Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 10 - Chân trời sáng tạo

2024-09-14 10:55:50

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Thần thoại

- Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của các dân tộc. Đó là những truyện có nội dung hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, những nhân vật sáng tạo ra thế giới,… phản ánh nhận thức, cách lý giải của con người thời nguyên thủy về các hiện tượng về tự nhiên và xã hội

b. Sử thi

- Sử thi (anh hùng ca) là thể loại tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại. Cốt truyện của sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú

c. Thơ

- Thơ (hay thơ ca, thi ca) là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống với những cảm xúc chất chứa, cô đọng, những tâm trạng dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, trong ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh, và nhất là có nhịp điệu.

- Thơ là dạng thức ban đầu của văn học. Ngoại trừ thần thoại thời nguyên thủy tồn tại chủ yếu dưới các hình thức cúng tế, lễ hội, các hình thức văn học ban đầu như sử thi, kịch, thơ trữ tình đều là thơ ca, tức là ngôn ngữ có nhịp điệu.

d. Văn bản thông tin

- Là một hình thức viết nhằm truyền đạt thông tin và kiến thức một cách chính xác và trung thực. Loại văn bản này rất phổ biến và hữu ích trong đời sống hàng ngày. Nó bao gồm nhiều thể loại khác nhau, như thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu, cơ sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển và bản tin.

- Mục đích chính của văn bản thông tin là truyền đạt thông tin một cách khách quan và trung thực. Người đọc hoặc người nghe có thể hiểu chính xác những gì được mô tả và giới thiệu trong văn bản này. Điều này đòi hỏi người viết phải sử dụng ngôn từ rõ ràng, logic và tránh sử dụng yếu tố hư cấu hay tưởng tượng.

- Thông tin trong văn bản có thể được tổ chức theo nhiều cách khác nhau. Một số cách tổ chức thông tin phổ biến bao gồm: theo nguyên nhân-kết quả, theo trật tự thời gian, theo so sánh và phân loại, và theo vấn đề và giải pháp. Cách tổ chức thông tin phụ thuộc vào mục đích và đối tượng của văn bản.

e. Chèo và tuồng

- Chèo: là một loại hình kịch hát dân gian, phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được diễn ở sân đình trong thời gian có các lễ hội. Về sau, chèo được chuyên nghiệp hóa dần với sự hình thành của các gánh chèo, đoàn chèo.

- Tuồng: là một loại hình hát cổ truyền của dân tộc, phát triển mạnh dưới triều Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ. Tuồng có hai bộ phận tương đối khác biệt nhau là tuồng cung đình và tuồng dân gian.

2. Phần tiếng Việt

a. Lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn

b. Phần bị tỉnh lược trong văn bản

c. Chú thích, trích dẫn và cước chú

d. Lỗi dùng từ

e. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

3. Phần làm văn

a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

c. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

d. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

e. Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

*Đề bài

Văn bản Thần Trụ Trời

Câu 1: Yếu tố về không gian, thời gian trong truyện có gì đặc biệt?

A. Không gian, thời gian cụ thể, chi tiết.

B. Không gian, thời gian phiếm chỉ.

C. Không gian, thời gian cụ thể nhưng khó xác định.

D. Không có thời gian, không gian.

Câu 2: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại?

A. Không gian, thời gian.

B. Cốt truyện.

C. Nhân vật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian có đặc điểm gì?

A. Giải thích bằng trực quan và tưởng tượng.

B. Còn mang yếu tố hư cấu.

C. Có nhiều bằng chứng xác thực.

D. A và B đúng.

Văn bản Prô- mê – tê và loài người

Câu 4: Những việc thần Prô-mê-tê đã làm giúp người đọc hình dung như thế nào về nhân vật này?

A. Không chú trọng đến cuộc sống của con người.

B. Luôn chú trọng đến cuộc sống của con người, yêu thương con người.

C. Chỉ chú trọng làm tốt trọng trách của một vị thần.

D. Luôn có những đòi hỏi quá đáng đối với con người.

Câu 5: Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa?

A. Chủ yếu dựa vào sự tưởng tượng của người xưa.

B. Dựa vào những sự kiện có thật, có bằng chứng cụ thể.

C. Xuất phát từ mong muốn có một cuộc sống phong phú hơn, văn minh hơn, tươi sáng hơn.

D. A và C đúng

Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

Câu 6: Ông Trời đã giúp đỡ Đăm Săn như thế nào?

