mất đi sự ổn định và dễ bị tách rời, dịch chuyển hơn.
Những tác động tiêu cực của băng tan không phải trách nhiệm của bất kì một cá nhân nào mà nó là trách nhiệm của cả cộng đồng. Mỗi người trong chúng ta hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường, hay đúng hơn là bảo vệ chính cuộc sống của mình và những người xung quanh.
Mẫu 1
Trong bối cảnh Trái Đất đang đối mặt với tình trạng nóng lên toàn cầu, thì hiện tượng băng tan không còn xa lạ gì với chúng ta nữa.
Băng tan hay còn được gọi đầy đủ là băng tan tan ở các địa cực, là tên gọi của một hiện tượng tự nhiên được tạo ra do hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Đó là quá trình mà những khối băng lớn ở hai cực bị nứt vỡ, tách rời khỏi nhau tạo thành các mảng nhỏ trôi nổi trên đại dương. Theo thời gian, những mảnh băng này sẽ chìm xuống mặt biển và tan ra, khiến các sông băng và núi băng mất đi tính ổn định, dễ bị tách rời và dịch chuyển hơn. Khiến hiện tượng băng tan bị đẩy nhanh.
Như đã nói ở trên, nguyên nhân của hiện tượng này là do việc Trái Đất đang ngày càng nóng lên. Mà đây là hệ quả của hiệu ứng nhà kính. Hiểu một cách đơn giản, thì đây là hiệu ứng được tạo ra do có quá nhiều khí CO2 được thải ra trong môi trường do các hoạt động khai thác khí đốt, sản xuất công nghiệp, xe cộ… Khí CO2 và khí metan bay ra ngoài khí quyển, ngưng tụ lại thành một tầng khí ngăn cản quá trình bức xạ Mặt Trời phản xạ ra bên ngoài, khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng cao, làm cho băng tan.
Hệ quả của hiện tượng băng tan ở hai địa cực, đầu tiên chính là việc nhiều hòn đảo và các phần đất liền sát bờ biển đang dần bị nước nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Cùng với đó là hiện tượng nhiễm mặn của các vùng dân cư ven biển, khiến họ thiếu nguồn nước ngọt, gặp khó khăn trong sinh hoạt và trồng trọt. Ngoài ra, những mảng băng trôi nổi trên đại dương còn là mối nguy hiểm lớn cho tàu thuyền di chuyển trên biển, đó cũng là tác nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Bên cạnh đó, băng tan còn đồng nghĩa với việc ngôi nhà của các loài sinh vật sống ở hai địa cực đang dần biến mất. Khiến cho các loài động vật ở nơi đây mất diện tích sinh sống và thức ăn.
Những tác động tiêu cực đó của hiện tượng băng tan đang ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì thế, chúng ta cần phải có những chủ trương hợp lí, lâu dài để đẩy lùi hiệu ứng nhà kính, nhằm ngăn cản quá trình băng tan ở hai địa cực.
Mẫu 2
Trên thế giới này, có nhiều hiện tượng tự nhiên đẹp và kỳ diệu, nhưng cũng có những hiện tượng mang theo một cảnh báo mạnh mẽ về sự biến đổi khí hậu và mức độ tác động của con người. Một trong những hiện tượng đó chính là "hiện tượng băng tan". Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao các tảng băng lớn trên thế giới này lại tan chảy, tạo ra một chuỗi sự kiện ảnh hưởng lớn đến môi trường và cuộc sống hàng triệu người dân?
Băng tan là quá trình tự nhiên xảy ra khi nhiệt độ trái đất tăng lên do tăng lượng khí nhà kính, một hiện tượng chủ yếu do hoạt động của con người. Các vùng Bắc Cực và Nam Cực là nơi chứng kiến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng này. Thông thường, vào mùa đông, nước biển tại các vùng này đóng cứng thành băng, tạo ra những tảng băng lớn kéo dài hàng nghìn km. Tuy nhiên, khi mùa hè đến và nhiệt độ tăng, băng bắt đầu tan chảy.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là sự gia tăng lượng khí nhà kính như CO2 và mê tan trong khí quyển. Những chất này giữ lại nhiệt từ mặt đất, làm tăng nhiệt độ trái đất. Khi băng tan, nước từ băng chảy vào biển làm tăng mực nước biển, gây nguy cơ lớn cho các khu vực ven biển và đảo quốc. Nó cũng tác động lớn đến đời sống của các loài sinh vật sống trong môi trường băng, như gấu Bắc Cực và hải cẩu.
Băng tan không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là của toàn cầu. Việc nó tiếp tục gia tăng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như thiên tai, hạn hán, và mất mát lớn về đất đai. Điều này đặt ra một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, đòi hỏi sự hợp tác để giảm thiểu tác động của con người lên môi trường.
