Dàn ý chi tiết
1. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận ở dạng khái quát nhất và định hướng đi, phạm vi của bài viết: Lòng biết ơn của con người.
2. Thân bài:
a. Giải thích
Biết ơn: là thái độ cảm kích, trân trọng trước những hành động, những việc tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Bên cạnh đó, biết ơn còn là sự đền đáp trước sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa đến nay, chúng ta phải có ý thức học tập, giữ gìn và noi theo truyền thống này.
b. Phân tích
Lòng biết ơn thể hiện thái độ trân trọng của người được giúp đỡ với người đã giúp đỡ mình. Trong một xã hội, con người thường xuyên giúp đỡ nhau và biết ơn người đã giúp đỡ mình là một xã hội tràn ngập tình yêu thương, vô cùng đáng sống.
Lòng biết ơn mang đến cho con người nhiều thông điệp tốt đẹp: khi chúng ta biết nói cảm ơn với người đã giúp đỡ mình, bản thân chúng ta đã tốt lên rất nhiều.
Lòng biết ơn giúp con người có những định hướng và hành động đúng đắn giúp chúng ta rèn luyện những đức tính tốt đẹp khác như: sống có ích, yêu thương,… truyền tải những thông điệp tích cực ra xã hội.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người có lòng biết ơn để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người được người khác giúp đỡ nhưng lại có thái độ thờ ơ, dửng dưng, ngoảnh mặt làm ngơ. Lại có những người đứng nhìn người khác gặp hoàn cảnh khó khăn mà không giúp đỡ,… đây là những hành động sai lệch mà chúng ta cần bài trừ.
3. Kết bài:
Tổng kết, đánh giá lại vấn đề. Liên hệ bản thân.
Mẫu 1
“Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa hình ảnh người lính trẻ tuổi, vẫn còn hồn nhiên nhưng nguyện hy sinh tuổi thanh xuân cho Tổ quốc. Họ luôn giữ vững tinh thần lạc quan, niềm tin vào tương lai. Mùa xuân của người lính hay chính là mùa xuân của đất nước đã trở nên bất tử và vì lẽ đó, chúng ta càng thấy được giá trị của lòng biết ơn trong cuộc sống là vô cùng quan trọng.
“Đền ơn đáp nghĩa” vốn là một nghĩa cử đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam. Lòng biết ơn từ lâu đã được coi là một truyền thống đạo đức cần được gìn giữ và phát huy.
Ông cha ta xưa có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một lời nhắc nhở cho con cháu phải biết sống có trước có sau, biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Không phải tự nhiên mà chúng ta có được cuộc sống ấm no, đầy đủ như hiện tại. Đó là thành quả của nhiều người đã vất vả làm nên. Bố mẹ không quản khó khăn, chăm lo, nuôi dưỡng chúng ta nên người. Thầy cô ngày ngày đứng trên bục giảng, tận tâm truyền tải kiến thức tới học sinh… Và còn rất nhiều người đã và đang hy sinh thầm lặng, ngày đêm miệt mài lao động để đem lại cuộc sống yên bình, ấm no trên mảnh đất quê hương.
Thế hệ trẻ hôm nay là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng biết ơn là đạo lý muôn đời, là những người tiếp nối các thế hệ đi trước, chúng ta cần có những hành động cụ thể để đạo lý này vẫn mãi được duy trì và truyền lại cho mai sau.
Mẫu 3
Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” giúp em thêm cảm phục, tự hào và biết ơn những người lính và từ đó thấy được tầm quan trọng trong việc xây dựng lòng biết ơn trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Lòng biết ơn từ lâu đã trở thành một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta và được răn dạy, thể hiện qua nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khác nhau. Lòng biết ơn là sự cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình. Lòng biết ơn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: người sau nhớ ơn công lao của thế hệ đi trước, con cái biết ơn cha mẹ, người được giúp đỡ mang ơn những mạnh thường quân,… lòng biết ơn luôn tồn tại trong cuộc sống này và lan tỏa vô cùng tốt đẹp.
Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với lòng biết ơn, yêu thương và trân trọng mọi người để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Mẫu 1
Tác phẩm “Đồng dao mùa xuân” chính là lời ngợi ca về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ, qua đó gửi đến độc giả những thông điệp giá trị về lòng biết ơn của mỗi con người trong cuộc sống.
Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người. Đó là một thứ tình cảm vô cùng quý báu của mỗi con người.
Việc rèn cho mình lối sống ơn nghĩa không chỉ giúp ta nhận được sự tôn trọng của người khác mà còn mang đến vô vàn điều ý nghĩa cho chính bản thân. Hãy sống một cách chuẩn mực như ông cha đã răn dạy: “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Mẫu 1
Từ xa xưa ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”. Đó đều là những lời đúc rút kinh nghiệm, là bài học quý báu mà ông cha ta để lại cho con cháu. Thật vậy, lòng biết ơn luôn là thái độ sống cần phải nâng niu và trân trọng. Nó sẽ giúp ta trở thành người có ích hơn trong cuộc sống này.
Lòng biết ơn là ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác. Lòng biết ơn sẽ đánh giá được nhân cách của mỗi con người, là thước đo giá trị của chúng ta. Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, ghi nhận sự giúp đỡ ấy chính là ta đã trân trọng họ. Còn gì hạnh phúc hơn khi được người khác trân trọng mình. Hãy sống có lòng biết ơn để được mọi người yêu quý và kính trọng.
Là một người cháu, người con trong gia đình thì biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ cũng là đạo lí. Tục thờ cúng ông bà, tổ tiên cũng chính là thể hiện lòng biết ơn của con cháu với bậc sinh thành đã có công dưỡng đục chúng ta nên người. Chúng ta phải biết lễ phép với ông bà, cha mẹ. Đó là một nét đẹp văn hóa mà ít dân tộc nào có được.
Hay ngày 27/7 hằng năm những người lính họ đã đã trở thành ngày tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, thương binh, liệt sĩ vì họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, tuổi trẻ, hay cả tính mạng mình để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc. Là thế hệ trẻ chúng ta không chỉ học tập mà cũng phải bảo vệ, giữ gìn nền độc lập mà khó khăn mới có được như ngày hôm nay. Chính vì thế mà để thể hiện lòng biết ơn thì mỗi chúng ta có thể đến quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, cắt cỏ để nơi đây mãi sạch sẽ. Và truyền thống ấy đã được duy trì và phát huy trong mấy chục năm qua và ngày càng trở nên lớn mạnh.
Và còn cả những người mẹ Việt Nam anh hùng khi họ đã phải hi sinh người chồng, người con của mình để bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Những người phụ nữ ấy đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn của cuộc sống, phải trải qua cảm giác sống cô đơn lẻ bóng một mình. Vì thế mà chúng ta phải biết ơn họ bằng cách đến quét dọn nhà cửa, nói chuyện với mẹ để mẹ vơi đi nỗi cô đơn.
Lòng biết ơn sẽ giúp con người ta trưởng thành hơn, biết trân trọng những người xung quanh ta và những gì ta đang có. Mỗi người cần có cho mình lòng biết ơn người khác, biết sống vì người.
Cuộc sống ngày nay thì ngày càng trở nên bận rộn, mỗi chúng ta đều dần dần quên đi việc phải biết ơn người khác. Lòng biết ơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống này. “Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn. Nếu luôn luôn chỉ nhìn thấy những gì mình không có thì bạn sẽ không bao giờ có đủ được”.-Oprah Winfrey. Hay “Hãy để sự biết ơn làm gối để bạn quỳ lên nói lời cầu nguyện hàng đêm. Và hãy để đức tin làm cầu để đưa giúp bạn đi khỏi cái xấu đến với cái tốt”.-Maya Anglou.
Và thế hệ trẻ cần có những hành động không cần phô trương bởi lòng biết ơn xuất phát từ tấm lòng của mỗi con người. Thường xuyên thể hiện lòng biết ơn với những người đã tạo ra thành quả lao động. Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà cha ông ta để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới, phải phấn đấu rèn luyện nhân cách tốt để trở thành người có ích trong xã hội. Chúng ta cần lên án những người không có lòng biết ơn, vô ơn, ăn cháo đá bát… trong xã hội hiện hay. Là một người trẻ hãy sống sao cho có ý nghĩa.
