Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về hiện tượng sạt lở đất.
2. Thân đoạn:
+ Vì sao hiện tượng sạt lở đất xuất hiện.
+ Hiện tượng sạt lở đất xuất hiện như thế nào?
+ Hiện tượng sạt lở đất kết thúc như thế nào? Gây nên kết quả gì?
+ Nhận xét:
+ Hiện tượng sạt lở đất có diễn ra thường xuyên không?
+ Hiện tượng sạt lở đất có ảnh hưởng, tác động tốt/xấu gì cho con người hay không?
3. Kết đoạn:
- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về hiện tượng sạt lở đất.
Mẫu 1
Chống sạt lở đất và lũ quét chưa bao giờ là một đề tài cũ. Nó luôn luôn nóng lên trong mỗi mùa mưa lũ. Bởi những thiệt hại về con người và tài sản mà chúng gây ra không những mất mát đau thương. Nó còn mang lại những hậu quả của thảm họa môi trường sinh thái trong hàng trăm năm.
Sạt lở đất là sự di chuyển của một khối đá, một tầng đất, những khối mảnh vụn của đất đá rời rạc nhau. Trượt xuống một con dốc trên triền núi, đồi, thậm chí một địa tầng.
Sạt lở đất luôn gây ra các hậu quả nghiêm trọng, các công trình dân sinh như trường học, nhà ở và các công trình công cộng khác. Đa số các công trình dân sinh bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất, lũ quét đều nằm ở vùng trung du miền núi. Nhất là những ngôi nhà nằm dưới chân núi.
Mẫu 2
Sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán là hiện tượng đất, đá bị sạt, trượt, lở do tác động của các điều kiện nêu trên. Liên kết trong cấu trúc đất đá của khu vực đó bị yếu đi do tác động của thời tiết và ngoại cảnh dẫn tới chúng không còn đủ chắc chắn để giữ vững cấu trúc ban đầu. Mưa lớn kéo dài làm cho lượng nước được tích tụ trong đất tăng lên dẫn tới phá vỡ mối liên kết của đất và đá ở cấu trúc địa hình sườn dốc hay dựng đứng, các mối liên kết giữa đất với đất, giữa đất và rễ cây không đủ bền chắc để có thể giữ được lớp đất đá ở địa hình sườn dốc dẫn đến việc sạt lở.
Sạt lở đất là hiện tượng thiên tai gây tác hại rất lớn tới sinh mạng và cuộc sống của con người, phá huỷ tài sản, nông sản, vật nuôi, gia súc, gia cầm các công trình kiến trúc và hơn hết là cả sinh mạng của con người.
Hiện tượng thiên tai này cũng phá vỡ cấu trúc địa hình của khu vực đó dẫn tới có thể cắt đứt nhiều công trình giao thông quan trọng khiến cho việc di chuyển khó khăn hơn, hỗ trợ người dân tại những khu vực này cũng sẽ vất vả hơn.
Mẫu 1
Sạt lở đất là hiện tượng địa chất có tính nguy hiểm cao. Hiện tượng này xảy ra khi có một khối đá hoặc một tầng đất hoặc những khối mảnh vụn của đất đá rời rạc trượt xuống một triền núi hoặc đồi, thậm chí một địa tầng. Khi trọng lực tác động lên một sườn dốc vượt quá lực cản của sườn dốc, sườn dốc sẽ bị trượt và xảy ra sạt lở. Hiện tượng này có thể xảy ra bất ngờ hoặc từ từ trong thời gian dài.
Các hoạt động của con người như nông nghiệp và xây dựng có thể làm tăng nguy cơ sạt lở đất. Tưới tiêu, phá rừng, đào xới và rò rỉ nước là một số hoạt động phổ biến có thể gây mất ổn định hoặc làm suy yếu độ dốc của đất. Sạt lở đất có thể xảy ra bất cứ đâu từ thành phố, thị trấn tới các khu đồi núi cao. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần có các hoạt động điều tra địa chất, quan trắc thực địa định kỳ để dự đoán các nguy cơ sạt lở đất tiềm ẩn, có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Sạt lở đất là hiện tượng thiên tai gây tác hại rất lớn tới sinh mạng và cuộc sống của con người, phá huỷ tài sản, nông sản, vật nuôi, gia súc, gia cầm các công trình kiến trúc và hơn hết là cả sinh mạng của con người.
Hiện tượng thiên tai này cũng phá vỡ cấu trúc địa hình của khu vực đó dẫn tới có thể cắt đứt nhiều công trình giao thông quan trọng khiến cho việc di chuyển khó khăn hơn, hỗ trợ người dân tại những khu vực này cũng sẽ vất vả hơn.
Mẫu 2
Đất trượt hay lở đất là một hiện tượng địa chất đề cập đến sự chuyển động của một phần nền đất so với phần khác theo một bề mặt do sự mất cân bằng về trọng lực. Mặc dù vai trò của trọng lực là yếu tố chính gây trượt, nhưng còn có những yếu tố khác góp phần làm mất cân bằng đối với sự ổn định mái dốc như ban đầu.
Hầu hết mọi vụ sạt lở đất đều có nguyên nhân, trong đó 3 nguyên nhân chính là địa chất, hình thái và hoạt động của con người. Thông thường nhất là tác động của ngoại lực gây nên. Sức bền vật liệu liên kết với nhau trên mái dốc, trên đỉnh đồi bị phá vỡ do tác động của ngoại lực. Thường là tác động của trọng lực. Những vụ sạt lở đất thông thường nhất là do mưa lớn. Nước làm phân rã tạm thời các mối liên kết của đất đá, rễ cây, thảm thực vật. Hoặc nước ngầm, tuyết tan và động đất.
Một số dấu hiệu có thể nhận biết sớm nguy cơ xảy ra sạt lở đất như: Mưa trong thời gian dài hoặc mưa với cường độ rất lớn trong nhiều giờ; Nước ở sông suối chuyển màu đục, trên mặt nước xuất hiện bọt; Nước chảy ra từ chân sườn dốc, khe, rãnh của sườn dốc mang theo bùn đất. Bên cạnh đó là xuất hiện vết rạn nứt ở bề mặt sườn dốc, bờ sông, suối; Nước chảy mặt trước chân sườn dốc có dấu hiệu bất thường như: trên mặt đất xuất hiện bùn lầy sũng nước, mực nước giếng ở khu vực sạt lở hoặc lân cận đột ngột tăng lên; Mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất ở khối trượt hạ thấp so với xung quanh. Ngoài ra, kết cấu của các công trình xây dựng trên mặt đất bị thay đổi như: cửa bị kẹt không thể đóng, mở; xuất hiện vết nứt trên tường nhà, tường bao; đồ vật trong nhà có hiện tượng rung hoặc dịch chuyển…; hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc dịch chuyển; đường ống nước bị vỡ, máng dẫn nước bị nghiêng, đổ. Một số dấu hiệu khác như: Xuất hiện vết nứt, hố sụt trên mặt đất ở sân, vườn, lối đi; mặt đất có hiện tượng phồng rộp khi bước lên thấy bùng nhùng, nước ngầm trào lên mặt đất; Cây cối bị nghiêng, gẫy đổ, xuất hiện những âm thanh lạ, tiếng va đập của các tảng đá khi bị dịch chuyển; tiếng động do công trình xây dựng trên mặt đất bị sập, đổ…
Bước vào mùa mưa bão, hiện tượng sạt lở đất xảy ra tại nhiều nơi, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của người dân. Khi có những dấu hiệu trên, người dân cần theo dõi thông tin cảnh báo lũ quét, sạt ở đất, thông báo cho chính quyền và những người xung quanh. Các lực lượng địa phương cần theo dõi và tiến hành di dời nếu có nguy cơ lớn, cần bảo vệ tính mạng trước tiên.