Viết văn bản thuyết minh giải thích hiện tượng hai mặt trời lớp 8

2024-09-14 09:18:55

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn: 

- Giới thiệu khái quát về hiện tượng hai mặt trời.

2. Thân đoạn:

+ Vì sao hiện tượng hai mặt trời xuất hiện.

+ Hiện tượng hai mặt trời xuất hiện như thế nào?

+ Hiện tượng hai mặt trời kết thúc như thế nào? Gây nên kết quả gì?

+ Nhận xét:

+ Hiện tượng hai mặt trời có diễn ra thường xuyên không?

+ Hiện tượng hai mặt trời có ảnh hưởng, tác động tốt/xấu gì cho con người hay không?

3. Kết đoạn:

- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về hiện tượng hai mặt trời.


Mẫu 1

Hiện tượng hai mặt trời là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của quầng bên cạnh Mặt Trời.

Mặt Trời thứ hai có thể xuất hiện như một đốm màu của ánh sáng ở bên trái hoặc bên phải của mặt trời, vị trí 22° và tại cùng một khoảng cách trên đường chân trời như Mặt Trời, trong quầng sáng băng. Chúng có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu trên thế giới trong bất cứ mùa nào, nhưng chúng không luôn luôn rõ ràng hoặc sáng. Mặt Trời thứ hai dễ thấy nhất khi mặt trời ở vị trí thấp.

Trong một vài trường hợp, mặt trời và mặt trăng đang có vị trí ở gần nhau, do điều kiện ánh sáng và hiệu ứng của máy ảnh nên thành dạng như vậy, hoặc có thể ảnh thứ 2 của mặt trời được tạo thành do ánh sáng mặt trời phản xạ 2 lần trong các hạt nước gây ra sự tạo ảnh trên các đám mây. 

Nhìn chung, hiện tượng này rất hiếm gặp, nhưng hiển nhiên cũng chỉ là một hiện tượng quang học thuần túy.


Mẫu 2

Hiện tượng hai Mặt Trời xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời trên cao đi qua các tinh thể băng trong không khí. Ngoài Mặt Trời thật ở vị trí trung tâm, người quan sát còn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu ở hai bên. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng.

Mặt trời thứ hai được hình thành khi những tinh thể băng hình lục giác trong những đám mây ti ở trên cao và lạnh trong điều kiện thời tiết rất lạnh, bởi những tinh thể băng trôi dạt trong không khí ở cao độ thấp. Những tinh thể này tác dụng như những lăng kính, làm bẻ cong các tia sáng đi qua chúng. Khi các tinh thể rơi trong không khí, chúng bị canh thẳng đứng, làm khúc xạ ánh sáng mặt trời theo phương ngang nên mặt trời thứ hai xuất hiện.

Người Hi Lạp cổ đại đã nhận ra rằng hai mặt trời là điềm báo mưa khá chính xác. Những tinh thể băng tạo ra vầng hào quang và mặt trời giả cũng hình thành nên những đám mây ti, chúng tạo nên loại mây tiêu biểu báo trước sự ngưng tụ nước ấm áp.


Mẫu 1

Có vô vàn hiện tượng tự nhiên mà chúng ta vẫn chưa rõ nguyên nhân, lý do tại sao chúng xảy ra. Trong đó phải kể đến hiện tượng hai mặt trời.

Thực tế, các chuyên gia khí tượng đã lý giải hiện tượng "hai mặt trời" là do sự khúc xạ và tán xạ ánh sáng trong khí quyển, tạo ra ảo ảnh của mặt trời trong điều kiện nhất định. Đây là hiện tượng khoa học, thường xảy ra ở vùng địa cực nhưng hiếm xuất hiện ở nơi khác. Trong đó, giả là một loại hào quang được tạo ra do sự khúc xạ ánh sáng Mặt Trời bởi các tinh thể băng trong khí quyển. Mặt Trời giả thông thường xuất hiện như một đốm màu của ánh sáng ở bên trái hoặc bên phải của Mặt Trời, vị trí khoảng 22° ở bên trái và bên phải Mặt Trời, cùng độ cao với Mặt Trời so với đường chân trời. Chúng có thể được nhìn thấy ở ở bất kì thời điểm nào trong năm, nhưng chúng không luôn luôn rõ ràng hoặc sáng. Mặt Trời giả dễ thấy nhất khi ở gần đường chân trời.

