Giải bài 6 trang 32 Chuyên đề học tập Toán 10 – Chân trời sáng tạo

2024-09-14 10:33:50

Đề bài

Trong mặt phẳng, cho đa giác\({A_1}{A_2}{A_3}...{A_n}\) có n cạnh \((n \ge 3)\). Gọi \({S_n}\) là tổng số đo các góc trong của đa giác.

a) Tính \({S_3},{S_4},{S_5}\) tương ứng với trường hợp đa giác là tam giác, tứ giác, ngũ giác.

b) Từ đó, dự đoán công thức tính \({S_n}\) và chứng minh công thức đó bằng phương pháp quy nạp toán học.

Lời giải chi tiết

a)

\(\begin{array}{l}{S_3} = {180^ \circ }\\{S_4} = {180^ \circ } + {180^ \circ } = {2.180^ \circ }\\{S_5} = {2.180^ \circ } + {180^ \circ } = {3.180^ \circ }\end{array}\)

b) Dự đoán \({S_n} = (n - 2){.180^ \circ }\) với mọi \(n \ge 3\).

Ta chứng minh công thức bằng phương pháp quy nạp

Với \(n = 3\) ta có \({S_3} = {180^ \circ }\)

Vậy công thức đúng với \(n = 3\)

Giả sử công thức đúng với \(n = k\) nghĩa là có \({S_k} = (k - 2){.180^ \circ }\)

Ta chứng minh công thức đúng với \(n = k + 1\) tức là chứng minh  \({S_{k + 1}} = (k - 1){.180^ \circ }\)

Thật vậy, ta có

Xét đa giác k+1 cạnh: \({A_1}{A_2}{A_3}...{A_k}{A_{k + 1}}\). Kẻ đường chéo \({A_1}{A_k}\), chia đa giác này thành đa giác \({A_1}{A_2}{A_3}...{A_k}\) k cạnh và tam giác \({A_1}{A_k}{A_{k + 1}}\). Khi đó tổng các góc trong của đa giác k+1 cạnh \({A_1}{A_2}{A_3}...{A_k}{A_{k + 1}}\) bằng tổng các góc trong cả đa giác k cạnh \({A_1}{A_2}{A_3}...{A_k}\) và tam giác \({A_1}{A_k}{A_{k + 1}}\)

Do đó: \({S_{k + 1}} = {S_k} + {S_3} = (k - 2){.180^ \circ } + {180^ \circ } = (k - 1){.180^ \circ }\)

Vậy công thức đúng với mọi số tự nhiên \(n \ge 3\).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"