a
Trả lời câu hỏi mục 1a trang 57 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Nêu những thành tựu tiêu biểu về khoa học. Phân tích tác động của các thành tựu đó đối với đời sống xã hội loài người trong các thế kỉ XVIII – XIX
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức mục 1a
Lời giải chi tiết:
* Những thành tựu tiêu biểu về khoa học và tác động
- Khoa học tự nhiên
+ Đầu thế kỉ XVIIIThuyết vạn vậthấp dẫn của I. Niu-tơn (Vật lí)
+ Giữa thế kỉ XVIIĐịnh luật bảo toàn vàchuyển hoá năng lượng.của M. Lô-mô-nô-xốp(Vật lí và Hoá học)
+ Giữa thế kỉ XIXThuyết tiến hoácủa S. Đác-uyn(Sinh học)
-> Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thứccủa con người về vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật, đặt cơ sở cho cuộccách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp.
- Khoa học xã hội: gắn liền với sự xuất hiện của nhiều trào lưu tư tưởng tiến bộ.
+ Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện
với những đại diện xuất sắc là L. Phoi-g-bách và G. He-ghen.
+ Ở Anh, kinh tế chính trịhọc tư sản ra đời với những tác phẩm nổi tiếng của A. Xmit và D. Ri-các-đô.
+ Chủ nghĩaxã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của C.H. Xanh Xi-mông., S Phu-ri-ê (Pháp) vàR. Ô-ben (Anh).
+ Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do C. Mác và Ph. Ăng ghen sáng lập là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
-> Những trào lưu tư tưởng tiến bộ đã lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản, phản ánhkhát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột,từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chốngchủ nghĩa tư bản.
b
Trả lời câu hỏi mục 1b trang 58 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các thế kỉ XIX. Phân tích tác động của những thành tựu đó đối với xã hội loài người
Phương pháp giải:
Đọc kiến thức mục 1b
Lời giải chi tiết:
- Cải tiến kĩ thuật luyện kim, tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệumới, chế tạo máy công cụ.... Ngành giao thông vận tải có những tiến bộ vượt bậc.
- Năm 1807, Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầutiên. Đến năm 1836, có hơn 500 tàu thuỷ hoạt động ở các hải cảng nước Anh.
- Với việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đờicủa các nguyên liệu mới (thép, nhôm,..)
- Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại,vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
- Việc phát minh ra động cơ đốt trong tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máybay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.
- Trong nông nghiệp, cũng có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác
- Sang thế kỉ XIX, phân hoá học, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máygặt đập được sử dụng rộng rãi.
- Những thành tựu đó đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năngsuất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải pháttriển nhanh chóng.
1
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 59 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
1. Hãy trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII-XIX.
2. Phân tích tác động của những thành tựu văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX đối với xã hội loài người.
Phương pháp giải:
Đọc kiến thức mục 2
Lời giải chi tiết:
1. Thành tựu tiêu biểu về văn học, nghệ thuật
- Văn học: phát triển rực rỡ
- Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn mà các tác phẩm của họ đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội, đặt nền móng cho văn học hiện đại.
- Tiêu biểu là: Tấn trò đời của H. Ban-dắc; Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô (Pháp) Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi (Nga)...
- Ngoài ra còn có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn khác để lại dấu ấn sâu sắc trong thời kì này như A. Pu-skin (Nga); Ph. Si-laGiô-han Gót (Đức); W. Thác -cơ-rê, S. Đích-ken (Anh)..
- Nghệ thuật phát triển theo nhiều thể loại, phản ánh cuộc sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.
- Âm nhạc
+ Thế kỉ XVII, âm nhạc: W. Mô-da (Áo), S. Bách (Đức) với những tác phẩm được coi là mẫu mực cổ điển
+ Thế kỉ XIX, âm nhạc tràn đầy tính lãng mạn với tên tuổi của L. Bét-thỏ-ven (Đức), Ph. Sô-panh(Ba Lan), P. I. Trai-cop-xki (Nga)...
- Kiến trúc: Cung điện Véc-xai (Pháp) được hoàn thành đầu thế kỉ XVIII,sau đó tiếp tục được hoàn chỉnh và trở thành một công trìnhkiến trúc cực kì đồ sộ và lộng lẫy.
- Hội họa: Thế kỉ XVIII – XIX đã xuất hiện nhiềudanh hoạ với các tác phẩm nổi tiếng,gắn bó với cuộc sống hiện thực. Tiêu biểu là Gi. Đa-vít, Ơ. Đơ-la-croa (Pháp); Ph. Gôi-a (Tây Ban Nha); I. Lê-vi-tan(Nga); V. Van Gốc (Hà Lan)
2. Tác động:
Sự phát triển của văn học, nghệ thuật đã góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn bất công trong xã hội đương thời; thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc.
