Giải mục II trang 21, 22, 23, 24 SGK Toán 10 tập 1 - Cánh diều

2024-09-14 10:24:39

Hoạt động 3

Cho bất phương trình 2x – y>2 (3).

a) Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, vẽ đường thẳng \(d:2x - y = 2 \Leftrightarrow y = 2x - 2\).

b) Xét điểm M(2;-1). Chứng tỏ (2;-1) là nghiệm của bất phương trình (3).

c) Đường thẳng d chia mặt phẳng toạ độ thành hai nửa mặt phẳng. Gạch đi nửa mặt phẳng không chứa điểm M(2;- 1).

Phương pháp giải:

a) Vẽ đường thẳng y=2x-2 trên mặt phẳng tọa độ

b) Thay tọa độ điểm M vào bất phương trình (3), nếu thỏa mãn thì (2;-1) là một nghiệm của bất phương trình (3)

c) Gạch phần không chứa điểm M.

Lời giải chi tiết:

a) Cho x=0=>y=-2

Cho y=0=>x=1

Nối hai điểm (0;-2) và (1;0) ta được:

b) Thay tọa độ điểm M vào bất phương trình (3) ta được:

\(2.2 - \left( { - 1} \right) > 2 \Leftrightarrow 5 > 2\)(Luôn đúng)

Vậy (2;-1) là một nghiệm của bất phương trình (3)

c) Ta gạch đi nửa mặt phẳng không chứa M được:


Luyện tập – Vận dụng 2

Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau:

a) \(x - 2y < 4\)

b) \(x + 3y \ge 6\).

Phương pháp giải:

Các bước biểu diễn miền nghiệm:

- Vẽ đường thẳng

- Thay tọa độ điểm O(0;0) vào bất phương trình

- Nếu thỏa mãn thì điểm O nằm trong miền nghiệm, ta gạch phần không chứa O

- Ngược lại thì không nằm trong miền nghiệm ta gạch phần chứa O.

Lời giải chi tiết:

a) Ta vẽ đường thẳng d:\(x - 2y = 4 \Leftrightarrow y = \frac{x}{2} - 2\)

Thay tọa độ điểm O(0;0) vào bất phương trình \(x - 2y < 4\) ta được:

\(0 - 2.0 < 4\) (Luôn đúng)

Vậy O nằm trong miền nghiệm.

Ta có miền nghiệm:

b) Ta vẽ đường thẳng d:\(x+3y=6 \)

Thay tọa độ điểm O(0;0) vào bất phương trình \(x+3y=6 \) ta được:

\(0+3.0 < 6\)

Vậy O không nằm trong miền nghiệm.

Ta có miền nghiệm:

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"