Hãy viết bài giới thiệu cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ lớp 8

2024-09-14 09:19:12

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu cuốn sách tới người nghe.

2. Thân bài: Trình bày những thông tin quan trọng về cuốn sách (tác giả, năm xuất bản, nội dung của tác phẩm, một vài nét nổi bật về nghệ thuật, sự đón nhận của độc giả,…)

+ Chương 1 "Tóm lại đã hết một ngày" và chương 2 "Bố mẹ tuyệt vời" đã làm cho tôi đánh giá cao hơn tình cảm và quan tâm của gia đình, đặc biệt là tình yêu của mẹ và sự quan tâm đến sức khỏe của tôi khi còn nhỏ. 

+ Cuốn sách cũng đề cập đến những trò chơi và hoạt động vui nhộn của tuổi thơ, làm cho tôi nhớ lại những khoảnh khắc tươi đẹp bên bạn bè trong xóm. Những ký ức này luôn mang lại niềm vui và tiếng cười trong tôi. Cuốn sách cũng thể hiện tinh thần sáng tạo và tò mò của tuổi thơ, khi các nhân vật chính thay đổi cách họ nhìn thế giới và đặt ra những câu hỏi thú vị.

+ Cuốn sách khiến tôi suy ngẫm về sự khác biệt giữa tuổi thơ và người trưởng thành, cũng như sự khát khao giữ lại tinh thần trẻ con giữa những áp lực và trách nhiệm của cuộc sống người lớn.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về cuốn sách, khích lệ người nghe tìm đọc.

- Cuốn sách "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là một cuốn sách, mà là một hành trình hoài niệm đáng nhớ. Nó mang đến cảm giác như một vé thời gian đưa chúng ta trở lại với những ngày thơ ấu, nơi chúng ta thỏa sức vui chơi, tạo dấu ấn trong trái tim mình. Tác giả đã để lại thông điệp rằng tuổi thơ là khoảnh khắc đáng trân trọng, và việc giữ lại tinh thần trẻ con trong mình là điều quý báu. Điều này thực sự đáng suy ngẫm và trân trọng, và cuốn sách này đã giúp chúng ta nhớ lại những khoảnh khắc đó một cách đẹp đẽ.


Mẫu 1

Mỗi người chúng ta, không kể ở đâu và làm gì, đều từng trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ của tuổi thơ. Cuốn sách “Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là một tác phẩm văn học, mà còn là một hành trình trở về quá khứ, đưa chúng ta đến những ngày thơ bé đầy hứng khởi. Trong từng trang sách, chúng ta được chứng kiến những kí ức chung của tất cả mọi người, những buổi học đầy sôi động, những trò chơi vui nhộn và những giấc mơ to lớn của tuổi trẻ.

Nhà văn đã tạo ra nhóm bạn tinh nghịch gồm Tủn, Tí, Sún, Hải Cò và Cu Mùi, những nhân vật đầy sáng tạo nhưng đầy thực tế. Khi đọc, ta không chỉ nhìn thấy hình ảnh của chính mình, mà còn nhận ra những đặc điểm đáng yêu của bạn bè thân thiết. Những chuyến phiêu lưu, những trò đùa trong sách không chỉ là câu chuyện riêng biệt của những đứa trẻ, mà còn là hình ảnh của tất cả chúng ta khi còn trẻ.

Nhà văn đã viết: "Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em". Và thật đúng, đối với mỗi người, tuổi thơ là kho báu không giới hạn của những kí ức và cảm xúc. Đọc cuốn sách này, tôi nhớ về những tháng ngày vui tươi, những chiều chơi đùa không mệt mỏi, và những kí ức trân quý. Cuốn sách giống như một chiếc vé đưa tôi quay về tuổi thơ, để tôi có thể cười, khóc, và chạm vào những đỉnh cao của hạnh phúc trẻ thơ. Nếu bạn muốn trải nghiệm lại một lần nữa hương vị của tuổi thơ, hãy xin một vé đi cùng với Nguyễn Nhật Ánh và cuốn sách "Cho tôi một vé đi tuổi thơ".


Mẫu 2

Cuốn sách "Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ" của tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã khiến tôi nhớ lại những ký ức và cảm xúc từ thời thơ ấu của mình. 

