KĐ
Quan sát Hình 9.1 và cho biết: Người công nhân đang làm công việc gì trong nghề cơ khí? Em có nhận xét gì về đặc điểm của nghề đó?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 9.1 để mô tả người công nhân đang làm công việc gì?
Lời giải chi tiết:
Người công nhân đang làm công việc giám sát máy móc hoạt động và theo dõi các bộ phận máy móc qua máy tính
Đặc điểm của nghề này: cần có kiến thức công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu kĩ thuật cơ khí và biết thiết kế, lắp ráp, ... để giám sát giai đoạn sản xuất
KP
Hãy cho biết những ngành nghề dưới đây, ngành nghề nào thuộc lĩnh vực cơ khí?
Kĩ sư cơ khí; kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí; thợ luyện kim loại; kĩ thuật viên máy tự động; thợ hàn; kĩ thuật viên công nghiệp; kĩ thuật viên máy của tàu thuỷ; thợ cơ khí và sửa chữa máy móc; thợ lắp đặt máy móc, thiết bị; kĩ sư luyện kim; kĩ sư cơ học; kĩ thuật viên cơ khí hàng không.
Phương pháp giải:
Xác định các công việc trong lĩnh vực cơ khí.
Lời giải chi tiết:
Ngành nghề thuộc lĩnh vực cơ khí:
- Kĩ sư cơ khí
- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí
- Kĩ thuật viên máy tự động
- Kĩ thuật viên máy tàu thuỷ
- Thợ cơ khí và sửa chữa máy móc
- Thợ lắp đặt máy móc
- Kĩ thuật viên cơ khí hàng không
KP
Từ bảng 9.1, em hãy tóm tắt các đặc điểm một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí.
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
- Kĩ sư cơ khí: là những người thiết kế, chế tại máy móc trong lĩnh vực máy bay, ô tô, điều hòa, hệ thống nhiệt, robot,…
- Thợ cơ khí là người lắp dặt, thay thế, phục hồi hoặc sửa chữa máy móc hoặc sửa chữa để vận hành máy móc.
KP
Hãy đọc nội dung trên và tóm tắt các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí.
Phương pháp giải:
Đọc nội dung và xác định các yêu cầu của người làm nghề cơ khí.
Lời giải chi tiết:
Các yêu cầu của người làm nghề trong lĩnh vực cơ khí:
- Biết sử dụng, vận hành các loại dụng cụ, thiết bị
- Biết đọc bản vẽ và phân tích kĩ thuật
- Biết giải quyết các vấn đề chuyên môn
- Biết sử dụng phần mềm phục vụ lĩnh vực này
- Có sức khoẻ, đam mê với công việc
LT
Với mỗi ngành nghề ở cột bên trái, hãy xác định những yêu cầu của ngành nghề đó ở cột bên phải trong Bảng 9.2.
Phương pháp giải:
Đọc các yêu cầu để ghép với các ngành nghề cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Kĩ sư cơ khí: 1, 2, 3, 4, 7, 8
- Kĩ thuật viên kĩ thuật cơ khí: 1, 3, 6, 7
- Thợ cơ khí và thợ sửa chữa máy móc: 1, 2, 5, 7
KP
Dựa vào Bảng 9.3, khi xem xét về sự phù hợp của bản thân với những ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí cần tìm hiểu những sở thích và khả năng gì?
Phương pháp giải:
Học sinh dựa vào bản thân mình để xem xét sự phù hợp với các ngành nghề.
Lời giải chi tiết:
- Sở thích: có niềm đam mê với máy móc và lắp ráp tạo ra sản phẩm, sự quyết tâm theo đuổi nghề
- Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến cơ khí, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề.
LT
Dựa vào một số gợi ý ở Bảng 9.4, hãy lập bảng liệt kê những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí.
Phương pháp giải:
Dựa vào bản thân học sinh để chọn những sở thích, khả năng phù hợp với bản thân
Lời giải chi tiết:
VD
Em hãy lựa chọn và tìm hiểu các yêu cầu của một ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực cơ khí. Sau đó tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đó.
Phương pháp giải:
Qua việc tìm hiểu các yêu cầu của một số ngành nghề cơ khí hãy đưa ra sự phù hợp cho bản thân học sinh
Lời giải chi tiết:
Ngành kĩ sư cơ khí
Yêu cầu:
- Có kiến thức chuyên môn liên quan đến ngahf nghề cơ khí.
- Có kĩ năng sửa chữa, lắp ráp máy moc thiết bị cơ khí.
- Có thể tham gia nghiên cứu, thiết kế sản phẩm cơ khí.
- Có kĩ năng đọc bản vẽ và phân tích yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ cơ khí.
- Có kĩ năng cập nhập kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Có thể trực tiếp gia công sản phẩm cơ khí.
Đối với bản thân:
- Sở thích: có niềm đam mê với máy móc và lắp ráp tạo ra sản phẩm, sự quyết tâm theo đuổi nghề
- Khả năng: Có năng lực về những nội dung liên quan đến cơ khí, có khả năng trình bày, sáng tạo/giải quyết vấn đề.
Bản thân phù hợp với ngành kĩ sư cơ khí