Là một người trẻ trong xã hội đang ngày càng phát triển chúng ta càng cần có trong mình lòng biết ơn. Hãy biết trân trọng những gì chúng ta đang có và biết ơn về điều đấy bởi lòng biết ơn sẽ dạy cho ta có một nhân cách tốt, có cách ứng xử cao đẹp.
Mẫu 2
R.Tago đã từng nói: “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm”. Câu nói trên nhằm nhấn mạnh với chúng ta về tầm quan trọng của lòng biết ơn đối với những người đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho cuộc đời.
Bài thơ Đồng dao mùa xuân đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội thầm lặng, bởi họ đã bỏ công sức của mình để làm đẹp cho đời, họ mang trong mình những phẩm chất và đức tính tốt đẹp, đáng để chúng ta trân trọng và ngợi ca.Những người cống hiến là những người quên đi những lợi ích vị kỉ, cá nhân tầm thường, họ đem trí tuệ, sức lực nhỏ bé của bản thân mình để đóng góp cho lợi ích chung, hi sinh cái tôi cá nhân vì cái ta chung của cả xã hội. Đặc biệt ở đây là từ “thầm lặng”, điều đó biểu hiện sự âm thầm, không màng danh lợi, không cầu được vinh danh, họ vẫn miệt mài làm việc và cống hiến những tinh tuý cho cuộc đời cho dù có thể không được nhớ mặt đặt tên. Họ có thể là những con người nhỏ bé xung quanh ta, có thể là cô lao công quét rác, người công nhân, chú bảo vệ hay cả những bác sĩ đang ngày đêm làm việc để cứu sống bệnh nhân, những thầy cô miệt mài soạn từng trang giáo án. Họ làm những công việc đời thường nhưng mang những ý nghĩa phi thường. Và điều cần thiết là mỗi chúng ta cần biết ơn, trân trọng những công việc mà họ làm.Cuộc sống vội vã ngoài kia đã khiến đôi lúc con người quên đi việc phải quan tâm và suy nghĩ cho người khác. Chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận những giá trị cốt lõi tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho chúng ta. Mỗi giây mỗi phút trôi qua đang có những con người đang không ngừng cố gắng nỗ lực góp công sức của mình dù nhỏ bé để dâng hiến cho đời. Họ là những người có lí tưởng vô cùng cao đẹp, họ mang trong mình một trái tim yêu thương vô cùng ấm áp, một tâm hồn nhiệt huyết cống hiến và một tinh thần lạc quan trước những khó khăn của cuộc đời. Không khó để bắt gặp hình ảnh những cô lao công khi màn đêm buông xuống vẫn miệt mài quét rác ngoài đường phố, làm sạch môi trường xung quanh và làm đẹp cho đời. Dù công việc có vất vả nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi. Hay gần gũi hơn là sự hi sinh thầm lặng hàng ngày của cha mẹ chúng ta. Đó là những bữa cơm ngon ta ăn mỗi ngày, quần áo đẹp ta mặc, tất cả đều đến từ công sức làm việc của bậc sinh thành. Họ không ngại khó khăn để mang lại cho chúng ta cuộc sống đủ đầy nhất, làm tất cả những gì tốt nhất cho con của mình. Những người thầm lặng cống hiến như thế, họ có thể đánh đổi tính mạng, xuân xanh, hạnh phúc, chúng ta có khi không “nhớ mặt”, “đặt tên” nhưng chính họ đã cống hiến và làm nên “đất nước”. Sự hi sinh và cống hiến thầm lặng ấy đem lại những ý nghĩa rất cao quý. Những việc làm ấy của họ nhằm thể hiện tình yêu thương, sự cho đi không đòi hỏi nhận lại, chẳng mong cầu được vinh danh hay được ai nhớ tên. Nó còn giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn, khiến xã hội trở nên văn minh, phát triển. Và chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với họ, đó là điều vô cùng cần thiết. Để ta có được một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay có biết bao nhiêu con người đã từng hi sinh công sức, của cải và cả mạng sống của bản thân mình.Thực tế cuộc sống đã cho thấy sự cống hiến thầm lặng luôn ở quanh ta. Trong đợt dịch Covid-19, cả