Tác phẩm này đưa chúng ta đến với bốn nhân vật trẻ thơ: Mùi, Hải Cò, Tủn và Tí Súng, những đứa trẻ cùng lớn lên trong một xóm nhỏ. Những trang sách được kể qua lời của Mùi khi còn nhỏ và qua những suy tư của ông khi đã trở thành người trưởng thành. Truyện không chỉ mô tả những khoảnh khắc vui nhộn của tuổi thơ mà còn đưa ra những suy tư sâu sắc về cuộc sống, những bài học quý báu. Qua những trò nghịch ngợm và trò chơi hồn nhiên, chúng ta được nhớ về những giây phút ngọt ngào của quãng thời gian đã qua.

Nguyễn Nhật Ánh không chỉ viết về tuổi thơ của những đứa trẻ mà còn nhắc nhở người đọc về ý nghĩa của việc giữ gìn tinh thần trẻ trung, hồn nhiên. Trong mỗi trang sách, chúng ta cảm nhận được sự hồn nhiên của những trò chơi, sự tinh nghịch của những suy tư, và sự ngây thơ của trái tim trẻ. Cuốn sách không chỉ đưa người đọc trở lại quãng thời gian hạnh phúc mà còn khắc sâu những giá trị của tuổi thơ trong lòng chúng ta.


Mẫu 3

Tuổi thơ là một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người. Đó là thời kỳ ngây thơ, đáng yêu và tràn đầy niềm vui, nơi mọi trái tim đều tràn đầy tình yêu và sự quan tâm từ gia đình và bạn bè. Trong quá trình trưởng thành, chúng ta thường nhớ lại những khoảnh khắc đáng nhớ từ tuổi thơ, như những buổi chơi ngoài trời vui vẻ, những trò chơi với bạn bè, và tiếng cười trong ánh nắng mặt trời.

Cuốn sách "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là một cuốn sách, mà là một hành trình hoài niệm đáng nhớ. Nó mang đến cảm giác như một vé thời gian đưa chúng ta trở lại với những ngày thơ ấu, nơi chúng ta thỏa sức vui chơi, tạo dấu ấn trong trái tim mình. Tác giả đã để lại thông điệp rằng tuổi thơ là khoảnh khắc đáng trân trọng, và việc giữ lại tinh thần trẻ con trong mình là điều quý báu. Điều này thực sự đáng suy ngẫm và trân trọng, và cuốn sách này đã giúp chúng ta nhớ lại những khoảnh khắc đó một cách đẹp đẽ.

Cuối cùng, cuốn sách nhắc nhở chúng ta biết trân trọng những khoảnh khắc tươi đẹp và hồn nhiên của tuổi thơ và học hỏi từ những kỷ niệm đáng nhớ đó.


Mẫu 1

Ai trong chúng ta mà chẳng có một tuổi thơ hồn nhiên, vui vẻ. Tuổi thơ của tôi cũng vậy, tràn ngập niềm vui, tiếng cười, những trò đùa quậy phá và những suy nghĩ ngây thơ, trong sáng. Ở đó có biết bao kỉ niệm với những trưa nắng không đi ngủ trưa mà trốn đi chơi, những buổi chơi ô ăn quan hay thảy đá, nhảy lò cò…  Đó là nơi ta chẳng cần lo lắng, suy nghĩ gì nhiều và có những ngày tháng bình yên đến lạ kì. Nhưng rồi khi lớn lên, con người ta luôn bận rộn với công việc hàng ngày, những lo toan trong cuộc sống, lúc đó ta đều muốn quay trở về tuổi thơ. Nếu bạn cũng như vậy thì hãy đọc cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”- một tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.  

Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm về đề tài tuổi thơ, các tác phẩm của ông được nhiều người đọc yêu thích và có một số tác phẩm được chuyển thành thể phim. Với lối viết trong sáng, chân thực và gần gũi, ai đã từng đọc tác phẩm của ông đều có thể cảm nhận và hòa mình vào nhân vật khi tìm được bản thân ở trong đó. Được mệnh danh là người viết truyện cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đem lại dấu ấn đặc sắc với tác phẩm " Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ”. 

Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là cuốn sách được phát hành nhiều nhất năm 2008, đến nay sách đã được tái bản hơn 65 lần. Tác phẩm giành giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam và Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009. Cuốn sách này đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau và đạt giải thưởng Văn học ASEAN 2010. Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong văn chương ở câu chuyện về thế giới trẻ thơ, giúp gợi nhớ lại những kí ức đẹp mà chúng ta đã từng trải qua. Nhưng điều đặc biệt ở tác phẩm này là lời tác giả nói ở cuối sách “Tôi không viết cuốn này cho trẻ em, tôi viết cuốn này cho ai từng là trẻ em’’. ''Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ ''chính là một tấm vé lên chuyến tàu đặc biệt mà Nguyễn Nhật Ánh dành cho những ai có ước muốn quay trở lại thời non dại của mình.

Trên mạch kể hấp dẫn của câu chuyện, ngược dòng thời gian, nhà văn đã đưa độc giả trở lại những năm tháng tuổi thơ vui vẻ với cốt truyện xoay quanh 4 bạn nhỏ nghịch ngợm, hồn nhiên cu Mùi, thằng Hải cò, Tí sún và con Tủn. Trong thế giới tuổi thơ tươi đẹp ấy của những đứa trẻ, chúng không hề có những lo toan, bộn bề về cuộc sống vật chất và tinh thần mà chỉ hạnh phúc đắm chìm vào những trò chơi, những vui đùa của tuổi nhỏ. Trải dài trên từng trang viết là những câu chuyện hài hước, dí dỏm, những trò đùa vui vẻ khiến độc giả thực sự ước ao được quay lại những cảm xúc trong sáng, quãng thời gian vô tư như vậy một lần nữa.

Câu chuyện bắt đầu bằng việc nhận định cuộc sống buồn chán và tẻ nhạt của cậu bé tám tuổi cu Mùi. Cậu than rằng mỗi ngày của cậu đều là sự lặp lại quen thuộc của mọi sự vật xung quanh mình, chẳng còn điều gì mới mẻ để cậu chờ đợi. Và cùng với đó là rất nhiều việc cu Mùi không thích như phải làm rất nhiều việc mình không thích theo ý mẹ như phải đi học trong khi mình còn muốn ngủ hoặc phải ăn những món mình chã hợp khẩu vị tí nào. Rồi tiếp đó là tất tần tật những bất công của “thế giới” này mà một cậu bé tám tuổi phải chịu đựng. Đó dường như là một ngày bình thường của cậu. Không chỉ thế, bằng trí tưởng tượng xen lẫn sự nghịch ngợm ngây ngô của trẻ con, Cu Mùi cùng đám bạn đã bày ra những trò chơi, từ đánh nhau đến rách áo chảy máu cho tới chơi trò vợ chồng. Chúng còn muốn “đặt tên cho thế giới” như biến mẫu gối thành búp bê, biến nón thành cuốn tập, gọi cái đầu là chân và gọi thằng bạn thân là Thầy hiệu trưởng, tự đặt tên cho bản thân như Cu Mùi gọi là hiệu trưởng, cái Tủn là tiếp viên hàng không, Hải Cò là cảnh sát trưởng còn Tí Sún là Bạch Tuyết.. Chúng cho rằng: học bài là lêu lổng; chạy nhảy, trèo cây, tắm sông, đánh lộn mới là con ngoan. Ngay đến cả bảng cửu chương, 2 nhân 4 cũng không muốn là 8, mà “phải là cái gì cũng được, miễn là khác đi”. Thậm chí, việc trái đất quay quanh mặt trời cũng là 1 việc hết sức buồn tẻ, mà trường hợp chúng là trái đất, chúng sẽ “tìm phương pháp quay theo hướng khác”. Những thay đổi đó đã tạo ra những chuyện dở khóc dở cười nhưng cuối cùng chúng cũng phải ngậm ngùi chấp nhận những chuyện đó không thể thay đổi được và trở lại như cuộc sống thường ngày. Không bỏ cuộc ở đó chúng lại bày ra trò tìm kho báu và xới tung hết khu vườn, cả câu chuyện tình yêu tuổi thơ và sự ghen tuông đáng yêu của Cu Mùi và Tủn nữa.

Xuyên suốt tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là những trò nghịch ngợm, những suy nghĩ rất đỗi hồn nhiên, trong trẻo của những đứa trẻ mà người lớn thường cho là “trò trẻ con”. Nhưng qua đó, để những độc giả đang làm cha mẹ phải ngỡ ngàng nhận ra rằng: đôi khi mình đã sai khi cho tự bản thân cái quyền phán xét con trẻ. Có ý kiến độc giả cho rằng những đứa trẻ trong truyện đã mở cả một phiên tòa phán xét người lớn. Phiên tòa ấy phản ánh rất thật, rất đúng nguyện vọng và chính đáng của tuổi thơ: đó là sự công bằng.

