Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 7

2024-09-14 10:06:59

Đề thi

Câu 1:  Quá trình nào sau đây là biến đổi hóa học?

     A. Đốt cháy cồn trong đĩa.                                          B. Hơ nóng chiếc thìa inox.    

     C. Hoà tan muối ăn vào nước.                                     D. Lọ nước hoa mở nắp bị bay hơi.

Câu 2:  Phản ứng hóa học xảy ra khi

     A. đun nóng đến nhiệt độ nào đó.                               

     B. các chất tham gia tiếp xúc với nhau, tùy mỗi phản ứng có thể cần đun nóng hoặc thêm chất xúc tác phù hợp.   

     C. các chất tham gia tiếp xúc với nhau.                     

     D. có mặt chất xúc tác.

Câu 3:  Một chiếc đinh sắt để lâu ngày ngoài không khí thì bị gỉ. Khối lượng của đinh sắt thay đổi như thể nào so với khối lượng của chiếc đinh ban đầu?

     A. Giảm.                            B. Không thay đổi.            C. Không xác định được.     D. Tăng.

Câu 4:  Phương trình hoá học cho biết chính xác

     A. số nguyên tử, phân tử các chất tham gia phản ứng.                                         

     B. tỉ lệ số phân tử (nguyên tử) của các chất trong phản ứng.                               

     C. khối lượng của các chất phản ứng.                        

     D. số mol của các chất tham gia phản ứng.

Câu 5:  Số mol của 42 gam Fe; 16 gam Cu lần lượt là:

     A. 0,5 mol; 0,5 mol.          B. 0,75 mol; 0,25 mol.      C. 1,5 mol; 0,5 mol.     D. 0,25 mol; 0,25 mol.

Câu 6:  Khi đốt dây sắt trong không khí, sắt phản ứng cháy với oxygen theo phương trình:

3Fe + 2O2 ⟶ Fe3O4

Thể tích khí O2 (đkc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 16,8 gam Fe là

     A. 2,479 lít.                       B. 1,2395 lít.                     C. 0,12395 lít.     D. 4,958 lít.

Câu 7: Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 0,3 mol HCl. Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện chuẩn. Biết PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑.

     A. 2,479 lít.                       B. 3,718 lít.                       C. 4,958 lít.     D. 7,437 lít.

Câu 8: Khi hòa tan muối NaCl vào nước thì

     A. Nước là chất tan.          B. Nước là dung dịch.       C. NaCl là chất tan.     D. NaCl là dung môi.

Câu 9:  Khối lượng của NaCl trong 20g dung dịch NaCl 10% là

     A. 1 g.                                B. 2 g.                                C. 3 g.                                D. 4 g.

Câu 10:  Nồng độ mol của 0,05 mol KCl có trong 200 ml dung dịch là:

     A. 0,25M.                          B. 0,3M.                            C. 0,2M.     D. 0,1M.

Câu 11:  Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì

     A. tốc độ phản ứng tăng.                                              B. tốc độ phản ứng giảm. 

     C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.                 D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.

Câu 12:  Nhận định nào dưới đây đúng về acid?

     A. Acid là những hợp chất có nguyên tử hydrogen trong phân tử.                      

     B. Acid làm hóa đỏ quỳ tím.                                      

     C. Trong phân tử acid không có nguyên tử oxygen.  

     D. Quỳ tím không thể làm chỉ thị để nhận ra dung dịch acid.

Câu 13:  Cho các acid sau: HBr, HCl, HNO3, H2SO4, HCOOH, CH3COOH. Số acid được sử dụng trong công nghiệp sản xuất chất dẻo là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 4.                                   D. 3.

Câu 14:  Các chất nào sau đây tan được trong nước?

