Câu 1
Đánh dấu V vào ô trống ở cột thể loại và kiểu văn bản trong bảng sau cho phù hợp với các văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 10, tập hai:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về thể loại đã học để hoàn thành bài.
Lời giải chi tiết:
Tên văn bản đã học | Thể loại và kiểu văn bản | |||
Truyện | Thơ | Văn bản nghị luận | Văn bản thông tin | |
1. Kiêu binh nổi loạn | V |
|
|
|
2. Đi trong hương tràm |
| V |
|
|
3. Bản sắc là hành trang |
|
| V |
|
4. Ngày cuối cùng của chiến tranh | V |
|
|
|
5. Gió thanh lay động cành cô trúc |
|
| V |
|
6. Đại cáo bình Ngô |
|
| V |
|
7. Mùa hoa mận | V |
|
|
|
8. Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp |
|
|
| V |
9. Gương báu khuyên răn (bài 43) |
| V |
|
|
10. Lính đảo hát tình ca trên đảo |
| V |
|
|
11. Hồi trống Cổ thành | V |
|
|
|
12. Khoảng trời, hố bom | V |
|
|
|
13. “ Phép màu” kì diệu của văn học |
|
| V |
|
14. Thư dụ Vương Thông lần nữa | V |
|
|
|
15. Đất nước |
| V |
|
|
16. Đừng gây tổn thương |
|
| V |
|
Câu 2
Ghi số thứ tự văn bản đọc hiểu ở SGK Ngữ văn 10, tập hai đã nêu trong câu vào các ô trống ở cột phải sao cho phù hợp với thể loại và kiểu văn bản ở cột trái trong bảng sau:
Phương pháp giải:
Dựa vào thể loại và kiểu văn bản của những văn bản đã học
Lời giải chi tiết:
Tên tiểu loại / kiểu văn bản | Tên văn bản (ghi theo số thứ tự ở câu 1) |
Truyện ngắn | 4 |
Tiểu thuyết chương hồi | 1 |
Thơ tự do | 2, 6, 10, 12, 15 |
Văn bản nghị luận văn học | 5, 13 |
Văn bản thông tin | 8 |
Văn bản nghị luận xã hội | 3, 16 |
Câu 3
Nêu đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học. Xác định những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
Phương pháp giải:
Đọc lại các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm chung về nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai:
+ Nội dung và hình thức của các văn bản thơ được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai đáp ứng được những chức năng chủ yếu của văn học: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ, giao tiếp...
+ Có sự hoà hợp giữa nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mỹ
- Phân tích ý nghĩa của những nội dung chủ đề đặt ra trong các bài thơ được học.
+ Bài Thu hứng – Bài 1: bài thơ không chỉ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu mà còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
+ Bài Tự tình – Bài 2: thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch, đồng thời bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nữ sĩ.
+ Bài Thu điếu: là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.
- Những điểm cần chú ý về cách đọc hiểu các văn bản thơ này.
+ Chú ý hình thức bên ngoài của thơ: thể thơ, âm, vần, thanh, cách ngắt nhịp, …
+ Chú ý đọc kĩ những câu thơ mang tư tưởng tác giả, hoặc câu có nội dung quan trọng.
Câu 4
Nhận xét về đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
Phương pháp giải:
Đọc lại các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.
Lời giải chi tiết:
- Đặc điểm của các văn bản nghị luận văn học được học trong sách Ngữ văn 10, tập hai là: Đều dùng lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả, đồng thời tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.
- Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản nghị luận ấy.
+ Đọc câu hỏi trước khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học đó. Điều này có ý nghĩa giúp em hướng đến trọng tâm để trả lời câu hỏi đọc hiểu tốt hơn.
Câu 5
Trình bày cấu trúc của bài Thơ văn Nguyễn Trãi gồm bằng một sơ đồ. Nêu các nội dung chính của văn bản Nguyễn trãi – Cuộc đời và sự nghiệp? Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
Phương pháp giải:
- Liệt kê các bài có trong Thơ văn Nguyễn Trãi.
- Đọc lại văn bản Nguyễn trãi – Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Văn Đồng.
Lời giải chi tiết:
- Các nội dung chính của văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp:
+ Người anh hùng dân tộc: nêu các sự kiện chính về cuộc đời và sự nghiệp anh hùng của Nguyễn Trãi.
+ Nhà văn hoá, nhà văn kiết xuất: nêu và làm sáng to tầm văn hoá rộng lớn và nội dung thơ văn sâu sắc của Nguyễn Trãi.
