MĐ
Dùng đại lượng nào để đặc trưng cho sự nhanh, chậm của 1 phản ứng? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự nhanh, chậm này?
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm và những tính chất của tốc độ phản ứng trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh chậm của 1 phản ứng là tốc độ phản ứng
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhanh chậm của phản ứng bao gồm: nhiệt độ, nồng độ, diện tích bề mặt của các chất tham gia phản ứng.
CH
Quan sát hình 7.1 và 7.2 trả lời câu hỏi
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 7.1 và hình 7.2 trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Phản ứng sắt bị gỉ xáy ra chậm hơn phản ứng đốt cháy cồn
CH
Một học sinh thực hiện thí nghiệm và ghi lại hiện tượng như sau:
Cho cùng một lượng hydrochloric acid vào hai ống nghiệm đựng cùng một lượng đá vôi ở dạng bột ống nghiệm (1) và dạng viên (ống nghiệm (2). Quan sát hiện tượng thấy rằng ở ống nghiệm (1) bọt khí xuất hiện nhiều hơn và đá vôi tan hết trước. Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn so với phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng viên?
Phương pháp giải:
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Lời giải chi tiết:
Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn so với phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng viên.
HĐ1
Câu hỏi thí nghiệm 1:
- Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn
- Nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.3 và dựa vào nồng độ của dung dịch để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Phản ứng ở ống nghiệm đựng HCl 1M xảy ra nhanh hơn
- Khi nồng độ phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng
HĐ2
Câu hỏi thí nghiệm 2:
1. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn
2. Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.3 và dựa vào nhiệt độ của dung dịch để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
- Phản ứng ở cốc nước nóng xảy ra nhanh hơn
- Nhiệt độ tăng tốc độ phản ứng tăng
HĐ1
Câu hỏi thí nghiệm 3:
1. Phản ứng ở ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn? Giải thích
2. Kích thước hạt ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Lời giải chi tiết:
1. Phản ứng ở ống nghiệm đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn. Vì kích thước đá vôi làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với acid nên phản ứng xảy ra nhanh hơn.
2. Kích thước hạt càng nhỏ tốc độ phản ứng càng nhanh.
HĐ2
Phản ứng ống nghiệm nào xảy ra nhanh hơn?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 7.5 và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Lời giải chi tiết:
Phản ứng ở ống nghiệm có MnO2 xảy ra nhanh hơn vì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi có chất
Câu hỏi 1
Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than?
Phương pháp giải:
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Lời giải chi tiết:
Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than
Câu hỏi 2
Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?
Phương pháp giải:
Dựa vào yếu tố nhiệt độ trong tốc độ phản ứng
Lời giải chi tiết:
Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố nhiệt độ để làm chậm tốc độ phản ứng.
Câu hỏi 3
Trong quá trình sản xuất sulfuric acid có giai đoạn tổng hợp sulfur trioxide (SO3).
Phản ứng xảy ra như sau: 2SO2 + O2 → 2SO3
Khi có mặt vanadium(V) oxide thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.
a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò gì trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide?
b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide có thay đối không? Giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của phản ứng
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình sản xuất sulfuric acid có giai đoạn tổng hợp sulfur trioxide (SO3).
Phản ứng xảy ra như sau: 2SO2 + O2 → 2SO3
Khi có mặt vanadium(V) oxide thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.
a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò là chất xúc tác trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide
b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide không thay đổi vì chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng và còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Lý thuyết