Câu 1
Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa đoạn trích tuồng Sơn Hậu (tuồng cung đình) với đoạn trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến (tuồng dân gian) đã học trước đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và so sánh ngôn ngữ giữa hai thể loại tuồng
Lời giải chi tiết:
-Tác giả sử dụng rất nhiều lối nói đối với tần số xuất hiện khá dày của từ ngữ Hán Việt. Điều đó tạo nên không khí trang trọng của vở kịch.
-Mượn chuyện nước người để nói nước mình là thủ pháp quen thuộc của văn học trung đại. Bởi các tác phẩm tuồng cung đình thường được biểu diễn tại những nơi trang trọng để giáo dục lòng trung nghĩa.
-Tiếng Việt trong Sơn Hậu nôm na, mộc mạc, gần với khẩu ngữ hơn là gần với ngôn ngữ bác học như trong các truyện Nôm hay thể ngâm khúc của thời này.
- Ngôn ngữ trong Ngao Sò Ốc Hến là ngôn ngữ dân gian, từ địa phương, từ khẩu ngữ thông thường, sử dụng hàng ngày.
Câu 2
Chất bi hùng của sự kiện và nghĩa vua tôi, tình huynh đệ được thể hiện trong đoạn trích – một trong những điều tạo nên sức hấp dẫn mê hoặc của tuồng đối với khán giả thời trước.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích, chú ý những tình tiết đặc sắc thể hiện chất bi hùng và tình nghĩa
Lời giải chi tiết:
- Chất bi hùng của sự kiện: Nhà vua băng hà, gian thần làm phản. Những người trung thành quyết tâm bảo vệ hoàng tử.
- Nghĩa vua tôi: Những người trung thành với vua như Nguyệt Hạo, Từ Trinh, Đồng Kim Lân, Khương Linh Tá… quyết cứu Phán thứ phi cùng hoàng tử mới sinh và đưa họ đi trốn.
- Tình huynh đệ: Trong cuộc giao tranh, Linh Tá bị chém rơi đầu, nhưng hồn Linh Tá đã hóa thành ngọn đuốc để đưa đường cho Kim Lân hộ tống hoàng tử và thứ phi về tới thành Hậu Sơn an toàn.
Bài đọc