Giải bài 55 trang 89 SBT toán 10 - Cánh diều

2024-09-14 10:37:44

Đề bài

Lập phương trình đường thẳng ∆ là tiếp tuyến của đường tròn (C): (x + 2)2 + (y − 3)2 = 4 trong mỗi trường hợp sau:

a) ∆ tiếp xúc (C) tại điểm có tung độ bằng 3

b) ∆ vuông góc với đường thẳng 5x – 12y + 1 = 0

c) ∆ đi qua điểm D(0 ; 4)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bước 1: Tìm tọa độ tâm I của (C)

Bước 2:

a) Tham số hóa và xác định tọa độ tiếp điểm và VTPT của tiếp tuyến

b)

- Xác định tọa độ VTPT của tiếp tuyến, viết PTTQ với VTPT vừa tìm được

- Sử dụng công thức khoảng cách để tìm hệ số tự do trong PT tiếp tuyến

c)

- Viết PTTQ của tiếp tuyến biết điểm đi qua D(0 ; 4) và biểu diễn hệ số tự do theo tọa độ của VTPT

- Sử dụng công thức khoảng cách để tìm tọa độ VTPT

Bước 3: Viết PT tiếp tuyến của (C) với các yếu tố tìm được ở bước 2

Lời giải chi tiết

(C) có tâm I(-2 ; 3), bán kính R = 2

a) Theo giả thiết, điểm M(m; 3) là tiếp điểm của ∆ và (C)

Ta có: \(IM = 2 \Leftrightarrow I{M^2} = 4 \Leftrightarrow {(m + 2)^2} = 4 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m + 2 = 2\\m + 2 =  - 2\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 0\\m =  - 4\end{array} \right.\)

Với m = 0 thì M(0 ; 3) \( \Rightarrow \)∆ đi qua M và nhận \(\overrightarrow {IM}  = (2;0)\) làm VTPT nên có PT: x = 0

Với m = -4 thì M(-4 ; 3) \( \Rightarrow \)∆ đi qua M và nhận \(\overrightarrow {IM}  = ( - 2;0)\) làm VTPT nên có PT: x + 4 = 0

b) Theo giả thiết, ∆ vuông góc với đường thẳng d: 5x – 12y + 1 = 0 mà d có VTPT \(\overrightarrow {{n_d}}  = (5; - 12)\)

\( \Rightarrow \Delta \) nhận \(\overrightarrow n  = (12;5)\) làm VTPT \( \Rightarrow \Delta \) có PTTQ: 12x + 5y + c = 0

Ta có: \(d(I,\Delta ) = R \Leftrightarrow \frac{{\left| {12.( - 2) + 5.3 + c} \right|}}{{\sqrt {{{12}^2} + {5^2}} }} = 2\)\( \Leftrightarrow \left| {c - 9} \right| = 26 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}c - 9 = 26\\c - 9 =  - 26\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}c = 35\\c =  - 17\end{array} \right.\)

Với c = 35 thì ∆ có PT: 12x + 5y + 35 = 0

Với c = -17 thì ∆ có PT: 12x + 5y – 17 = 0

c) Giả sử ∆ có PTTQ: \(ax + by + c = 0\)

Ta có: \(D(0;4) \in \Delta  \Rightarrow 4b + c = 0 \Leftrightarrow c =  - 4b\)\( \Rightarrow \Delta :ax + by - 4b = 0\)

Ta có: \(d(I,\Delta ) = R \Leftrightarrow \frac{{\left| { - 2a + 3b - 4b} \right|}}{{\sqrt {{a^2} + {b^2}} }} = 2\)\( \Leftrightarrow \left| { - 2a - b} \right| = 2\sqrt {{a^2} + {b^2}} \)

                           \( \Leftrightarrow 4{a^2} + 4ab + {b^2} = 4({a^2} + {b^2}) \Leftrightarrow 3{b^2} = 4ab \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}b = 0\\3b = 4a\end{array} \right.\)

Với b = 0, chọn a = 1 \( \Rightarrow \Delta \) có PT: x = 0

Với 3b = 4a, chọn a = 3, b = 4 \( \Rightarrow \Delta \) có PT: 3x + 4y – 16 = 0

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"