Chúng ta cần hành động ngay bây giờ để ngăn chặn sự gia tăng về mức nhiệt độ trái đất và bảo vệ các nguồn tài nguyên quý báu của hành tinh. Các biện pháp như giảm lượng khí nhà kính, chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, và bảo vệ các khu vực tự nhiên có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ hiện tượng băng tan và bảo vệ hành tinh chúng ta khỏi những biến đổi khí hậu nguy hiểm.
Mẫu 3
Cùng với nhu cầu phát triển, sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng cao của con người hiện đại kéo theo rất nhiều các vấn đề nguy hiểm đối với môi trường sống. Một trong những hệ lụy nguy hiểm ấy là nguy cơ biến đổi khí hậu mà hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách vở vẫn luôn nhắc tới.
Biến đổi khí hậu là gì? Chính là sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ khác thường so với tự nhiên, có thể là do con người hoặc thiên nhiên gây ra. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt là sự nóng lên toàn cầu, gây nên băng tan, nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết như mưa bão, lũ lụt, động đất xuất hiện ngày càng nhiều hơn và với mức độ nghiêm trọng cao hơn . Nhìn đến thành phố Hồ chí minh , khi mỗi lúc trời mưa hay đến khi chiều về, cả thành phố lại chìm trong biển nước vì hiện tượng thủy triều lên. Đây là một minh chứng cụ thể cho vấn nạn biến đổi khí hậu ở nước ta.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Có thể là do sự thay đổi của môi trường tự nhiên, các lớp hóa thạch, đất đá bị rạn nứt hay hiện tượng núi lửa phun trào cũng làm tác động nên phù sa của các con sông. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vẫn là do các hoạt động của con người. Với nhu cầu ăn ở, tiêu dùng nhà cửa tăng nhanh, con người sẵn sàng phá hủy rừng xanh để làm nơi cư trú. Khối lượng các nhà máy, khu công nghiệp nở rộ đồng nghĩa với lượng khí CO2, N20 thải vào trong không khí nhiều lên mỗi ngày làm cho tầng ozon của chúng ta dần bị thủng to hơn, dẫn đến nền nhiệt không khí tăng lên. Hiện trạng lượng rác thải sinh hoạt, sử dụng túi bóng nilon cả năm bị chôn vùi dưới đất cũng không bị phân hủy cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu.
Hiện trạng này kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến con người và thiên nhiên.. Khi hệ sinh thái bị mất cân bằng, số lượng rừng giảm mạnh, đồi trọc tăng cao làm tăng nguy cơ xói mòn, động đất sẽ gây nên cái chết của hàng trăm nghìn loài động vật và con người. Những vụ sóng thần ở Nhật bản, hay gần đây nhất là vụ lũ lụt ở Yên Bái đã cuốn trôi hết nhà cửa, tài sản, hoa màu của con người. Nó còn kéo theo các bệnh dịch nguy hiểm, có những căn bệnh con người chưa thể tìm ra phương thuốc để chữa trị. Rồi khi nhiệt độ không khí tăng cao, nóng bức ở cực Nam, cướp đi các tảng băng lớn của các chú gấu Nam cực, trong khi mùa đông ngày càng trở nên khắc nghiệt khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người càng trở nên khó khăn hơn.
Hiện tượng cá chết trắng cả mặt biển, hay con người Bắc Kinh khi đi ra đường đều phải đeo mặt nạ khí Oxy vì không khí quá bẩn là những hệ quả bị gây nên từ biến đổi khí hậu. Gần đây, số lượng người bị căn bệnh ung thư tăng lên chóng mặt chỉ vì bị nhiễm chì, nhiễm bẩn từ nguồn nước.
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chúng ta ngay từ bây giờ. Tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc, ngăn cấm chặt phá rừng đầu nguồn cần được triển khai nhanh chóng. Trừng phạt nghiêm minh đối với những trường hợp săn bắn động vật trái phép, làm mất cân bằng hệ sinh thái. Giảm thiểu sử dụng túi bóng nilon, các vật dụng khó tái chế, phân loại. Hiện nay, các nước tiên tiến đang tập trung sử dụng và phát triển nguồn năng lượng từ tự nhiên để bảo vệ tài nguyên , khoáng sản cũng là một cách tích cực. Quan trọng nhất vẫn phải nâng cao nhận thức của mọi người về biến đổi khí hậu, đồng thời tuyên truyền rộng rãi để cải thiện, bảo vệ môi trường sống.
Vì một trái đất luôn xanh - sạch - đẹp, là nguồn sống của chúng ta và biết bao thế hệ mai sau, tất cả mọi người hãy cùng nhau bảo vệ ngôi nhà Trái đất này.