Tác giả
Nguyễn Đình Thi
1. Tiểu sử – Cuộc đời
– Nguyễn Đình Thi (1924- 2003), sinh ra tại Thành phố Luông Pha Băng, nước Lào.
Những năm 1940 ông tham gia Tổ Văn hóa Cứu quốc. Năm 1945 ông tham dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, sau đó được bầu làm Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Sau Cách mạng Tháng TámCách mạng Tháng Tám, Nguyễn Đình Thi làm Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc.
Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình. Ông được nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.
Sau năm 1954 ông tham gia công tác quản lý văn học nghệ thuật. Từ năm 1958 đến năm 1989 làm Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1995, ông là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
– Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
– Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi là sự phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
b. Tác phẩm chính
– Thơ: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 – 1955); Nhớ; Lá đỏ….
– Tiểu thuyết “Xung kích“, “Vỡ bờ”; “Thu đông năm nay” (1954), “Bên bờ sông Lô” (1957), “Vào lửa” (1966), “Mặt trận trên cao” (1967)…
– Phê bình văn học: Tiểu luận “Nhận đường”.
– Kịch: Con nai đen (1961); Hoa và Ngần (1975); Giấc mơ (1983); Rừng trúc (1978); Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979); Người đàn bà hóa đá (1980); Tiếng sóng (1980); Cái bóng trên tường (1982); Trương Chi (1983); Hòn Cuội (1983 – 1986).
Tác phẩm
Đất Nước
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Thơ tự do
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian dài, từ năm 1948 đến 1955.
- Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi đã tham gia chiến dịch, cùng sống, cùng chịu nhiều khói lửa chiến tranh. Trong khoảng thời gian ấy ông sáng tác một vài bài thơ như là “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Đêm mít tinh”,... Bài thơ “Đất nước” là sự tổng hợp và sáng tạo thêm từ hai bài thơ trên.
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm- 3 khổ thơ đầu: Thiên nhiên đất nước tươi đẹp nên thơ trong hoài niệm của nhà thơ.
- 7 khổ thơ tiếp: Đất nước đau thương mà anh hùng trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
4.Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến "Những buổi ngày xưa vọng nói về": Mùa thu đất nước trong hoài niệm của nhà thơ.
- Phần 2: Còn lại: Hình ảnh đất nước kháng chiến đau thương mà anh hùng tình nghĩa.
5. Tóm tắt:
Đoạn trích thể hiện những cảm nhận mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện: lịch sử, địa lí, văn hóa... Tư tưởng trọng tâm, bao trùm toàn bộ bài thơ là tư tưởng “Đất nước của nhân dân”.
6. Giá trị nội dung:
- Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ.
- Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo.
- Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm
- Sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của núi rừng Việt Bắc → tác giả nhớ về mùa thu của Hà Nội năm xưa.
- Một mùa thu đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất buồn.
- Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.
2. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc
- Những thay đổi:
+ Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nổi khi đứng giữa đất trời tự do.
+ Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.
+ Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
3. Những suy tư và cảm nhận về đất nước
- Đau thương, căm hờn quyết tâm đứng lên chiến đấu:
+ Những hình ảnh tương phản → sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.
+ Những từ ngữ diễn tả tâm trạng → sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất nước.
+ Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.
+ Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng.
- Đất nước anh dũng, kiên cường:
+ Biện pháp đối lập → sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta.
+ Sự thay đổi về cảnh vật → vừa chiến đấu vừa xây dựng.
+ Sự thay đổi con người → giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.
- Con người Việt Nam đã đứng đúng tư thế hào hùng, rũ bỏ vết nhơ nô lệ.