Với giọng điệu nhẹ nhàng, trong trẻo, cách viết hồn nhiên, mang đậm chất trẻ thơ, sử dụng những ngôn từ bình dị, gần gũi, chân thật gắn liền với suy nghĩ và tính cách nhân vật là trẻ em khiến người đọc nghĩ rằng đây là quyển nhật kí của một đứa trẻ. Vậy mà thật ra đó lại là lời văn của một nhà văn trưởng thành. Chắc hẳn nhà văn cũng là người từng trải nên ông mới viết nên những tháng năm tuổi thơ sâu sắc như vậy. 

Cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” chỉ vỏn vẹn 12 chương ngắn ngủi nhưng đã vẽ lên cả một thế giới tràn ngập những kí ức tuổi thơ của mỗi người chúng ta. Tôi tin chắc rằng tất cả chúng ta đều muốn có một tấm vé trên chuyến tàu hành trình tìm về với những kí ức để được sống lại khoảng thời gian rất đỗi bình dị và đầy ngọt ngào của tuổi thơ sau khi đọc cuốn sách này.

Và sẽ có không ít người cảm thấy mình thật khờ khạo và ngây thơ khi còn bé, đừng ngại ngùng xấu hổ hay cố gắng né tránh nó bởi vì đó chính là một phần quá khứ của mỗi chúng ta. Đó là những kí ức rất đẹp đẽ, hồn nhiên trong sáng và đáng để được trân trọng. Đây chính là tất cả những gì mà nhà văn Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi gắm đến cho các bạn độc giả thông qua cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ này.


Mẫu 2

Một đời người ai ai cũng có tuổi thơ của riêng mình, có người thì tuổi thơ gắn bó với người thân, gia đình đầm ấm; có người thì tuổi thơ gắn bó với những người bạn, cùng nhau đi học, cùng nhau đi chơi, với những buổi trốn học bị đòn roi. Có như thế nào thì đó cũng là những hồi ức đẹp đẽ, rất đáng trân trọng. Và nếu bạn có lỡ quên mất nó rồi, thì hãy đọc quyển sách này nhé. Đó chính là quyển sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh. Nhắc đến cái tên Nguyễn Nhật Ánh, có lẽ là học sinh thì không ai không biết đến ông. Ông là nhà văn nổi tiếng tại Việt Nam, có rất nhiều sách viết về tuổi mới lớn. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một trong những sáng tác thành công của ông và nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của năm 2010.

Đối với tôi Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ không hẳn là một tác phẩm văn học. Mà đây mà một bộ phim ngắn, một bộ phim ngắn kể về tuổi thơ của tác giả và của chính tôi, và có lẽ… cũng của chính các bạn. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé! Đây là một bức vẽ bìa trước quyển sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ do một bạn đọc sau khi đọc quyển sách này, vì quá tâm đắc mà đã vẽ nên. Bìa sách rất đơn giản,  đó là hình ảnh một cậu bé đang đọc sách trong một tư thế rất thoải mái. Đến với bìa sau quyển sách, tôi đã bị “gục” vì  ấn tượng đối với câu nói của tác giả: “Tôi viết cuốn sách này không chỉ dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em.” Quả thật, sau khi đọc câu nói này, tôi thực sự muốn đọc quyển sách này. Vì sao? Vì tôi muốn biết trong tác phẩm thành công này, nó ẩn chứa điều gì.

Quyển sách gồm 215 trang với 12 chương, mỗi một chương là những kỷ niệm đẹp đẽ, không thiếu phần duyên dáng đến buồn cười được tác giả khắc họa rất tinh tế. Chẳng hạn như đọc xong chương một, tôi tin rằng các bạn sẽ thấy chính mình trong đó, bởi tuổi thơ ai mà chả trải qua những lần ngủ dậy trễ, mất hàng giờ để thu gom đống sách vở nằm rơm rải trong nhà và …

Những mẩu chuyện nhỏ trong quyển sách này, đều gợi nhớ những kỹ niệm đẹp đẽ của chúng ta. Nó không chỉ là những ký ức buồn mà còn có những niềm vui. Những trò chơi dân gian thơ bé mà tôi hay chơi cùng lũ bạn trong cái xóm nghèo, giờ nay không còn thấy nữa. Nó đã được thay thành những trò chơi điện tử, trò chơi trên máy tính, điện thoại. Cuộc sống vốn hối hả và nhiều bộn bề lo toan, dẫu có ai đã lỡ quên mất tuổi thơ của mình rồi, hãy đọc cuốn sách này, vì đâu đó trong trong quyển sách này, bạn sẽ tìm được chính mình, bạn sẽ lại là chính mình trong những lần trốn học, những lần không ngoan ngoãn, những lần làm cho chính bố mẹ mình buồn,… Cũng chính những hình ảnh đó đã giúp cho chúng ta có những thay đổi, những suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống.