- Nhận xét về các tác phẩm của Nguyễn Trãi (nội dung và hình thức thể loại) được học trong bài này.
+ Về Bình Ngô đại cáo: ghi đậm giá trị văn chương ở sự sáng tạo hình tượng và hình ảnh trong tác phẩm, chính nhờ yếu tố này mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn sâu sắc trong văn bản có sức lay động mạnh mẽ, sự trường tồn bất diệt theo thời gian và trong lòng người.
+ Về Bảo kính cảnh giới (Bài 43): Bài thơ không chỉ vẽ nên vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè mà còn là tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả. Về nghệ thuật, bài thơ có từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị. Đồng thời, bài thơ sử dụng câu thơ lục ngôn tạo nên sự thay đổi âm điệu, có hiệu quả to lớn trong việc thể hiện cảm xúc, mong ước của tác giả.
Câu 6
Sách Ngữ văn 10, tập hai yêu cầu rèn luyện viết những kiểu văn bản nào? Chỉ ra các yêu cầu giống và khác nhau khi viết các kiểu văn bản này.
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về phần viết trong SGK tập 2.
Lời giải chi tiết:
Sách Ngữ văn 10, tập 2 yêu cầu rèn luyện viết những kiểu văn bản:
Kiểu bài:
Nghị luận xã hội
Nghị luận văn học
Tập hai:
- Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống
- Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội
- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện
Các điểm giống và khác nhau khi viết các kiểu văn bản này:
Kiểu văn bản | Mục đích và nội dung |
Nghị luận về một vấn đề xã hội | - Mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe hiểu rõ về tư tưởng, quan điểm của bạn đối với một vấn đề. - Nội dung: Người viết cần đưa ra được những dẫn chứng, lí lẽ, lập luận cụ thể, logic để minh chứng và giải thích vấn đề xã hội đó |
Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học | - Mục đích: Phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học giúp chúng ta đọc hiểu, đánh giá, nhận xét tác phẩm đó. - Nội dung: Chúng ta cần phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học đó ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật theo yêu cầu đề bài Chúng ta cũng tìm hiểu về mối quan hệ giữa tác phẩm Văn học và tác giả cũng như bối cảnh ra đời của nó. |
Câu 7
Phân tích một tác phẩm văn học và giới thiệu (thuyết minh) về tác phẩm ấy giống và khác nhau như thế nào?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về phần viết trong SGK tập 2.
Lời giải chi tiết:
Phân tích một tác phẩm văn học và giới thiệu (thuyết minh) về tác phẩm ấy có những điểm giống nhau, chẳng hạn đều phải nêu được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy.
Nhưng cách thức thì khác nhau: phân tích tác phẩm là văn bản nghị luận văn
học, còn giới thiệu, thuyết minh tác phẩm ấy là văn bản thông tin. Một bên phân tích tác phẩm theo nhận biết, hiểu và cảm thụ của cá nhân người đọc, có tính chủ quan,... còn nếu thuyết minh thì cần mô tả tác phẩm một cách khách quan...
Câu 8
Nêu một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình. Giải thích vì sao đó là vấn đề xã hội cần có ý kiến.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức cá nhân để nêu các vấn đề và lí giải hợp lí.
Lời giải chi tiết:
- Một số vấn đề xã hội mà em thấy có thể viết bài nghị luận để phát biểu ý kiến của mình:
+ Dịch COVID-19
+ Tệ nạn xã hội
+ Nghiện mạng xã hội
+ Vấn đề môi trường
+ Vấn đề giáo dục
→ Những vấn đề xã hội cần có ý kiến, đề cập đến những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống xã hội, gây ra nhiều ý kiến trái chiều và cần được đưa ra bàn luận, phân tích mặt tốt xấu để từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất và góc nhìn cá nhân của người viết đến vấn đề nghị luận.
Câu 9
Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai. Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết như thế nào?
Phương pháp giải:
Xem lại nội dung các bài thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai.
Lời giải chi tiết:
- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:
+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề
+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học
+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội
- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe.
Câu 10
Sách Ngữ văn 10, tập hai, phần tiếng Việt tập trung rèn luyện những nội dung gì?
Phương pháp giải:
Xem lại kiến thức về phần tiếng Việt trong SGK tập 2.
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp tu từ liệt kê.
- Biện pháp tu từ chêm xen.
- Biện pháp tu từ so sánh.
- Các phép liên kết.