Giải bài tập 9 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 6 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

2024-09-14 10:53:23

Đọc lại văn bản Ngôn chí, bài 3 trong SGK ngữ văn 10, tập hai, tr.34 và trả lời các câu hỏi:


Câu 1

Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Ngôn chí.

- Xác định thể loại và nêu bố cục bài thơ.


Lời giải chi tiết:

- Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.

- Bố cục: 4 phần (Đề-thực-luận-kết)

+ 2 câu đề: Không gian sống thanh bình, yên tĩnh

+ 2 câu thực: Ăn uống đơn sơ, giản dị

+ 2 câu luận: Chăm lo sức khỏe, đời sống tinh thần

+ 2 câu kết: Ngâm thơ, ngắm trăng tận hưởng cuộc sống.



Câu 2

Nêu quan niệm sống được tác giả thể hiện trong hai câu thơ 3 và 4.


Phương pháp giải:

- Đọc lại câu thơ 3 và 4.

- Chú ý nghệ thuật đối và nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh.

- Rút ra quan niệm sống được tác giả thể hiện trong hai câu thơ.


Lời giải chi tiết:

Hai câu thơ 3 và 4 thể hiện lối sống giản dị, đạm bạc mà thanh cao của Nguyễn Trãi. Từ đó bộc lộ quan niệm “lánh đục về trong” của ông. Né tránh bọn quyền gian, giữ lấy phẩm chất của mình và sống trọn vẹn tuổi già với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến.



Câu 3

Hình dung về cuộc sống của nhân vật trữ tình trong bốn câu thơ cuối. Khoảnh khắc nào trong cuộc sống của nhân vật trữ tình gây ấn tượng nhất với bạn? Vì Sao?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ nội dung 4 câu thơ cuối.

- Chú ý tới các hoạt động thường ngày của tác giả.

- Rút ra khoảnh khắc ấn tượng nhất.


Lời giải chi tiết:

Trong bốn câu thơ cuối, tác giả đã miêu tả nhiều khoảnh khắc đẹp đẽ, quý giá trong cuộc sống của nhân vật trữ tình với những thú vui thanh cao, tao nhã: thưởng nguyệt, ương hoa và sự “thăng hoa" của tâm hồn nghệ sĩ khi thi hứng được khơi nguồn.

Khoảnh khắc em thấy ấn tượng nhất đó chính là: tác giả lấy được cảm hứng làm thơ qua 1 đêm tuyết, điều này cho thấy tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, lãng mạn và cũng không kém phần phong phú, thi sĩ như đang nhập hồn vào thiên nhiên mà tách rời khỏi những ồn ào trong cuộc sống.



Câu 4

Chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ. Chọn phân tích một yếu tố mà bạn thấy tâm đắc.


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ nội dung văn bản.

- Vận dụng kiến thức về thơ.

- Chỉ ra một số yếu tố “phá cách” trong bài thơ.


Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã sử dụng những thi liệu gắn với cuộc sống đời thường chốn thôn quê: dưa muối, đất cày ngõ ải,... 

- Hai câu thơ lục ngôn tạo “điểm nhấn” nêu bật được quan niệm sống của tác giả,...



Câu 5

Bài thơ giúp bạn hiểu thêm điều gì về con người tác giả?


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ nội dung văn bản.

- Chú ý quan niệm sống của tác giả được thể hiện trong bài thơ.

- Rút ra nhận xét về con người tác giả.


Lời giải chi tiết:

Bài thơ giúp hiểu thêm về con người Nguyễn Trãi qua những cảm xúc, suy ngẫm, quan niệm về cuộc sống thường ngày. Đó là con người có tâm hồn thanh cao, biết sống một đời sống giản dị mà phong phú,..


Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"