đất nước gồng mình chống dịch, ta không thể không nhắc đến những thiên thần áo trắng, đội ngũ y bác sĩ luôn túc trực ngày đêm, làm hết khả năng của bản thân mình để chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh. Họ là những người tiếp xúc gần nhất với mầm bệnh, họ phải biết cách bảo vệ bản thân mình và cả những người xung quanh, họ luôn phải làm việc không ngừng nghỉ. Hay ngày nay càng có nhiều những đội sinh viên tình nguyện, thu hút rất nhiều những bạn sinh viên nhiệt huyết, năng nổ tham gia. Họ là minh chứng cho hình ảnh những con người luôn cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình vì công việc chung, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn. Những người như vậy đáng để chúng ta ngợi ca và cảm phụcTừ đó, mỗi chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đang ngày đêm cống hiến, hi sinh thầm lặng cho cuộc đời. Họ là những người có phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta học tập và noi theo. Nhưng đáng buồn thay vẫn có những người sống vị kỉ, chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân mình mà quên đi việc cống hiến cho xã hội. Họ đáng bị xã hội lên án phê phán. Do đó, điều cần thiết là chúng ta cần nhận thức đúng đắn những giá trị của cuộc sống, phải có lòng biết ơn đối với những người cho ta hạnh phúc. Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ mọi người xung quanh và sống sao cho đúng ý nghĩa của cuộc sống.
Sự biết ơn, trân trọng những thành quả và tri ân với những người đã tạo ra nó là một điều vô cùng quan trọng. Họ là những con người đã hi sinh lặng lẽ cho cuộc đời, để cuộc sống của chúng ta được trải dài trên những trang tình cảm cao đẹp, để ta có được một bến neo đậu trong tâm hồn. Là học sinh chúng ta hãy cố gắng học tập rèn luyện để có thể góp phần nhỏ bé giúp ích cho cộng đồng xã hội.
R.Tago đã từng nói: “Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm”. Câu nói trên nhằm nhấn mạnh với chúng ta về tầm quan trọng của lòng biết ơn đối với những người đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho cuộc đời.
Bài thơ Đồng dao mùa xuân đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội thầm lặng, bởi họ đã bỏ công sức của mình để làm đẹp cho đời, họ mang trong mình những phẩm chất và đức tính tốt đẹp, đáng để chúng ta trân trọng và ngợi ca.Những người cống hiến là những người quên đi những lợi ích vị kỉ, cá nhân tầm thường, họ đem trí tuệ, sức lực nhỏ bé của bản thân mình để đóng góp cho lợi ích chung, hi sinh cái tôi cá nhân vì cái ta chung của cả xã hội. Đặc biệt ở đây là từ “thầm lặng”, điều đó biểu hiện sự âm thầm, không màng danh lợi, không cầu được vinh danh, họ vẫn miệt mài làm việc và cống hiến những tinh tuý cho cuộc đời cho dù có thể không được nhớ mặt đặt tên. Họ có thể là những con người nhỏ bé xung quanh ta, có thể là cô lao công quét rác, người công nhân, chú bảo vệ hay cả những bác sĩ đang ngày đêm làm việc để cứu sống bệnh nhân, những thầy cô miệt mài soạn từng trang giáo án. Họ làm những công việc đời thường nhưng mang những ý nghĩa phi thường. Và điều cần thiết là mỗi chúng ta cần biết ơn, trân trọng những công việc mà họ làm.Cuộc sống vội vã ngoài kia đã khiến đôi lúc con người quên đi việc phải quan tâm và suy nghĩ cho người khác. Chúng ta hãy sống chậm lại để cảm nhận những giá trị cốt lõi tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho chúng ta. Mỗi giây mỗi phút trôi qua đang có những con người đang không ngừng cố gắng nỗ lực góp công sức của mình dù nhỏ bé để dâng hiến cho đời. Họ là những người có lí tưởng vô cùng cao đẹp, họ mang trong mình một trái