Cho các nhận định sau về cách sử dụng dụng cụ trong phòng thí nghiệm:
(a) Ống đong được dùng để đo chính xác một lượng chất lỏng.
(b) Kẹp ống nghiệm được dùng để kẹp ống nghiệm khi đun nóng.
(c) Lọ thủy tinh được dùng để chứa hóa chất.
(d) Thìa thủy tinh để khuấy khi hoàn tan chất rắn.
Số nhận định đúng là
- A 1.
- B 2.
- C 3.
- D 4.
Đáp án : B
Cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
(b), (c) đúng.
(a) sai, vì ống đong được dùng để đong một lượng chất lòng.
(d) sai, vì thìa thủy tinh được dùng để lấy hóa chất (rắn).
⟶ Có 2 nhận định đúng.
Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
- A Thời gian xảy ra phản ứng hóa học.
- B Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
- C Nồng độ chất tham gia phản ứng.
- D Chất xúc tác phản ứng và nhiệt độ.
Đáp án : A
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: diện tích bề mặt, nồng độ, nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác.
⟶ thời gian xảy ra phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Cho các hiện tượng sau:
(a) Hòa tan đường vào nước.
(b) Đun đường đến khi chuyển màu cánh gián.
(c) Nước hoa khuyếch tan trong không khí.
(d) Thức ăn bị ôi thiu.
(e) Hiện tượng tạo thành nhũ đá trong hang động.
Số biến đổi hóa học là
- A 2.
- B 4.
- C 3.
- D 5.
Đáp án : C
Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác.
Biến đổi hóa học: (b), (d), (e).
⟶ Có 3 biến đổi hóa học.
Dụng cụ ở hình bên có tên gọi là gì và thường dùng để làm gì?
- A Pipette, dùng lấy hóa chất.
- B Bơm tiêm, dùng truyền hóa chất cho cây.
- C Bơm hóa chất, dùng để làm thí nghiệm.
- D Bơm khí dùng để bơm không khí vào ống nghiệm.
Đáp án : A
Dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm.
Dụng cụ trong hình là pipete, dùng lấy hóa chất.
Cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm:
- A Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có dán nhãn ghi tên hóa chất.
- B Hóa chất dùng xong nếu còn thừa, phải đổ trở lại bình chứa.
- C Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất.
- D Nếu hóa chất có tính độc hại không cần ghi chú trên nhãn riêng nhưng phải đặt ở khu vực riêng.
Đáp án : C
Cách bảo quản hóa chất trong phòng thí nghiệm.
Hóa chất trong phòng thí nghiệm thường đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có dán nhãn ghi tên hóa chất.
Điền vào chỗ trống: “Base là những ... trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm .... Khi tan trong nước, base tạo ra ion ...”
- A đơn chất, hydrogen, OH−
- B hợp chất, hydroxide, OH−
- C đơn chất, hydroxide, H+
- D hợp chất, hydrogen, H+
Đáp án : B
Định nghĩa base.
Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.
Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ấm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium hydrogen carbonate (Ca(HCO3)2). Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Điều kiện xảy ra phản ứng trên là
- A tạo thành nước.
- B tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate.
- C để nguội nước.
- D đun sôi nước.
Đáp án : D
Tính chất hóa học của muối.
Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O
Một vật có khối lượng riêng D, thể tích V thì khối lượng của vật là m được tính bởi công thức nào sau đây?
- A m = D/V.
- B m = D.V.
- C m = V/D.
- D m = 10.D.V.
Đáp án : B
Sử dụng công thức tính khối lượng thông qua khối lượng riêng.
Khối lượng của vật: m = D.V
Để đo thể tích của một hòn sỏi ta dùng dụng cụ nào?
- A Cân đồng hồ.
- B Thước thẳng.
- C Thước dây
- D Bình chia độ.
Đáp án : D
Đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.
Đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.
