17.1
Hãy biểu diễn các lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại, miếng xốp khi chúng ở vị trí trong hình 17.2
Phương pháp giải:
Trọng lực của vật thẳng đứng hướng xuống và lực đẩy Archimedes thẳng đứng hướng lên
Lời giải chi tiết
Có 2 lực tác dụng vào viên bi, ốc vít kim loại và miếng xốp: Trọng lực của vật thẳng đứng hướng xuống và lực đẩy Archimedes thẳng đứng hướng lên.
17.2
Hãy rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng
Phương pháp giải:
Rút ra điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt trong chất lỏng
Lời giải chi tiết
Điều kiện để một vật chìm xuống hoặc nổi lên khi đặt một khi đặt trong chất lỏng
Chìm xuống khi lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lực của vật (FA < P)
Nổi lên khi lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lực của vật (FA > P)
17.3
Mô tả sự thay đổi lực đẩy của nước lên quả bóng trong hình 17.1 SGK KHTN 8 từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước, đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước
Phương pháp giải:
Quan sát SGK và mô tả lực đẩy
Lời giải chi tiết
Từ khi bắt đầu nhấn quả bóng vào nước đến khi quả bóng chìm hoàn toàn trong nước, lực đẩy của nước lên quả bóng càng nhỏ
17.4
Dựa vào kết quả thí nghiệm xác định độ lớn lực đẩy Archimedes, hãy hoàn thành bảng 17.1
Thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ | Lực đẩy Archimedes của nước | Trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ | Lực đẩy Archimedes của nước muối | Trọng lượng của nước muối bị vật chiếm chỗ |
20 cm3 | ||||
40 cm3 | ||||
60 cm3 | ||||
80 cm3 |
Phương pháp giải:
Dựa vào kết quả thí nghiệm xác định độ lớn lực đẩy Archimedes
Lời giải chi tiết
Thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ | Lực đẩy Archimedes của nước | Trọng lượng nước bị vật chiếm chỗ | Lực đẩy Archimedes của nước muối | Trọng lượng của nước muối bị vật chiếm chỗ |
20 cm3 | 0,2 N | 0,2 N | 0,22 N | 0,22 N |
40 cm3 | 0,4 N | 0,4 N | 0,44 N | 0,44 N |
60 cm3 | 0,6 N | 0,6 N | 0,66 N | 0,66 N |
80 cm3 | 0,8 N | 0,8 N | 0,88 N | 0,88 N |
17.5
Từ bảng 17.1 ta có thể rút ra kết luận gì về độ lớn lực đẩy Archimedes
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng và khái niệm lực đẩy Archimedes
Lời giải chi tiết
Độ lớn lực đẩy Archimedes tỉ lệ với trọng lượng của chất lỏng tràn ra
17.6
Vận dụng công thức định luật Archimedes, hãy giải thích vì sao cùng một viên đất nặn với hình dạng khác nhau lại có thể lúc thì chìm lúc thì nổi
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức định luật Archimedes
Lời giải chi tiết
Hình dạng một chiếc thuyền, bên trong cục đất này còn chứa cả không khí. Vì thế khối lượng riêng trung bình của thuyền đất sẽ nhỏ hơn nước và nó nổi được trên nước. Một yếu tố quan trọng nữa là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (thể tích phần bị chìm của vật). Nếu như phần thể tích này lớn, lực đẩy Archimedes của nước lên vật càng lớn sẽ giúp vật nổi lên. Thể tích phần chìm của cục đất nặn nhỏ hơn thể tích phần chìm của thuyền (bao gồm cả phần không khí trong thuyền), đó là lý do cùng là đất nhưng cục đất thì chìm nhưng nặn thành thuyền thì nó lại nổi
17.7
Đặt viên bi sắt, ốc vít kim loại, nắp chai nhựa vào một cốc thủy tinh. Vì sao khi đổ nước vào cốc, nắp chai nhựa lại nổi lên còn viên bi, ốc vít kim loại vẫn nằm ở đáy cốc.
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức định luật Archimedes
Lời giải chi tiết
Nắp chai nhựa lại nổi lên còn viên bi, ốc vít kim loại thì vẫn nằm ở đáy cốc vì
nắp chai nhựa bên trong còn chứa cả không khí nên khối lượng riêng trung bình của nắp chai nhựa sẽ nhỏ hơn nước và nó nổi được trên nước.
viên bi, ốc vít kim loại thì vẫn nằm ở đáy cốc bởi khối lượng riêng của nó lớn hơn nước.
17.8
Hãy so sánh trọng lượng riêng của vật và trọng lượng riêng của nước khi vật chìm, vật nổi
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức định luật Archimedes
Lời giải chi tiết
Vật nổi khi trọng lượng riêng của chất lỏng lớn hơn trọng lượng riêng của vật.
Vật chìm khi trọng lượng riêng chất lỏng nhỏ hơn trọng lượng riêng của vật.
17.9
So sánh lực đẩy Archimedes tác dụng lên ba vật được làm bằng sắt, nhôm, đồng có hình dạng khác nhau nhưng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng ngập trong nước
Phương pháp giải:
Vận dụng công thức định luật Archimedes
Lời giải chi tiết
Lực đẩy Archimedes tác dụng lên ba vật được làm bằng sắt, nhôm, đồng có hình dạng khác nhau nhưng có thể tích bằng nhau cùng được nhúng ngập trong nước bằng nhau vì chúng cùng thể tích và cùng nhúng trong một chất lỏng như nhau