tim yêu thương vô cùng ấm áp, một tâm hồn nhiệt huyết cống hiến và một tinh thần lạc quan trước những khó khăn của cuộc đời. Không khó để bắt gặp hình ảnh những cô lao công khi màn đêm buông xuống vẫn miệt mài quét rác ngoài đường phố, làm sạch môi trường xung quanh và làm đẹp cho đời. Dù công việc có vất vả nhưng nụ cười vẫn luôn nở trên môi. Hay gần gũi hơn là sự hi sinh thầm lặng hàng ngày của cha mẹ chúng ta. Đó là những bữa cơm ngon ta ăn mỗi ngày, quần áo đẹp ta mặc, tất cả đều đến từ công sức làm việc của bậc sinh thành. Họ không ngại khó khăn để mang lại cho chúng ta cuộc sống đủ đầy nhất, làm tất cả những gì tốt nhất cho con của mình. Những người thầm lặng cống hiến như thế, họ có thể đánh đổi tính mạng, xuân xanh, hạnh phúc, chúng ta có khi không “nhớ mặt”, “đặt tên” nhưng chính họ đã cống hiến và làm nên “đất nước”. Sự hi sinh và cống hiến thầm lặng ấy đem lại những ý nghĩa rất cao quý. Những việc làm ấy của họ nhằm thể hiện tình yêu thương, sự cho đi không đòi hỏi nhận lại, chẳng mong cầu được vinh danh hay được ai nhớ tên. Nó còn giúp cuộc sống trở nên tươi đẹp và có ý nghĩa hơn, khiến xã hội trở nên văn minh, phát triển. Và chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với họ, đó là điều vô cùng cần thiết. Để ta có được một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay có biết bao nhiêu con người đã từng hi sinh công sức, của cải và cả mạng sống của bản thân mình.Thực tế cuộc sống đã cho thấy sự cống hiến thầm lặng luôn ở quanh ta. Trong đợt dịch Covid-19, cả đất nước gồng mình chống dịch, ta không thể không nhắc đến những thiên thần áo trắng, đội ngũ y bác sĩ luôn túc trực ngày đêm, làm hết khả năng của bản thân mình để chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh. Họ là những người tiếp xúc gần nhất với mầm bệnh, họ phải biết cách bảo vệ bản thân mình và cả những người xung quanh, họ luôn phải làm việc không ngừng nghỉ. Hay ngày nay càng có nhiều những đội sinh viên tình nguyện, thu hút rất nhiều những bạn sinh viên nhiệt huyết, năng nổ tham gia. Họ là minh chứng cho hình ảnh những con người luôn cống hiến một phần sức lực nhỏ bé của mình vì công việc chung, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu may mắn. Những người như vậy đáng để chúng ta ngợi ca và cảm phụcTừ đó, mỗi chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đang ngày đêm cống hiến, hi sinh thầm lặng cho cuộc đời. Họ là những người có phẩm chất tốt đẹp đáng để chúng ta học tập và noi theo. Nhưng đáng buồn thay vẫn có những người sống vị kỉ, chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân mình mà quên đi việc cống hiến cho xã hội. Họ đáng bị xã hội lên án phê phán. Do đó, điều cần thiết là chúng ta cần nhận thức đúng đắn những giá trị của cuộc sống, phải có lòng biết ơn đối với những người cho ta hạnh phúc. Chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ mọi người xung quanh và sống sao cho đúng ý nghĩa của cuộc sống.
Sự biết ơn, trân trọng những thành quả và tri ân với những người đã tạo ra nó là một điều vô cùng quan trọng. Họ là những con người đã hi sinh lặng lẽ cho cuộc đời, để cuộc sống của chúng ta được trải dài trên những trang tình cảm cao đẹp, để ta có được một bến neo đậu trong tâm hồn. Là học sinh chúng ta hãy cố gắng học tập rèn luyện để có thể góp phần nhỏ bé giúp ích cho cộng đồng xã hội.
Mẫu 3
Không phải tự nhiên mà Amburgh đã phải khẳng định chắc chắn rằng: “Không có kẻ nào bần cùng, thiếu thốn bằng những người không có lòng biết ơn”. Thế mới biết lòng biết ơn trong cuộc sống này có ý nghĩa biết nhường nào đối với mối quan hệ người – người.