Hai vật 1 và 2 có cùng thể tích được thả vào một bình đựng nước. Vật 1 chìm xuống đáy bình, vật 2 lơ lửng trong nước. Nếu gọi \({P_1}\) là trọng lượng của vật 1, \({F_1}\) là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 1; \({P_2}\) là trọng lượng của vật 2, \({F_2}\) là lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên vật 2 thì
- A \({F_{1\:}} = {F_{2\:}}\) và \({P_1}\; > {P_2}\)
- B \({F_{1\:}} > {F_{2\:}}\) và \({P_1}\; > {P_2}\)
- C \({F_{1\:}} = {F_{2\:}}\) và \({P_1}\; = {P_2}\)
- D \({F_1}\; < {F_2}\;\) và \({P_1}\; > {P_2}\)
Đáp án : A
Điều kiện để vật nổi: \(P < {F_A}\)
Vật chìm: \(P > {F_A}\)
Vật lơ lửng trong chất lỏng: \(P = {F_A}\)
Vật 1 chìm xuống đáy bình nên: \({P_1} > {F_1}\)
Vật 2 lơ lửng trong nước nên: \({F_2} = {P_2}\)
Cả vật 1 và vật 2 ngập hoàn toàn trong nước, hai vật có thể tích bằng nhau nên:
\({V_1} = {V_2} \Rightarrow d.{V_1} = d.{V_2} \Rightarrow {F_1} = {F_2} \Rightarrow {P_1} > {P_2}\)
Một chai thủy tinh có thể tích \({\rm{1,5}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \,{\rm{lit}}\) và khối lượng \(250{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} g\). Phải đổ vào chai ít nhất bao nhiêu nước để nó chìm trong nước? Trọng lượng riêng của nước là \(10000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N/{m^3}\).
- A \({\rm{1}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \,{\rm{lit}}\).
- B \({\rm{1,25}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \,{\rm{lit}}\).
- C \({\rm{1,5}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \,{\rm{lit}}\).
- D \({\rm{1,4}}\,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\rm{lit}}\).
Đáp án : B
Trọng lượng của chai: \(P = 10m\)
Lực đẩy Ác – si – met tác dụng lên chai khi nó chìm hoàn toàn trong nước: \({F_A} = d.V\)
Vật lơ lửng trong nước khi: \(P = {F_A}\)
Thể tích nước: \({V_n} = \frac{{{P_n}}}{{{d_n}}}\)
Đổi: \(1,5lit = 1,{5.10^{ - 3}}{m^3};{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} 250g = 0,25kg\)
Trọng lượng của vỏ chai thủy tinh là: \(P = 10m = 10.0,25 = 2,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)\)
Chai thủy tinh ngập hoàn toàn trong nước, lực đẩy Ác – si – met tác dụng lên chai là:
\({F_A} = {d_n}.V = 10000.1,{5.10^{ - 3}} = 15{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)\)
Để chai thủy tinh lơ lửng trong nước, trọng lượng của chai và nước trong chai là:
\(\begin{array}{*{20}{l}}{P' = {F_A} \Rightarrow P + {P_n} = {F_A} \Rightarrow 2,5 + {P_n} = 15}\\{ \Rightarrow {P_n} = 15 - 2,5 = 12,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)}\end{array}\)
Thể tích của nước trong chai là: \({V_n} = \frac{{{P_n}}}{{{d_n}}} = \frac{{12,5}}{{10000}} = 1,{25.10^{ - 3}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {{m^3}} \right) = 1,25{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {lit} \right)\)
Một sà lan có dạng hình hộp chữ nhật có kích thước là \({\rm{10m}}\,{\rm{ \times }}\,{\rm{4m}}\,{\rm{ \times }}\,{\rm{2m}}\). Khối lượng của sà lan và các thiết bị đặt trên xà lan bằng 50 tấn. Hỏi có thể đặt vào sà lan kiện hàng nặng bao nhiêu? Trọng lượng riêng của nước là \(10000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N/{m^3}\).
- A 25 tấn.
- B 30 tấn.
- C 35 tấn.
- D 50 tấn.
