Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu cuốn sách tới người nghe.
2. Thân bài: Trình bày những thông tin quan trọng về cuốn sách (tác giả, năm xuất bản, nội dung của tác phẩm, một vài nét nổi bật về nghệ thuật, sự đón nhận của độc giả,…)
- Phần 1 (Từ đầu đến “không dễ nhận ra”): Tầm trong trọng của việc đọc sách.
- Phần 2 (Tiếp theo đến “ giá trị tinh thần”): Khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại.
- Phần 3 (Còn lại): Biện pháp khắc phục sự sa sút văn hóa đọc, kêu gọi mọi người nên đọc sách.
- Lập luận chặt chẽ, logic bằng những lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục. Lời văn tha thiết, bày tỏ thái độ lo lắng trước thực trạng đọc sách của con người hiện nay.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về cuốn sách, khích lệ người nghe tìm đọc.
- “Hãy cầm lấy và đọc” như một lời nhắn nhủ trân trọng tới độc giả hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.
Mẫu 1
"Giữa thời buổi sa sút của văn hóa đọc mà nói chuyện nghệ thuật đọc sách, có lãng mạn và phù phiếm quá không?". Câu hỏi được đặt ra ngay từ đầu chương "Có chăng nghệ thuật đọc sách" cho thấy thực trạng của văn hóa đọc trong tình trạng hiện nay.
Lâu nay, chúng ta thường được nghe báo động về sự sa sút của văn hóa đọc rồi lại vô tình thờ ơ lướt qua. Với sự xuất hiện của Internet và sách điện tử, cách đọc cũng dần đa dạng hơn: người đọc có thể thay những trang sách giấy bằng điện thoại smartphone để đọc sách online, nghe sách nói audio…. Thế, hướng giải quyết gì để mọi người thay đổi quan niệm về thói quen đọc sách?
Câu trả lời nằm trong cuốn sách “Hãy cầm lấy và đọc”. Với câu chuyện huyền bí về động lực đọc sách của thánh Augustine từ Giáo sư – nhà giáo Huỳnh Như Phương chia sẻ, cuốn sách như lời mời gọi bạn hãy cầm sách lên và đọc. Đây cũng là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của sách thời nay, ngoài ra cuốn sách còn nêu được những giải pháp khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc trong thế giới hiện đại.
Mẫu 2
Cuốn sách "Hãy cầm lấy và đọc" của Huỳnh Như Quỳnh là một tác phẩm văn học đầy cảm hứng, sáng tạo và đầy triết lý. Tác giả đã chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm và cảm nhận của chính mình để giúp độc giả tìm ra cách để đọc sách hiệu quả hơn.
Với bối cảnh cuộc sống hiện đại ngày càng tràn ngập các kênh thông tin và giải trí, đọc sách đã trở thành một hoạt động xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, Huỳnh Như Quỳnh đã khẳng định rằng đọc sách là một hoạt động vô cùng quan trọng để mở mang tâm hồn và phát triển bản thân.
Cuốn sách bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, từ cách chọn sách, cách đọc hiệu quả đến những lợi ích mà đọc sách mang lại. Tác giả đã tư vấn cho độc giả về việc chọn sách phù hợp với mục đích của mình và cách đọc hiệu quả để tận dụng tối đa thời gian đọc sách.
Không chỉ giúp độc giả tìm ra cách để đọc sách hiệu quả, Huỳnh Như Quỳnh còn giải thích tầm quan trọng của việc đọc sách trong việc phát triển bản thân. Cuốn sách của tác giả không chỉ là một tập hợp các lời khuyên và kinh nghiệm, mà còn là một lời nhắn nhủ về tầm quan trọng của việc giữ cho đầu óc luôn tươi trẻ, mở rộng tầm nhìn và tăng cường khả năng tư duy.