Ngay từ khi sinh ra, nếu đã là con người thì ai cũng phải mang trong mình lòng biết ơn cha mẹ - đấng sinh thành đã cưu mang cho ta có mặt trên cuộc sống tươi đẹp này, cất công chăm sóc, nuôi dưỡng ta lớn khôn từng ngày, dạy ta cất tiếng nói đầu tiên, chập chững những bước đầu đời. Lớn lên khi đến trường, ta lại biết ơn thầy cô đã truyền đạt tri thức, dạy cho ta những bài học đạo lý làm người, dìu dắt ta trở thành con người có ích trong cuộc sống. Cuộc sống bình yên ngày hôm nay đánh đổi bằng biết bao xương máu của ông cha, gợi nhắc ta niềm biết ơn. Cuộc sống thú vị với những thành tựu khoa học kĩ thuật, những sáng tạo nghệ thuật, đánh đổi bằng công sức lao động của bao người, gợi nhắc ta niềm biết ơn. Tất cả mọi thành quả trên đời không phải tự nhiên mà có, ta lại đang được thụ hưởng những thành quả ấy, lẽ nào ta không mảy may biết ơn một chút nào?
“Uống nước” phải nhớ về “nguồn”, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Thừa hưởng truyền thống đạo lý tốt đẹp đó, chúng ta cũng có những ngày kỉ niệm những công lao của những con người. Là con cháu Lạc Hồng, ai mà không nhớ đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, ngày giỗ tổ Hùng Vương – dịp để con cháu người Việt Nam chúng ta đến thắp những nén hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn, thành kính. Ngày 8 tháng 3, ngày Quốc tế Phụ nữ, ta nhớ đến những người bà, người mẹ, người chị, người phụ nữ thầm lặng mà cao đẹp. Tuổi học trò ngây thơ, trao cho cô một cánh hoa hồng nhân 20/11… Trong khi cả thế giới hướng về lòng biết ơn như một điều gì thiêng liêng, lẽ nào bản thân lại đi ngược lại những gì đã trở thành đạo lý, lại không mảy may biết ơn một chút nào?
Biết bao điều để ta đặt vào đó lòng biết ơn, với người đã nhắc mình quên chưa gạt chân chống xe, với người đã mang cho mình một niềm vui, một lời an ủi,… Có khi chỉ đơn giản như thế thôi, lòng biết ơn như một thứ xúc cảm nhẹ nhàng, một mối lâng lâng trong lòng không chỉ là sự cảm kích đơn thuần vì người ta đã giúp đỡ mình mà còn là niềm vui khó tả rằng thì ra trên đời còn biết bao điều tốt, người tốt, là sự thúc giục bản thân cũng hãy giúp đỡ những người xung quanh, hãy làm một điều gì tốt đẹp để lòng thấy thỏa và thấy xứng đáng với niềm biết ơn kia. Sống với tấm lòng và trái tim luôn biết ơn người khác, đó là khởi nguồn nuôi dưỡng của biết bao đức tính tốt đẹp. Và biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn là ở chỗ, không phải ngồi nhớ mãi hay tưởng niệm suông về những người đã giúp đỡ mình mà là tạo thêm cơ hội cho lòng biết ơn, nói cách khác là tạo ơn thật nhiều. Tạo ơn cũng chẳng phải để người khác biết ơn mình, để được cảm kích, được biết đến mà cốt để biết ơn cuộc sống đã cho ta cơ hội tạo ơn và biết ơn…
Song nếu như con người không có lòng biết ơn, nếu như phải sống trong xã hội mà không ai mảy may nghĩ đến những điều tốt đã làm thì không chỉ đơn giản là sự bần cùng trong tâm hồn như Amburgh đã nói mà còn là sự lạnh lùng, vô cảm giữa xã hội người, sự kết nối mất chân thành của mối quan hệ người – người. Nhưng thật đáng buồn khi càng ngày, cái “nếu như” ấy càng trở thành sự thật. Những con người “ăn cháo đá bát” không còn chỉ xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích như Lý Thông bội bạc Thạch Sanh nữa mà đã hóa đời thật, khiến ta giật mình trước những bài báo con giết cha để lấy tiền đi chơi, trước những hành động lật lọng vô tình đáng phê phán…
Lòng biết ơn, là câu chuyện của cảm xúc, của tình người hay là câu chuyện của làm người, của tình người?