Giải bài 4.69 trang 71 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

2024-09-14 10:28:53

Đề bài

Trong mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) cho ba điểm \(A(2; - 1),\,\,B(5;3)\) và \(C( - 2;9).\)

a)      Tìm điểm \(D\) thuộc trục hoành sao cho \(B,\,\,C,\,\,D\) thẳng hàng.

b)     Tìm điểm \(E\) thuộc trục hoành sao cho \(EA + EB\) nhỏ nhất.

c)      Tìm điểm \(F\) thuộc trục tung sao cho vectơ \(\overrightarrow {FA}  + \overrightarrow {FB}  + \overrightarrow {FC} \) có độ dài ngắn nhất.

Lời giải chi tiết

a) Vì điểm \(D\) thuộc trục hoành nên tạo độ điểm \(D\) là: \(D(x;0)\)

Ta có: \(\overrightarrow {BD}  = (x - 5; - 3)\) và \(\overrightarrow {CD}  = (x + 2; - 9)\)

Để ba điểm \(B,\,\,C,\,\,D\) thẳng hàng

\( \Leftrightarrow \) \(\overrightarrow {BD} \) và \(\overrightarrow {CD} \) cùng phương

\( \Leftrightarrow \) \(\frac{{x - 5}}{{ - 3}} = \frac{{x + 2}}{{ - 9}}\) \( \Leftrightarrow \) \(3x - 15 = x + 2\) \( \Leftrightarrow \) \(x = \frac{{17}}{2}\)

Vậy \(D\left( {\frac{{17}}{2};0} \right)\)

b) Vì điểm \(E\) thuộc trục hoành nên tọa độ điểm \(E\) là: \(E(x;0)\)

Áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có: \(EA + EB \ge AB\)

Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi \(E\) là giao điểm của \(AB\) với trục \(Ox\)

Ta có: \(\overrightarrow {AE}  = (x - 2;1)\) và \(\overrightarrow {AB}  = (3;4)\)

Để \(E \in AB\) \( \Leftrightarrow \) \(\overrightarrow {AE} \) và \(\overrightarrow {AB} \) cùng phương

\( \Leftrightarrow \) \(\frac{{x - 2}}{1} = \frac{3}{4}\) \( \Leftrightarrow \) \(4x - 8 = 3\) \( \Leftrightarrow \) \(x = \frac{{11}}{4}\)

Vậy \(E\left( {\frac{{11}}{4};0} \right)\)

c) Gọi \(G\) là trọng tâm của \(\Delta ABC\) \( \Rightarrow \) \(G\left( {\frac{1}{3};\frac{{11}}{3}} \right)\)

Vì điểm \(F\) thuộc trục tung nên tọa độ điểm \(F\) là: \(F(0;y)\)

Ta có: \(\overrightarrow {FA}  + \overrightarrow {FB}  + \overrightarrow {FC}  = 3\overrightarrow {FG} \)

Để \(\overrightarrow {FA}  + \overrightarrow {FB}  + \overrightarrow {FC} \) có độ dài ngắn nhất

\( \Leftrightarrow \) \(\overrightarrow {FG} \) có độ dài ngắn nhất

\( \Leftrightarrow \) \(F\) là hình chiếu của \(G\) trên trục \(Oy\)

\( \Leftrightarrow \) \(F\left( {0;\frac{{11}}{3}} \right)\)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"