A. Trong mộng. ông Trời mách Đăm Săn lấy một cái chày mòn ném vào vành tai Mtao Mxây

B. Phái một đoàn quân xuống giúp Đăm Săn đánh Mtao Mxây

C. Chỉ cho Đăm Săn đâu là nơi Hơ Nhị bị giam giữ

D. Cho Đăm Săn có sức mạnh phi thường

Câu 7: Những chi tiết thần kì trong văn bản là?

A. Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một đồi lồ ô, Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây

B. Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc. Chòi lẫm đổ lăn lóc. Cây cối chết rụi. Khi chàng múa dưới thấp, vang lên tiếng đĩa khiên đồng

C. Khi chàng múa trên cao, vang lên tiếng đĩa khiên kênh. Khi chàng múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung

D. Tất cả các đáp án trên

Văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời

Câu 8: Hình tượng Nữ thần Mặt Trời trong sử thi Đăm Săn mang ý nghĩa gì?

A. Biểu tượng cho cái đẹp, là sự kết hợp của hai sự vật thiêng liêng giữa trời và đất

B. Là lời cảnh báo cho những kẻ muốn theo đuổi mục tiêu đi quá giới hạn của con người

C. Là biểu tượng cho sự sống của muôn loài

D. Đáp án A và B

Câu 9: Đăm Săn có thái độ và phản ứng như thế nào khi được Đăm Par Kvây khuyên nhủ?

A. Đồng tình, nghe theo lời khuyên của Đăm Par Kvây

B. Phớt lờ, bỏ ngoài tai coi như không nghe thấy

C. Vẫn giữ vững ý định, không run sợ trước những lời cảnh báo của Đăm Par Kvây và tự tin vào bản thân

D. Sợ hãi, nao núng và lo lắng

Văn bản Hương Sơn phong cảnh

Câu 10: Vẻ đẹp của Hương Sơn hiện lên như thế nào qua đoạn thơ:

"Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.

Thăm thẳm một lang hồng bóng nguyệt,

Chập chờn mấy lối uốn thang mây."

A. Khung cảnh thơ mộng, trữ tình.

B. Khung cảnh trang nghiêm.

C. Khung cảnh nhiều sắc màu.

D. A và C.

Câu 11: Câu thơ nào sau đây thể hiện nỗi niềm yêu nước thầm kín của tác giả:

A. Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.

B. Chừng giang sơn còn đợi ai đây,

Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.

C. Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh.

Nhác trông lên ai khéo họa hình,

D. Càng trông phong cảnh càng yêu.

Văn bản Thơ duyên

Câu 12: Từ "duyên" trong nhan đề "Thơ duyên" có nghĩa là gì?

A. Sự hài hòa của một số nét tế nhị ở con người, tạo nên vẻ hấp dẫn tự nhiên.

B. Chỉ sự gặp gỡ vô tình của các cảnh vật xung quanh, từ đó nhắc đến cái duyên của tình cảm con người.

C. Nguyên nhân trực tiếp của sự việc.

D. Sự sắp đặt có từ kiếp trước.

Câu 13: Chủ thể trữ tình trong bài thơ là:

A. Là "tôi".

B. Là "anh" và "em".

C. Là "ta".

D. Là "chúng"

Văn bản Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Câu 14: Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thông tin chính trong văn bản trên?

A. Giúp người đọc dễ dàng tra cứu thông tin.

B. Giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc.

C. Giúp hình thức văn bản trở nên thu hút.

D. Không có tác dụng.

Câu 15: Mục đích viết của tác giả là gì?

A. Truyền tải những thông tin về nghề tranh dân gian Đông Hồ truyền thống của dân tộc Việt Nam.

B. Kêu gọi sự bảo vệ, giữ gìn, phát huy ngành nghề truyền thống dân tộc.

C. Quảng cáo, bán tranh Đông Hồ.

D. A và B đúng.

Văn bản Nhà hát cải lương…+ Thêm một bản dịch Truyện Kiều

Câu 16: Tin tức có vai trò như thế nào trong cuộc sống ngày nay?

A. Vai trò bên lề cuộc sống.

B. Vai trò làm "kim chỉ nam" dẫn đường.

C. Vai trò rất cần thiết trong cuộc sống.

D. Không có vai trò.

Câu 17: Cách đưa tin của văn bản "Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống" là gì?

A. Thuộc dạng báo điện tử.

B. Thuộc dạng báo giấy.

C. Thuộc dạng đài phát thanh.

D. Thuộc dạng đài truyền hình.

Văn bản Thị Mầu lên chùa

Câu 18: Thành ngữ "Oan Thị Kính" có nghĩa là gì?