1
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 59 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Lập bảng thống kê những thành tựu và tác động chủ yếu của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Phương pháp giải:
Tổng hợp kiến thức các mục
Lời giải chi tiết:
Lĩnh vực | Thành tựu | Tác động | |
Khoa học | Khoa học tự nhiên | + Đầu thế kỉ XVIII Thuyết vạn vật hấp dẫn của I. Niu-tơn (Vật lí) + Giữa thế kỉ XVII Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. của M. Lô-mô-nô-xốp (Vật lí và Hoá học) + Giữa thế kỉ XIX Thuyết tiến hoá của S. Đác-uyn (Sinh học) | - Tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của con người về vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật - Đặt cơ sở cho cuộc cách mạng vĩ đại trong kĩ thuật và công nghiệp. |
Khoa học xã hội | + Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với những đại diện xuất sắc là L. Phoi-g-bách và G. He-ghen. + Ở Anh, kinh tế chính trị học tư sản ra đời với những tác phẩm nổi tiếng của A. Xmit và D. Ri-các-đô. + Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của C.H. Xanh Xi-mông., S Phu-ri-ê (Pháp) và R. Ô-ben (Anh). + Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do C. Mác và Ph. Ăng ghen sáng lập là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người. | Lên án mặt trái của chủ nghĩa tư bản, phản ánh khát vọng xây dựng một xã hội mới không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, từng bước hình thành cương lĩnh của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. | |
Kĩ thuật | - Cải tiến kĩ thuật luyện kim, tìm ra nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới, chế tạo máy công cụ.... - Giao thông vận tải: Năm 1807, Phơn-tơn (người Mỹ) đã chế tạo được tàu thuỷ chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên. Đến năm 1836, có hơn 500 tàu thuỷ hoạt động ở các hải cảng nước Anh. - Phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới (thép, nhôm,..) - Những khám phá về điện là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện - Tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác, phân hoá học, máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập được sử dụng rộng rãi. | - Nhiều nguồn nguyên liệu, nhiên liệu mới được đưa vào sử dụng - Thúc đẩy giao thông vận tải phát triển - Thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống. - Những thành tựu đó đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, làm tăng năng suất lao động, nhiều trung tâm công nghiệp xuất hiện, giao thông vận tải phát triển nhanh chóng. | |
Văn học và nghệ thuật | * Văn học: phát triển rực rỡ - Nhiều nhà văn, nhà thơ lớn mà các tác phẩm của họ đã phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội, đặt nền móng cho văn học hiện đại. - Tiêu biểu là: Tấn trò đời của H. Ban-dắc; Nhà thờ Đức Bà Pa-ri, Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô (Pháp) Chiến tranh và hoà bình của Lép Tôn-xtôi (Nga)... - Ngoài ra còn có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn khác để lại dấu ấn sâu sắc trong thời kì này như A. Pu-skin (Nga); Ph. Si-la Giô-han Gót (Đức); W. Thác -cơ-rê, S. Đích-ken (Anh).. * Nghệ thuật phát triển theo nhiều thể loại, phản ánh cuộc sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do. - Âm nhạc + Thế kỉ XVII, âm nhạc: W. Mô-da (Áo), S. Bách (Đức) với những tác phẩm được coi là mẫu mực cổ điển + Thế kỉ XIX, âm nhạc tràn đầy tính lãng mạn với tên tuổi của L. Bét-thỏ-ven (Đức), Ph. Sô-panh (Ba Lan), P. I. Trai-cop-xki (Nga)... - Kiến trúc: Cung điện Véc-xai (Pháp) được hoàn thành đầu thế kỉ XVIII, sau đó tiếp tục được hoàn chỉnh và trở thành một công trình kiến trúc cực kì đồ sộ và lộng lẫy. - Hội họa: Thế kỉ XVIII – XIX đã xuất hiện nhiều danh hoạ với các tác phẩm nổi tiếng, gắn bó với cuộc sống hiện thực. Tiêu biểu là Gi. Đa-vít, Ơ. Đơ-la-croa (Pháp); Ph. Gôi-a (Tây Ban Nha); I. Lê-vi-tan (Nga); V. Van Gốc (Hà Lan) | Sự phát triển của văn học, nghệ thuật đã góp phần lên án và vạch trần những tệ nạn bất công trong xã hội đương thời; thức tỉnh, khích lệ người dân nhất là người lao động nghèo khổ đấu tranh cho cuộc sống tự do, hạnh phúc. |
1
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 59 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu hoặc một danh nhân văn hoá có nhiều đóng góp trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Phương pháp giải:
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet
Lời giải chi tiết:
* Giới thiệu về Victo Hugo và tác phẩm Những người khốn khổ
Victor Hugo (1802 - 1885) là một đại văn hào của nước Pháp vào thế kỉ 19, đồng thời cũng là một trí thức dấn thân và một chính trị gia, dùng ngòi bút để chiến đấu không mệt mỏi cho những lý tưởng của ông vào thời kì đó. Chính điều này đã khiến ông bị lưu đày trong 20 năm. Khi mất ông được làm lễ quốc tang và thi hài được đưa vào điện Pantheon an nghỉ.
Những sáng tác của Victor Hugo chủ yếu theo trường phái lãng mạn và rất đa dạng, trong đó phải kể đến "Nhà thờ Đức Bà Paris" và "Những người khốn khổ", hai kiệt tác văn xuôi đã giúp ông trở thành một cây đại thụ của nền Văn học thế giới, khó ai có thể sánh nổi.
Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX.