Giải bài tập 4 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 8 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

2024-09-14 10:53:27

Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan trong SGK Ngữ văn 10, tập hai (tr. 50 –51), đoạn từ: “Bữa ăn xong” đến “tưởng nhớ mùi hương” và trả lời các câu hỏi: 


Câu 1

Ở đoạn trích, hình ảnh cây hoàng lan, hoa hoàng lan đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật Thanh và Nga?

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý quan hệ giữa hoa hoàng lan với các nhân vật.

- Rút ra vai trò của hoa hoàng lan trong việc thể hiện mối quan hệ giữa Nga và Thanh.


Lời giải chi tiết:

Ở đoạn trích này, cây hoàng lan xuất hiện nhiều chỗ, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa hai nhân vật Thanh và Nga: chứng kiến Thanh và Nga bên nhau từ thuở ấu thơ; kết nối tình cảm giữa đôi trai gái; giúp nhân vật bộc lộ tình cảm của mình;...



Câu 2

Bà cụ nhìn cô, âu yếm: thối dàn thể

– Hoa hãy còn non lắm, sao hái sớm thế, con? 

Nga thua: 

−“Anh con hái đấy ạ” và nàng nhìn Thanh mỉm cười. 

Bạn cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của những lời đối thoại trên của hai nhân vật?


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý từ ngữ miêu tả cảm xúc nhân vật trong lời đối thoại.

- Rút ra ý nghĩa của những lời đối thoại.


Lời giải chi tiết:

Khi bà của Thanh hỏi về chuyện hoa hãy còn non sao lại hái sớm, Nga đã trả lời bà bằng một câu mang hàm ý kín đáo:“Anh con hái đấy ạ” kèm theo cái nhìn hướng vào Thanh và nụ cười đầy ý nhị. 

Lời nói của Nga được đặt trong ngoặc kép, kèm với những từ ngữ có tính ẩn dụ như hoa non, hái,…

→ Câu trả lời của Nga đã hé lộ tình cảm mới chớm nở e ấp giữa nàng và Thanh.



Câu 3

Phân tích cách thể hiện tình cảm của Thanh và Nga trong đoạn trích.

Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý từ ngữ miêu tả nhân vật.

- Phân tích tích cách thể hiện tình cảm của Thanh và Nga.


Lời giải chi tiết:

Thanh và Nga, lòng đã hướng về nhau, bộc lộ tình cảm của mình bằng nhiều cách: bằng sự cảm nhận (“Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan”; “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải”,...); bằng lời nói (“Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá...); bằng cử chỉ (“Thanh dắt nàng đi xem vườn”;“chàng vít một cành lan xuống giữ ở trong tay để Nga tìm hoa”;...)



Câu 4

Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải!”? 


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Xác định ngữ cảnh của câu nói.

- Rút ra ý nghĩa của câu.


Lời giải chi tiết:

“Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải” là câu văn miêu tả trạng thái tình cảm của Thanh. Đó là một trạng thái mơ hồ, không rõ hình rõ nét, nhân vật cũng chưa thể ý thức đầy đủ. Nó vấn vương, thoang thoảng như mùi hương, dịu dàng nhưng ngọt ngào, trở nên ám ảnh trong tâm hồn nhân vật.



Câu 5

Trong những câu sau đây, người kể chuyện đã thể hiện khả năng thấu tỏ như thế nào về nhân vật? 

“Rồi chàng bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”.


Phương pháp giải:

- Đọc lại văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Xem lại tri thức về người kể chuyện.

- Rút ra khả năng thấu tỏ về nhân vật của người kể chuyện.


Lời giải chi tiết:

Những câu văn này tập trung miêu tả tâm trạng của nhân vật Thanh. Thường, những gì diễn ra trong nội tâm của con người, người ngoài không thể biết được. Nhưng ở lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, những vui buồn, nhớ mong,... của nhân vật vẫn được nói ra tường tận. Đó chính là biểu hiện “quyền năng” có vẻ như không giới hạn của người kể chuyện ngôi thứ ba.


Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"