Bài 32. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người trang 128, 129, 130, 131, 132, 133, 134 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức

2024-09-14 10:02:10

Câu hỏi trang 128

MĐ:

Cơ thể cần thường xuyên lấy các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn để duy trình sự sống và phát triển. Tuy nhiên, thức ăn hầu hết có kích thước lớn nên tế bào của cơ thể không thể hấp thụ được. Quá trình nào đã giúp cơ thể giải quyết vấn đề này và quá trình đó diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Quá trình giúp cơ thể hấp thụ được các loại thức ăn có kích thước lớn là quá trình tiêu hóa.

CH:

Nêu khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng.

Phương pháp giải:

Chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm chính: chất đường bột (carbohydrate); chất đạm (protein), chất béo; các vitamin và chất khoáng.

Dinh dưỡng là quá trình cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống.

Lời giải chi tiết:

Chất dinh dưỡng là các chất có trong thức ăn mà cơ thể sử dụng làm nguyên liệu cấu tạo cơ thể và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.

Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng để duy trì sự sống của cơ thể.



Câu hỏi trang 129

CH:

Quan sát Hình 32.1 và dựa vào kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Nêu tên các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng với những vị trí được đánh số trong hình.

2. Xác định tên ba cơ quan mà thức ăn không đi qua.

Phương pháp giải:

Nêu lần lượt các cơ quan của hệ tiêu hóa ở người.

Lời giải chi tiết:

1.

Các cơ quan của hệ tiêu hóa tương ứng là:

(1) tuyến nước bọt; (2) hầu họng; (3) thực quản; (4) dạ dày; (5) tụy; (6) ruột non;

(7) ruột già; (8) hậu môn; (9) mật; (10) gan; (11) khoang miệng.

2.

Ba cơ quan mà thức ăn không đi qua là gan; tụy và mật.



Câu hỏi trang 130

HĐ:

1. Thảo luận về sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa.

2. Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng.

Phương pháp giải:

Dựa vào vai trò của từng cơ quan trong ống tiêu hóa ở người.

Lời giải chi tiết:

1.

Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn. Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

2. 

 

Trong quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Thông qua quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.

HĐ:

Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Quan sát Hình 32.2, thảo luận về các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng.

2. Đề xuất một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã bị sâu răng.

Phương pháp giải:

Dựa vào các giai đoạn trong hình 32.2 về quá trình hình thành lỗ sâu răng và gọi tên từng giai đoạn.

Lời giải chi tiết:

1.

Quá trình hình thành lỗ sâu răng gồm các giai đoạn:

(1) Sâu men răng

(2) Sâu ngà răng

(3) Viêm tủy răng

2.

Các biện pháp giúp phòng, chống sâu răng:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bằng nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa.

  • Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

  • Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ nóng lạnh đột ngột

  • Tăng cường ăn đồ ăn có chất xơ, rau củ quả.

  • Khám răng định kỳ 4 - 6 tháng 1 lần.

Việc nên làm để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã sâu răng là điều trị tại phòng khám nha khoa.

HĐ:

1. Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống nào? Em hãy kể tên và giải thích.

2. Dựa vào thông tin trên, em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

1.

Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên sử dụng:

  • Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: giúp giảm gánh nặng cho dạ dày đang bị tổn thương.

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: bổ sung nguồn probiotic phong phú giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.

  • Thực phẩm giàu tinh bột: giúp hạn chế phản ứng ăn mòn của acid dạ dày.

  • Thực phẩm giàu xơ, rau củ quả tốt cho quá trình tiêu hóa.

Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng không nên sử dụng:

  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo: khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn

  • Thức ăn cay nóng: kích thích dạ dày tăng tiết acid khiến vết loét càng trầm trọng.

  • Chất kích thích: gây ức chế quá trình tạo màng nhầy bảo vệ dạ dày.

2.


Câu hỏi trang 131

HĐ:

Dựa vào thông tin trên, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu và trả lời các câu hỏi sau:

1. Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào? Cho ví dụ.

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 32.1 và kiến thức thực tiễn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, cường độ lao động và tình trạng sức khỏe.

Ví dụ: 

Người lao động cường độ cao như công nhân, thợ xây … có nhu cầu dinh dưỡng cao vì cần nhiều năng lượng để vận động.

2. Thực hành xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước sau:

Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2

Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.

Xác định tên thực phẩm và lượng thực phẩm ăn được (Z), Z = X - Y. Trong đó X là khối lượng cung cấp, Y là lượng thải bỏ, Y = X x tỉ lệ thải bỏ.

Lưu ý: xác định tỉ lệ thải bỏ của thực phẩm bằng cách tra Bảng 32.3.

Bước 3. Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.

Xác định giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm bằng các lấy số liệu ở Bảng 32.3 nhân với khối lượng thực phẩm ăn được (Z) chia cho 100.

Bước 4: Đánh giá chất lượng của khẩu phần.

Cộng các số liệu đã liệt kê, đối chiếu với Bảng 32.1, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp.

Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.

Phương pháp giải:

Xây dựng khẩu phần ăn cho bản thân theo các bước đã được hướng dẫn như trên.

Lời giải chi tiết:

Mẫu xây dựng khẩu phần cho học sinh nam lớp 8 như sau:

Các loại thực phẩm và khối lượng cung cấp:

- Bánh mì: 100g

- Sữa tươi: 200g

- Gạo tẻ: 250g

- Rau dền đỏ: 100g

- Trứng gà: 50g

- Thịt gà ta: 200g

- Cá chép: 200g

- Nước mắm cá: 15g

- Xoài chín: 100g

- Chuối tây: 100g

- Khoai lang: 100g

- Bơ: 50g

Đánh giá chất lượng khẩu phần: 



Câu hỏi trang 133

HĐ 1.

Vận dụng hiểu biết về an toàn vệ sinh thực phẩm, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

1. Cho biết ý nghĩa của thông tin trên bao bì (hạn sử dụng, giá trị dinh dưỡng …) thực phẩm đóng gói.

Phương pháp giải:

Quan sát các thông tin trên bao bì của thực phẩm đóng gói và nêu ý nghĩa của những thông tin đó.

Lời giải chi tiết:

Trên mỗi bao bì của thực phẩm đóng gói gồm có các thông tin như:

  • Hạn sử dụng: cho biết thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

  • Giá trị dinh dưỡng: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống, người tiêu dùng có thể tính toán các chỉ số  dinh dưỡng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với từng mục đích khác nhau, tránh gây ra các vấn đề không đáng có ảnh hưởng tới sức khỏe.

HĐ 2.

Trình bày một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Đề xuất các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống các bệnh vừa nêu.

Lời giải chi tiết:

Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm: Rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, đau bụng, phân lỏng. Rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, liệt tứ chi,… 

Các biện pháp lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm giúp phòng chống

  • Giữ sạch

  • Để riêng thực phẩm sống và chín

  • Nấu kỹ

  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

  • Sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn


Lý thuyết

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"