Đáp án : A
Lực đẩy Ác – si – met: \({F_A} = {d_n}.V\)
Thể tích hình hộp chữ nhật: \(V = a.b.c\)
Điều kiện để vật nổi: \(P < {F_A}\)
Trọng lượng: \(P = 10m\)
Thể tích của sà lan là: \(V = a.b.c = 10.4.2 = 80{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {{m^3}} \right)\)
Khi sà lan ngập hoàn toàn trong nước, lực đẩy Ác – si – met tác dụng lên sà lan là:
\({F_A} = {d_n}.V = 10000.80 = 800000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)\)
Để sà lan không bị chìm, trọng lượng của sà lan là:
\(P < {F_A} \Rightarrow 10m < {F_A} \Rightarrow m < \frac{{{F_A}}}{{10}} \Rightarrow m < \frac{{800000}}{{10}} = 80000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {kg} \right)\)
\( \Rightarrow m < 80\) (tấn)
Khối lượng của hàng đặt lên sà lan là:
\({m_h} = m - {m_s} \Rightarrow {m_h} < 80 - 50 \Rightarrow {m_h} < 30\) (tấn)
Một vật có khối lượng 2,5 kg được đặt trên mặt bàn nằm ngang với diện tích tiếp xúc 20 cm2. Áp suất của vật đó tác dụng lên mặt bàn là bao nhiểu?
- A \({\rm{125}}\,{\rm{N/}}{{\rm{m}}^{\rm{2}}}{\rm{.}}\)
- B 1 250 N/m2.
- C 1,25 N/m2.
- D 12 500 N/m2.
Đáp án : D
Áp suất: \(p = \frac{F}{S}.\)
Trọng lượng của vật là:
\(P = 10.m = 2,5.10 = 25\left( N \right)\)
Đổi \(20{\mkern 1mu} c{m^2} = {2.10^{ - 3}}\left( {{m^2}} \right)\)
Áp suất tác dụng lên mặt bàn là:
\(p = \frac{F}{S} = \frac{{25}}{{{{2.10}^{ - 3}}}} = 12500\left( {N/{m^2}} \right)\)
Đơn vị của áp suất khí quyển là:
- A N/m2
- B N/m3.
- C N/m.
- D N
Đáp án : A
Đơn vị của áp suất khí quyển là \(N/{m^2}\).
Đơn vị của áp suất khí quyển là \(N/{m^2}\).
Hãy so sánh áp suất tại các điểm M, N và Q trong bình chứa chất lỏng vẽ hình bên.
- A \({p_M} < {p_N} < {p_Q}\).
- B \({p_M} = {p_N} = {p_Q}\).
- C \({p_M} > {p_N} > {p_Q}\).
- D \({p_M} < {p_Q} < {p_N}\).
Đáp án : C
Công thức tính áp suất chất lỏng: \(p = d.h\), trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất chất lỏng tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Ta có: \(p = d.h\)
Mà \({d_M} > {d_N} > {d_Q} \Rightarrow {p_M} > {p_N} > {p_Q}\)
Chọn đáp án đúng. Moment của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho:
- A tác dụng kéo của lực.
- B tác dụng làm quay của lực.
- C tác dụng uốn của lực.
- D tác dụng nén của lực.
Đáp án : B
Sử dụng lý thuyết moment lực
Moment của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
Trong các dụng cụ dưới đây, dụng cụ nào không phải là đòn bẩy?
- A Kéo cắt giấy.
- B Búa nhổ đinh
- C Dụng cụ mở nắp chai bia
- D Dao tỉa hoa quả
Đáp án : D
Dao tỉa hoa quả không phải là ứng dụng của đòn bẩy.
Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp
- A khoảng cách OO2 < OO1.
- B khoảng cách OO1 = OO2.
- C khoảng cách OO2 > OO1.
- D khoảng cách OO1 = 2OO2.
Đáp án : C
Đối với đòn bẩy, điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.
Đối với đòn bẩy, điểm tác dụng lực càng xa điểm tựa O thì lực tác dụng càng nhỏ.
→ Để dùng đòn bẩy được lợi thì OO2 > OO1.
Hiện tương mưa acid là do không khí chứa những chất khí nào sau đây?
- A CO2 và H2.
- B SO2 và NO2.
- C SO2 và N2.
- D CO2 và NO2.
Đáp án : B
Ảnh hưởng của một số oxide tới môi trường.
Hiện tượng mưa acid là do trong không khí chứa SO2 và NO2.
VietGAP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Vietnamese Good Agricultural Practices, có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam. Tiêu chuẩn này do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi. Nhận định nào sau đây về VietGAP là sai? VietGAP là
- A những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch.
- B những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân xử lí trước và sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- C những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cà nhân sản xuất không dùng phân bón hóa học.
- D những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch và sau thu hoạch đảm bảo an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đáp án : C
Một số nguyên tắc, ứng dụng trong thực tế.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cà nhân sản xuất không dùng phân bón hóa học.