Tóm lại, cuốn sách "Hãy cầm lấy và đọc" là một tác phẩm đầy giá trị và ý nghĩa. Tác giả đã giúp độc giả nhận ra tầm quan trọng của việc đọc sách và cung cấp cho họ những lời khuyên và kinh nghiệm để đọc sách hiệu quả hơn. Đây là một cuốn sách mà mọi người nên đọc để có thể phát triển bản thân và mở rộng tầm nhìn.
Mẫu 1
Hãy cầm lấy và đọc của tác giả Huỳnh Như Phương là một quyển sách kể về tình yêu với sách như thế. Xuyên suốt 60 bài viết là những suy ngẫm về sự đọc sách, những câu chuyện về người viết sách, người đọc sách, những sự kiện thăng trầm của sự nghiệp viết và xuất bản sách...
Được bảo chứng bằng một đời gắn bó với sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy văn học, những bài viết nhỏ và dường như hơi ngắn của Huỳnh Như Phương không chỉ có tình yêu sách mà còn chứa đựng rất nhiều tư liệu văn chương, giúp người đọc hiểu thêm một tác giả, thôi thúc người đọc tìm thêm một tác phẩm, vỡ òa ra cho người đọc (nhất là những người trẻ) những nhận thức rằng lịch sử, văn hóa, thời thế đã gắn bó mật thiết với nhau ra sao.
Khám phá tác phẩm cũng là khám phá chính mình, tác giả viết vậy, và người đọc khám phá ra rằng những câu chuyện văn chương. Như là chuyện về “những nhà xuất bản đoản mệnh” đã xuất bản những tác phẩm ngợi ca tự do và hòa bình trong khắc nghiệt chiến tranh; chuyện những bản kiến nghị của hàng trăm nhà văn đòi bỏ chế độ kiểm duyệt để bảo vệ tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, sáng tạo; chuyện những cuốn sách giá trị của miền Nam trước 1975 đang được tái bản sau một thời gian dài phải chịu những nghi kỵ, ngộ nhận; chuyện các tác phẩm văn chương được nhà văn xa xứ viết như để nối một nhịp cầu, mua một tấm vé trở về với quê hương...
Hơn 60 bài viết về sách đủ để thể hiện sự đau đáu với sách và việc đọc sách của tác giả, cũng đủ để những người đọc sách này chăm chút hơn cho những phút đắm mình vào trang sách. Trong bối cảnh việc xuất bản đã được mở rộng, sách, tư liệu, thông tin có thể đến từ nhiều nguồn, nhiều phương tiện như hiện nay, lời khuyên tác giả đưa ra:
“Hãy cầm lấy và đọc trong sự chọn lựa, cân nhắc, phê phán, so sánh, đối chứng và phá vỡ cực đoan. Đọc để tiêu hóa kiến thức, sáng tạo và đưa Chân lý, điều Thiện, cái Đẹp đi vào cuộc đời”.
Mẫu 2
“Hãy cầm lấy và đọc” mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.
Có một lần Thánh Au-gu-xtinh do nghe giọng nói thì thầm của một em bé: “Hãy cầm lấy mà đọc” mà được thúc đẩy đi sâu vào nghiên cứu triết học và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại. Vượt qua tính chất huyền bí của câu chuyện, lời mời gọi trân trọng người ta đọc một cuốn sách. Con người không ăn có thể chết nhưng người không đọc cũng có thể “chết” dần. Không phủ nhận vai trò của sách trong bối cảnh ngày càng tăng của các phương tiện hiện đại. Chữ nghĩa mang lại kiến thức, văn hóa cho con người, chứa đựng nhiều điều kì diệu của nhân loại. Nền giáo dục không khuyến khích con người đọc sách là nền giáo dục phiến diện. Lâu nay chúng ta thường nghe những báo động về sự sa sút văn hóa đọc. Sách sinh ra là dùng để đọc, không phải để trưng bày. Hãy cầm sách lên và đọc.
“Hãy cầm lấy và đọc” như một lời nhắn nhủ trân trọng tới độc giả hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào. Đây là một cuốn sách rất ý nghĩa về việc đọc sách mà bạn nên tìm đọc.