Đây thực sự là một quyển sách rất hay, ý nghĩa, và nhân văn. Đúng như tên gọi của nó,  “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” thực sự là một tấm vé, là cơ hội cho chúng ta, ai đã từng là trẻ thơ cũng được một lần nữa trở về quá khứ. Trước khi bạn đủ lớn và mong quay trở lại, hãy cùng đọc quyển sách này nhé.  “Chiếc vé đi tuổi thơ đó, bạn cứ giữ kỹ trong túi áo, vì không có người soát vé trên chuyến tàu đặc biệt này.” Bạn có thể trở về thăm lại thời thơ âu của mình bất cứ lúc nào!


Mẫu 3

Văn học và nghệ thuật thường nắm chặt vào đời sống hiện thực và truyền tải thông điệp sâu sắc đến độc giả. Mỗi tác phẩm nghệ thuật có giá trị thực sự phải mang trong mình một thông điệp quan trọng về cuộc sống và phải có khả năng thấu hiểu và kết nối với trái tim của người đọc. Nguyễn Nhật Ánh, một tác giả nổi tiếng trong văn học, đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc thông qua tác phẩm "Cho tôi một vé đi tuổi thơ". Cuốn sách này là một cuộc hành trình hoài niệm, đưa chúng ta trở về quá khứ, đến tuổi thơ đáng nhớ, hồn nhiên và trong sáng mà chúng ta đã trải qua.

Tác phẩm kể về bốn nhân vật chính: Thằng Mùi, thằng Hải Cò, con Tủn, con Tí Súng, cùng trải qua những ngày thơ ấu bên nhau. Cuốn sách được kể qua lời của thằng Mùi, từ góc độ của "thằng cu Mùi" khi còn bé và qua lời đánh giá của "ông Mùi" khi đã gần 50 tuổi. Những suy tư của thời trẻ con, khi chưa hiểu rõ về cuộc sống và thế giới, thường tràn đầy bi quan và hoài nghi. Cuốn sách thúc đẩy chúng ta suy nghĩ về những kỷ niệm và bài học quý báu từ tuổi thơ, khi chúng ta còn ngây thơ và đối diện với cuộc sống một cách trong sáng.

Cuốn sách cũng khám phá những trò chơi và hoạt động thú vị của tuổi thơ, đem lại những hồi ức vui vẻ với độc giả. Tinh thần sáng tạo và tò mò của tuổi thơ thể hiện qua việc các nhân vật chính thay đổi cách họ nhìn thế giới và đặt ra những câu hỏi thú vị.

Cuối cùng, cuốn sách chú trọng vào sự khác biệt giữa tuổi thơ và người trưởng thành, và tác giả khuyến khích chúng ta giữ lại tinh thần trẻ con trong trái tim của người lớn. Nó nhắc nhở chúng ta biết trân trọng những khoảnh khắc tươi đẹp và hồn nhiên của tuổi thơ và học hỏi từ những kỷ niệm đáng nhớ đó.

Cuốn sách "Cho tôi một vé đi tuổi thơ" của Nguyễn Nhật Ánh không chỉ là một cuốn sách, mà là một hành trình hoài niệm đáng nhớ. Nó mang đến cảm giác như một vé thời gian đưa chúng ta trở lại với những ngày thơ ấu, nơi chúng ta thỏa sức vui chơi, tạo dấu ấn trong trái tim mình. Tác giả đã để lại thông điệp rằng tuổi thơ là khoảnh khắc đáng trân trọng, và việc giữ lại tinh thần trẻ con trong mình là điều quý báu. Điều này thực sự đáng suy ngẫm và trân trọng, và cuốn sách này đã giúp chúng ta nhớ lại những khoảnh khắc đó một cách đẹp đẽ.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"