Bài 1
Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: Trang 58, 59 SGK
Tình huống 1:
Long đang chơi cùng các bạn. Tiến vô tình va phải, khiến Long bị ngã. Mặc dù Tiến đã xin lỗi nhưng Long vẫn giận dữ, làm cho các bạn mất vui.
Tình huống 2:
Hoa chơi ô ăn quan cùng các bạn. Chờ mãi chưa đến lượt nên Hoa giận dỗi, không chơi cùng các bạn nữa.
Tình huống 3:
Vân vừa được tặng cuốn truyện rất đẹp. Anh trai Vân mượn đọc và vô tình làm rách trang bìa. Vân rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh.
a. Bạn trong mỗi tình huống trên có cảm xúc gì?
b. Cảm xúc đó đã ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và người xung quanh?
c. Em sẽ khuyên bạn kiềm chế cảm xúc đó như thế nào?
Phương pháp giải:
- Trực quan.
- Thảo luận nhóm/cặp đôi.
- Phân tích tình huống.
- Liên hệ thực tế.
Lời giải chi tiết:
Tình huống 1:
Long đang chơi cùng các bạn. Tiến vô tình va phải, khiến Long bị ngã. Mặc dù Tiến đã xin lỗi nhưng Long vẫn giận dữ, làm cho các bạn mất vui.
a. Bạn Long đã nóng giận khi Tiến vô tình va phải và khiến Long bị ngã.
b. Cảm xúc đó khiến cho tâm trạng Tiến không thoải mái, tức giận; làm tổn thương Tiến và làm các bạn khác mất vui.
c. Em sẽ khuyên Long nên kiềm chế cơn giận của mình vì Tiến cũng đã xin lỗi, hít thở thật sâu và không nên to tiếng với bạn.
Tình huống 2:
Hoa chơi ô ăn quan cùng các bạn. Chờ mãi chưa đến lượt nên Hoa giận dỗi, không chơi cùng các bạn nữa.
a. Bạn Hoa đã giận dỗi khi đang chơi ô ăn quan cùng các bạn nhưng chờ mãi chưa đến lượt.
b. Cảm xúc đó khiến tâm trạng bạn Hoa không được thoải mái và khiến các bạn chơi cùng cũng mất vui.
c. Em sẽ khuyên bạn Hoa nên kiềm chế sự giận dữ của mình bằng cách giữ bình tình, hít thở sâu, có thể nghe một bài nhạc trong khi chờ đến lượt chơi của mình và không nên giận dỗi vô cớ với các bạn.
Tình huống 3:
Vân vừa được tặng cuốn truyện rất đẹp. Anh trai Vân mượn đọc và vô tình làm rách trang bìa. Vân rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh.
a. Bạn Vân đã rất tức giận, khóc ầm lên và bắt đền anh khi anh trai của bạn vô tình làm rách trang bìa của cuốn truyện.
b. Cảm xúc đó khiến Vân không thoải mái; anh trai của Vân cũng sẽ không được vui.
c. Em sẽ khuyên Vân nên bình tĩnh, kiềm chế cơn giận bằng cách hít một hơi thật sâu, uống một cốc nước lạnh và sau đó nói chuyện nhẹ nhàng với anh trai, không nên khóc ầm lên.
Bài 2
Chia sẻ một tình huống mà em đã có cảm xúc tiêu cực và cho biết:
- Khi đó, em đã thể hiện cảm xúc như thế nào?
- Nếu gặp lại tình huống tương tự, em sẽ kiềm chế cảm xúc tiêu cực như thế nào?
Phương pháp giải:
- Hồi tưởng.
- Chia sẻ trước lớp.
- Liên hệ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Thưa thầy/cô và các bạn, em xin chia sẻ về một lần em đã có cảm xúc tiêu cực.
Hôm đó vào cuối tuần, bố mẹ hứa cho em đi công viên chơi. Nhưng do hôm đó bố mẹ có công việc đột xuất nên đã lỡ hẹn với em.
- Khi đó, em đã rất tức giận, khóc ầm lên và bỏ lên phòng.
- Nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ bình tĩnh hơn, hít thở thật sâu, nắm chặt tay, uống một cốc nước lạnh để kiềm chế cảm xúc tiêu cực đó. Suy nghĩ tích cực hơn và suy nghĩ cho công việc của bố mẹ.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]