Mặt trời giả thường có màu hơi nhuốm đỏ ở phía đối diện với mặt trời và có thể loe thêm những cái đuôi trắng-xanh vắt ngang ra xa. Cái đuôi của mặt trời giả hình thành bởi ánh sáng đi qua tinh thể ở những góc khác với góc lệch tối ưu.

Chỉ vì chúng hình thành từ những tinh thể băng không có nghĩa là mặt trời giả chỉ có thể xuất hiện trong thời tiết giá lạnh. Chúng có thể xuất hiện mọi lúc trong năm và ở mọi nơi, mặc dù chúng dễ nhìn thấy nhất khi mặt trời ở thấp trên đường chân trời vào tháng 1, tháng 4, tháng 8 và tháng 10. Chúng còn xuất hiện khi những tinh thể băng trong khí quyển có nhiều, nhưng chúng có thể được nhìn thấy ở mọi nơi và mọi lúc, miễn là có những đám mây ti. Khi mặt trời dâng lên cao, mặt trời giả thật sự có thể trôi giạt ra khỏi điểm 22 độ. Cuối cùng, mặt trời leo lên đến một điểm đủ cao thì mặt trời giả hoàn toàn biến mất.

Hiện tượng 2 hay nhiều mặt trời xảy ra khá nhiều và do 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là hiện tượng tự nhiên do sự khúc xạ, phản xạ ánh sáng trong những điều kiện thời tiết, vị trí, môi trường đặc biệt dưới các lớp mây, băng tinh thể... Các hiện tượng đó có thể kể đến như Sun dog (mặt trời giả). Nếu xuất hiện hiện tượng này, người dân có thể nhìn thấy 2 - 3 mặt trời giả xung quanh mặt trời thật bằng mắt thường.

Hiện tượng hai mặt trời là một sự thú vị của thiên nhiên và chắc hẳn bất cứ ai đều mong muốn có thể chứng kiến hiện tượng này ít nhất một lần trong đời.


Mẫu 2

Hiện tượng 2 hoặc 3 mặt trời cùng xuất hiện là hiện tượng khá hiếm. Theo đó, hiện tượng này xảy ra do sự khúc xạ và tán xạ của ánh sáng trong khí quyển khi gặp điều kiện phù hợp, tạo ra một hoặc nhiều ảnh ảo của mặt trời.

Mặt trời giả được hình thành khi những tinh thể băng hình lục giác trong những đám mây ti ở trên cao và lạnh trong điều kiện thời tiết rất lạnh, bởi những tinh thể băng trôi dạt trong không khí ở cao độ thấp. Những tinh thể này tác dụng như những lăng kính, làm bẻ cong các tia sáng đi qua chúng. Khi các tinh thể rơi trong không khí, chúng bị canh thẳng đứng, làm khúc xạ ánh sáng mặt trời theo phương ngang nên mặt trời giả xuất hiện. Chuyên gia giải thích lý do hình thành của nó liên quan đến sự phong phú của các khối không khí lạnh và hơi nước trong khí quyển. Hơi nước trong khí quyển ngưng tụ thành các tinh thể băng nhỏ, chúng khúc xạ khi ánh sáng mặt trời chiếu vào chúng, tạo thành "cái bóng" của mặt trời. Từ đó dẫn đến việc, có mặt trời "nhân bản".  

Hiện tượng hai mặt trời thường xuất hiện trong một số điều kiện môi trường duy nhất và trong một thời gian ngắn. Đặc biệt là khi các đám mây gần mặt trời tương đối dày. Những đám mây này tên là mây ti, có hình dạng giống như sợi tơ và bông gòn, chứa các tinh thể băng hoạt động như các lăng kính nhỏ.  

Những tinh thể băng này làm khúc xạ tia nắng của mặt trời. Điều này có nghĩa là chúng sẽ làm lệch một phần tia sáng mặt trời đến một nơi khác tạo thành điểm cận nhật. Nhờ đó xuất hiện hình ảnh mặt trời thứ 2 hoặc 3 hoặc nhiều hơn lần lượt đứng phía sau đám mây, nhưng nó kém sáng hơn so với mặt trời thật.  

Hiện tượng này không phải là hiếm, nhưng cần phải có điều kiện và góc nhìn cụ thể mới thấy được. Thông thường, hiện tượng hai mặt trời xảy ra vào sáng sớm hoặc hoàng hôn khi mặt trời ở dưới đường chân trời.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"