Giải bài 9.13 trang 67 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống

2024-09-14 10:30:18

Đề bài

Xếp ngẫu nhiên ba bạn An, Bình, Cường đứng trên một hàng dọc.

a) Xác suất để An không đứng cuối hàng là:

A. \(\frac{2}{3}\).                B. \(\frac{1}{3}\).                C.\(\frac{3}{5}\).                 D.\(\frac{2}{5}\).

b) Xác suất để Bình và Cường đứng cạnh nhau là

A. \(\frac{1}{4}\).                B. \(\frac{2}{3}\).                C. \(\frac{2}{5}\).                D.\(\frac{1}{2}\).

c) Xác suất để An đứng giữa Bình và Cường là

A. \(\frac{2}{3}\).                B. \(\frac{1}{3}\).                C.\(\frac{3}{5}\).                 D.\(\frac{2}{5}\).

d) Xác suất để Bình đứng trước An là

A. \(\frac{1}{4}\).                B. \(\frac{2}{3}\).                C. \(\frac{2}{5}\).                D.\(\frac{1}{2}\).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng công thức xác suất cổ điển \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}}\).

Lời giải chi tiết

Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega  \right) = 3! = 6\).

a) Gọi X là biến cố “An không đứng cuối hàng”. Khi đó ta có

\(X = \left\{ {\left( {A,B,C} \right),\left( {A,C,B} \right),\left( {B,A,C} \right),\left( {C,A,B} \right)} \right\}\). Suy ra \(n\left( X \right) = 4\). Vậy \(P\left( X \right) = \frac{{n\left( X \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{2}{3}\).

Chọn A

b) Gọi Y là biến cố “Bình và Cường đứng cạnh nhau”. Khi đó ta có

\(Y = \left\{ {\left( {A,B,C} \right),\left( {A,C,B} \right),\left( {B,C,A} \right),\left( {C,B,A} \right)} \right\}\). Suy ra \(n\left( Y \right) = 4\). Vậy \(P\left( Y \right) = \frac{{n\left( Y \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{2}{3}\).

Chọn B

c) Gọi Z là biến cố “An đứng giữa Bình và Cường”. Khi đó ta có

\(Z = \left\{ {\left( {B,A,C} \right),\left( {C,A,B} \right)} \right\}\). Suy ra \(n\left( Z \right) = 2\). Vậy \(P\left( Z \right) = \frac{{n\left( Z \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{1}{3}\)

Chọn B

d) Gọi T là biến cố “Bình đứng trước An”. Khi đó ta có

\(T = \left\{ {\left( {B,A,C} \right),\left( {B,C,A} \right),\left( {C,B,A} \right)} \right\}\). Suy ra \(n\left( T \right) = 3\). Vậy \(P\left( T \right) = \frac{{n\left( T \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{1}{2}\)

Chọn D

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"