     A. NaCl, AgCl.                 B. HNO3, H2SiO3.             C. CuO, AlPO4.     D. NaOH, Ba(OH)2.

Câu 15:  Nước ép cà chua có vị chua nhẹ, khi nhúng mẩu quỳ tím vào cốc nước này thì quỳ tím hóa đỏ do

     A. nước ép cà chua có màu đỏ nên làm quỳ tím bị nhiễm màu đỏ.                      

     B. nước ép cà chua có tính acid nên làm quỳ tím chuyển đỏ.                              

     C. nước ép cà chua có tính base nên làm quỳ tím chuyển đỏ.                              

     D. nước ép cà chua có môi trường trung tính nên làm quỳ tím chuyển đỏ.

Câu 16:  Quang hợp là quá trình vô cùng quan trọng, giúp cung cấp nguồn vật chất hữu cơ vô cùng đa dạng cho nhu cầu cung cấp dinh dưỡng của mọi sinh cật trên Trái Đất. Oxide nào dưới đây là nguyên liệu chính cho quá trình quang hợp?

     A. Silicon dioxide.            B. Sluminium oxide.         C. Sodium oxide.     D. Carbon dioxide.

Câu 17:  Nhận định nào dưới đây sai?

     A. Muối ăn có tên hóa học là sodium chloride.          B. Đá vôi là muối.     C. Tất cả các muối đều dễ tan trong nước.                 D. Ion ammonium thay thế ion H+ trong nitric acid tạo muối ammonium nitrate.

Câu 18:  Phản ứng hóa học nào dưới đây không xảy ra?

     A. BaCl2 + H2SO4 ⟶ BaSO4 + 2HCl.                        B. BaCl2 + 2HNO3 ⟶ Ba(NO3)2 + 2HCl.                  C. BaCl2 + 2AgNO3 ⟶ 2AgCl + Ba(NO3)2.     D. BaCl2 + NaHSO4 ⟶ BaSO4 + NaCl + HCl.

Câu 19:  Khi cung cấp phân kali cho cây trồng sẽ đẩy nhanh quá trình tạo chất đường, chất bột, làm tăng cường sức chống rét và chịu hạn của cây. Muối nào sau đây được dùng làm phân kali?

     A. K2SO4.                          B. Na2SO4.                         C. (NH4)2SO4.     D. NH4Cl.

Câu 20:  Trong các dung dịch sau: dung dịch sodlium hydroxide, dung dịch giấm ăn, dung dịch muối ăn, dung dịch đường saccarose, dung dịch ammonia. Số dung dịch có pH > 7 là

     A. 0.                                   B. 1.                                   C. 2.                                   D. 3.

----- HẾT -----


Đáp án

1.A

2.B

3.D

4.B

5.B

6.D

7.A

8.C

9.B

10.A

11.A

12.B

13.D

14.D

15.B

16.D

17.C

18.B

19.A

20.C

 

Câu 1:

Phương pháp giải

Biến đổi hóa học có sự tạo thành chất mới.

Lời giải chi tiết

Đốt cháy cồn trong đĩa là quá trình xảy ra biến đổi hóa học. Vì cồn (enthanol) và oxygen trong không khí đã tác dụng với nhau để tạo thành chất mới là hơi nước và khí carbon dioxide đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

Chọn A.

Câu 2:

Phương pháp giải

Lý thuyết về phản ứng hóa học.

Lời giải chi tiết

Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, tùy mỗi phản ứng có thể cần đun nóng hoặc thêm chất xúc tác phù hợp.

Chọn B.

Câu 3:

Phương pháp giải

Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết

Một chiếc đinh sắt để lâu ngày ngoài không khí thì bị gỉ. Khối lượng của đinh sắt sẽ tăng lên so với khối lượng của chiếc đinh ban đầu do sắt đã phản ứng với oxygen tạo thành sắt oxide (gỉ sắt).

Chọn D.

Câu 4:

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về PTHH.

Lời giải chi tiết

Phương trình hoá học cho biết chính xác tỉ lệ số phân tử (nguyên tử) của các chất trong phản ứng.

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp giải

Dựa vào công thức: n = m/M;

Lời giải chi tiết

nFe = m/M = 42:56 = 0,75 mol; nCu = 16:64 = 0,25 mol.

Chọn B.

Câu 6:

Phương pháp giải

Viết PTHH.

Từ nFe ⟹ nO2 ⟹ V

Lời giải chi tiết

nFe = 16,8:56 = 0,3 mol

3Fe + 2O2 ⟶ Fe3O4

0,3 ⟶ 0,2

⟹ nO2 = 0,2 mol  ⟹ VO2 = 0,2.24,79 = 4,958 lít

Chọn D.

