Đề thi học kì 2 KHTN 8 Cánh diều - Đề số 1

2024-09-14 10:07:44
Trắc nghiệm
Câu 1 :

 Chọn câu trả lời đúng. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?

  • A
    Đưa vật lại gần các vụn giấy, nếu vật hút các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
  • B
    Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện
  • C
    Đưa vật lại gần các vụn giấy nếu vật đẩy các mẩu giấy thì kết luận vật bị nhiễm điện
  • D
    Cả A và C đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đưa vật đến gần các vật khác đã bị nhiễm điện nếu chúng hút hay đẩy nhau thì kết luận vật nhiễm điện

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 2 :

 Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?

  • A
    Các hạt mang điện tích dương.
  • B
    Các hạt nhân của nguyên tử.
  • C
    Các nguyên tử.
  • D
    Các hạt mang điện tích âm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các nguyên tử khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 3 :

 Một đèn pin đang sáng nếu ta tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

  • A
    Đèn vẫn sáng
  • B
    Đèn không sáng
  • C
    Đèn sẽ bị cháy
  • D
    Đèn sáng mờ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Một đèn pin đang sáng nếu ta tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì đèn không sáng

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 4 :

 Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây?

  • A
    Một mảnh nilông đã được cọ xát.
  • B
    Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.
  • C
    Đồng hồ dùng pin đang chạy.
  • D
    Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đang có dòng điện chạy trong Đồng hồ dùng pin đang chạy

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 5 :

 Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:

  • A
    Pin
  • B
    Ắc – qui
  • C
    Đi – na – mô xe đạp
  • D
    Quạt điện

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quạt điện không phải là nguồn điện

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 6 :

 Chọn câu sai

  • A
    Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện.
  • B
    Nguồn điện tạo ra dòng điện.
  • C
    Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.
  • D
    Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện nên độ mạnh yếu của thiết bị không phụ thuộc vào nguồn điện

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 7 :

 Để đèn xe máy phát sáng thì đèn phải được nối với nguồn điện. Vật trong xe máy, nguồn điện là thiết bị nào sau đây?

  • A
    Pin
  • B
    Đi- na- mô
  • C
    Ắc – qui
  • D
    Cả ba đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vật trong xe máy, nguồn điện là Ắc – qui

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 8 :

 Nguồn điện được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:

  • A
    Hình A
  • B
    Hình B
  • C
    Hình C
  • D
    Hình D

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nguồn điện được kí hiệu bằng kí hiệu Hình A

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 9 :

 Bóng đèn được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:trắc nghiệm mạch điện đơn giản

  • A
    Hình A
  • B
    Hình B
  • C
    Hình C
  • D
    Hình D

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bóng đèn được kí hiệu bằng kí hiệu Hình C

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 10 :

 Sơ đồ mạch điện là:

  • A
    Ảnh chụp mạch điện thật
  • B
    Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
  • C
    Hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
  • D
    Hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sơ đồ mạch điện là Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 11 :

Phương pháp ngăn ngừa rối loạn nội tiết

  • A
    Giữ cân nặng hợp lí
  • B
    Không hút thuốc lá.
  • C
    Giảm stress căng thẳng
  • D
    Tất cả các phương pháp trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp ngăn ngừa rối loạn nội tiết

- Giữ cân nặng hợp lí

- Không hút thuốc lá.

- Giảm stress căng thẳng

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 12 :

Ở nam giới, chức năng của tinh hoàn là

  • A
    Sản sinh ra tinh trùng
  • B
    Sản sinh ra nước tiểu
  • C
    Sản sinh ra trứng
  • D
    Sản sinh ra tinh dịch

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ở nam giới, chức năng của tinh hoàn là sản sinh ra tinh trùng

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 13 :

Quần thể sinh vật là:

  • A
    tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
  • B
    tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
  • C
    tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
  • D
    tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quần thể sinh vật là: tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 14 :

Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm:

  • A
    quần xã sinh vật và các quần thể.
  • B
    quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.
  • C
    quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.
  • D
    quần xã sinh vật và các cá thể.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm: quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 15 :

Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với

  • A
    các nhân tố hữu sinh của môi trường.
  • B
    các loài sinh vật sản xuất.
  • C
    nhân tố vô sinh của môi trường.
  • D
    các loài sinh vật tiêu thụ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với nhân tố vô sinh của môi trường.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 16 :

Lựa chọn nhận định đúng trong các nhận định dưới đây

  • A
    Ô nhiễm môi trường là sự tồn tại các chất hóa học trong thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
  • B
    Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học trong thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
  • C
    Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây bệnh nguy hiểm cho con người và sinh vật.
  • D
    Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 17 :

Để phòng bệnh sỏi thận cần

  • A
    uống đủ nước và có chế độ ăn hợp lí.
  • B
    uống nhiều nước hơn bình thường.
  • C
    hạn chế ăn các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật.
  • D
    tăng cường ăn các loại thức ăn có nguồn gốc động vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Để phòng bệnh sỏi thận cần uống đủ nước và có chế độ ăn hợp lí.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 18 :

Khi mắc các tật về mắt, ảnh của vật sẽ

  • A
    hiện lên trên màng lưới.
  • B
    không hiện lên trên thể thủy tinh.
  • C
    hiện lên trên thể thủy tinh.
  • D
    không hiện lên trên màng lưới.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi mắc các tật về mắt, ảnh của vật sẽ không hiện lên trên màng lưới.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 19 :

Đâu là nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh

  • A
    con người, cây bàng, con trâu, cái bút.
  • B
    con gà, cây rêu tường, cá heo, con giun đất.
  • C
    cá chép, rắn hổ mang, cái bàn, con voi.
  • D
    hòn đá, con mèo, cá rô phi, cây mít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhóm nhân tố hữu sinh: con gà, cây rêu tường, cá heo, con giun đất.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 20 :

Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

  • A
    Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình.
  • B
    Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao.
  • C
    Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con.
  • D
    Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá không phải là quần thể sinh vật

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Tự luận
Câu 1 :

Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn?

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết về sự truyền nhiệt

Lời giải chi tiết :

Khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn

Câu 2 :

Tế bào máu gồm những thành phần nào? Chức năng của các thành phần đó là gì?

Phương pháp giải :

Vận dụng lí thuyết các thành phần của máu

Lời giải chi tiết :

- Tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu

- Chức năng các thành phần:

+ Hồng cầu: Vận chuyển oxygen và carbon dioxide

+ Bạch cầu: Bảo vệ cơ thể (miễn dịch)

+ Tiểu cầu: Bảo vệ cơ thể (đông máu chống mất máu)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"