23.1
Quan sát hiện tượng xảy ra với các mảnh giấy trong thí nghiệm ở Hình 23.1 SGK KHTN 8. Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
Phương pháp giải:
Quan sát hiện tượng xảy ra với các mảnh giấy
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng khi đóng khoá K: các mảnh giấy bị nóng lên và cháy xém.
Hiện tượng đó chứng tỏ: Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua, Đó là tác dụng nhiệt của dòng điện.
23.2
Nêu một số ví dụ trong đời sống ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức đời sống
Lời giải chi tiết:
Tác dụng tác dụng nhiệt của dòng điện được ứng dụng rộng rãi vào cuộc sống. Các thiết bị có cơ sở dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện là: bàn là, đèn sợi đốt, quạt sưởi,…
23.3
Qua kết quả thí nghiệm ở Hình 23.2 SGK KHTN 8, rút ra kết luận gì về tác dụng của dòng điện
Phương pháp giải:
Sử dụng kết quả thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
Dòng điện có thể làm đèn điện phát sáng đó là tác dụng phát sáng của dòng điện.
23.4
Qua kết quả thí nghiệm ở Hình 23.4 SGK KHTN 8, rút ra kết luận gì về tác dụng của dòng điện
Phương pháp giải:
Sử dụng kết quả thí nghiệm
Lời giải chi tiết:
Hiện tượng kim loại đồng tách khỏi dung dịch muối copper(II) sulfate và bám vào điện cực (thỏi than) khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hóa học
23.5
Nêu ví dụ ứng dụng tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
Ví dụ ứng dụng tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế: đèn huỳnh quang, đèn LED,...
23.6
Vì sao khi trời mưa gió, không được lại gần dây điện rơi xuống mặt đường?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
Vì nước mưa không phải là nước tinh khiết (về mặt hóa học) nên có thể dẫn điện. Sau cơn mưa, đất ẩm ướt dẫn điện từ dây điện bị đứt đến người. Người đi chân đất sẽ bị điện giật.
Để phòng tránh thì người đó phải đi giày dép, ủng khô có đế cao và làm bằng chất cách điện.
23.7
Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về tác dụng của dòng điện
STT | Nói về tác dụng của dòng điện | Đánh giá | |
1 | Bất cứ dòng điện nào cũng có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng và tác dụng hóa học | Đúng | Sai |
2 | Dòng điện chạy qua bình dung dịch điện phân chỉ có tác dụng hóa học | Đúng | Sai |
3 | Dây tóc bóng đèn điện sáng lên khi có dòng điện chạy qua là biểu hiện tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện | Đúng | Sai |
4 | Dòng điện chạy qua bất cứ vật dẫn nào cũng gây ra tác dụng nhiệt | Đúng | Sai |
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện
Lời giải chi tiết:
STT | Nói về tác dụng của dòng điện | Đánh giá | |
1 | Bất cứ dòng điện nào cũng có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng và tác dụng hóa học | Sai | |
2 | Dòng điện chạy qua bình dung dịch điện phân chỉ có tác dụng hóa học | Sai | |
3 | Dây tóc bóng đèn điện sáng lên khi có dòng điện chạy qua là biểu hiện tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện | Đúng | |
4 | Dòng điện chạy qua bất cứ vật dẫn nào cũng gây ra tác dụng nhiệt | Đúng |
23.8
Dòng điện chạy trong mạch điện có thể gây ra những tác dụng nào? Những tác dụng đó được ứng dụng như thế nào trong đời sống và kĩ thuật?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức về tác dụng của dòng điện và liên hệ thực tế đời sống
Lời giải chi tiết:
Có thể gây ra các tác dụng: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí.
- ứng dụng tác dụng nhiệt: bóng đèn điện sợi đốt, bếp điện, bàn
là điện,...
- ứng dụng tác dụng phát sáng: điôt phát quang (LED) để trang
trí, quảng cáo,...
- ứng dụng tác dụng hoá học: mạ điện,...
- ứng dụng tác dụng sinh lí: chữa bệnh,...