Câu 7:

Phương pháp giải

nMg = mMg/MMg

PTHH:      Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Từ số mol ban đầu xác định chất hết, chất dư

Tính theo PTHH suy ra số mol của H2

Tính thể tích khí H2 ở đkc: VH2 = 24,79.nH2

Lời giải chi tiết

nMg = 2,4/24 = 0,1 mol.

PTHH:      Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

 Bđầu:        0,1      0,3                             (Vì \(\frac{{0,1}}{1} < \frac{{0,3}}{2}\) ⟹ Mg hết)

P.ứng:        0,1 → 0,2 →     0,1 →   0,1

Sau p.ư:      0        0,1          0,1        0,1

⟹ VH2 = 0,1.24,79 = 2,479 lít.

Chọn A.

Câu 8:

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về dung dịch.

Lời giải chi tiết

Khi hòa tan muối NaCl vào nước thì NaCl là chất tan.

Chọn C.

Câu 9:

Phương pháp giải

C% = mct/mdd.100%

Lời giải chi tiết

mNaCl = \(\frac{{{m_{{\rm{dd}}}}.C\% }}{{100\% }} = \frac{{20.10}}{{100}} = 2\)(gam)

Chọn B.

Câu 10:

Phương pháp giải

Công thức tính nồng độ mol/l: CM = \(\frac{n}{V}\)

Lời giải chi tiết

CM = \(\frac{n}{V}\) = \(\frac{{0,05}}{{0,2}}\) = 0,25M.

Chọn A.

Câu 11:

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Lời giải chi tiết

Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì tốc độ phản ứng tăng.

Chọn A.

Câu 12:

Phương pháp giải

Lý thuyết về acid.

Lời giải chi tiết

A sai, vì acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.

B đúng.

C sai, vì H2SO4 là acid mà trong phân tử có chứa nguyên tử oxygen.

D sai, vì quỳ tím là chỉ thị để nhận ra dung dịch acid.

Chọn B.

Câu 13:

Phương pháp giải

Ứng dụng của một số acid thông dụng.

Lời giải chi tiết

Acid được sử dụng trong sản xuất chất dẻo: HCl, H2SO4, CH3COOH.

⟹ Có 3 acid.

Chọn D.

Câu 14:

Phương pháp giải

Dựa vào độ tan của chất.

Lời giải chi tiết

NaOH, Ba(OH)2 tan được trong nước.

Chọn D.

Câu 15:

Phương pháp giải

Lý thuyết về sự chuyển màu của pH trong các môi trường khác nhau.

Lời giải chi tiết

Nước ép cà chua có vị chua nhẹ ⟹ Dung dịch có tính acid ⟹ Làm quỳ tím chuyển đỏ.

Chọn B.

Câu 16:

Phương pháp giải

Lý thuyết về oxide.

Lời giải chi tiết

Nguyên liệu chính của quá trình quang hợp là carbon dioxide.

Chọn D.

Câu 17:

Phương pháp giải

Khái niệm muối.

Lời giải chi tiết

C sai, vì có một số muối không tan trong nước như CaCO3, BaSO4,..

Chọn C.

Câu 18:

Phương pháp giải

Tính chất hóa học của muối.

Lời giải chi tiết

Phản ứng không xảy ra: BaCl2 + 2HNO3 ⟶ Ba(NO3)2 + 2HCl.

Chọn B.

Câu 19:

Phương pháp giải

Dựa vào lý thuyết về phân bón hóa học.

Lời giải chi tiết

K2SO4: phân kali.

(NH4)2SO4 và NH4Cl: phân đạm.

Na2SO4: không phải phân bón hóa học.

Chọn A.

Câu 20:

Phương pháp giải

Giá trị pH của một số dung dịch.

pH > 7 ⟶ Dung dịch có môi trường base.

Lời giải chi tiết

Dung dịch có pH > 7: dung dịch sodlium hydroxide, dung dịch ammonia.

⟶ Có 2 dung dịch,

Chọn C.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"