A. Nỗi oan không có thật.

B. Việc rõ ràng do mình gây ra những vẫn kêu oan.

C. Ý chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể giãi bày hay được minh oan.

D. Nỗi oan đến chết vẫn không được giải.

Câu 19: "Bàng thoại" có nghĩa là:

A. Là lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

B. Là lời nhân vật nói với khán giả.

C. Là lời thoại của nhân vật với các nhân vật khác.

D. Là lời người dẫn.

Văn bản Huyện Trìa xử án

Câu 20: Mâu thuẫn trước phiên tòa là mâu thuẫn giữa hai nhân vật nào?

A. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Đề Hầu.

B. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Thị Hến.

C. Mâu thuẫn giữa Huyện Trìa và Trùm Sò.

D. Mâu thuẫn giữa Thị Hến và Trùm Sò.

Câu 21: Tác giả đã thể hiện cảm xúc gì qua "Huyện Trìa xử án"?

A. Thái độ vui vẻ, nhằm mục đích tạo tiếng cười là chính.

B. Thái độ trung lập.

C. Thái độ mỉa mai, châm biếm.

D. Thái độ ca ngợi.

2. Phần tiếng Việt

a. Lỗi mạch lạc, liên kết trong đoạn văn

Câu 1: “Hình thành một mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô cùng với phố phường thủ công nội đô, giao lưu với nhau ở bốn chợ chính thức trước bốn cổng thành Đông, Tây, Nam, Bắc. Từ đó, rất nhiều người Hà Nội trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, đại diện của hùng anh cả nước, làm ăn tài, đại diện của tinh hoa dân tộc”

Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết gì?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép đồng nghĩa

Câu 2: Mạch lạc được xem như:

A. gốc rễ của văn bản

B. một thành phần có thể có hoặc không trong văn bản

C. sợi dây vô hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản.

D. mắt xích quan trọng trong văn bản

b. Phần bị tỉnh lược trong văn bản

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nói về phần bị tỉnh lược?

A. Là phần thông tin quan trọng của bản gốc.

B. Lược bỏ theo cách nhìn và định hướng sử dụng văn bản của người tổ chức bản thảo.

C. Giúp cho nội dung văn bản trích dẫn trở nên tập trung và cô đọng hơn.

D. Phần bị tỉnh lược trong văn bản thường được kí hiệu […]

Câu 4: Dấu hiệu nhận biết phần bị tỉnh lược là:

A. Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc đơn (...) hoặc móc vuông

B. Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,...

C. Dùng một số đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược

D. Cả ba đáp án trên

c. Chú thích, trích dẫn và cước chú

Câu 5: Để một ngày kia, thấy chàng trở về từ trận chiến, người ta phải thốt lên: “Chà, chàng đã vượt xa thân phụ của mình”

Câu văn trên sử dụng cách trích dẫn nào?

A. Trích dẫn gián tiếp

B. Trích dẫn trực tiếp

C. Cả hai cách

D. Không sử dụng

Câu 6: Ý nào sau đây đúng khi nói về ưu điểm của chú thích?

A. Giúp người đọc hiểu nghĩa của từ ngữ đó.

B.Giúp nhà nghiên cứu không mất công tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo mà ngay lập tức có thể tra ra.

C. Làm cho phần trình bày trở nên thẩm mỹ hơn.

D. Không có ưu điểm.

d. Lỗi dùng từ

Câu 7: Câu nào dưới đây mắc lỗi về ngữ pháp?

A. Hê – ra – clét và Ăng – tê đã giao đấu với nhau rất quyết tâm.

B.Trong lễ nhậm chức, tổng giám đốc mới đã có màn phát biểu rất ấn tượng.

C. Sau những chiến công lừng lẫy, khắp nơi đều nghe danh Đăm Săn.

D. Thấy nàng như vậy, như một thiên thần bị đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa, mọi người bật ra tiếng khóc thảm thương.

Câu 8: Xác định một từ/ cụm từ sai về ngữ pháp trong câu sau:

Những chứng minh về một nền văn hóa cổ đại ở vùng này còn rất nhiều

A.Chứng minh.

B.Văn hóa.

C.Cổ đại.

D.Rất nhiều.

e. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Câu 9: Văn bản thuyết minh sẽ gặp khó khăn gì khi không có ảnh minh họa?

A. Người đọc khó hình dung những thông tin được nói đến trong văn bản.

B. Bài viết kém độ tin cậy và thuyết phục

C.Văn bản không sinh động

D.Tất cả các đáp án trên

Câu 10: Tại sao không nên quá lạm dụng việc sử dụng hình ảnh, sơ đồ,… trong bài viết?

A. Khiến thông tin mất đi độ chính xác

B. Khiến người đọc không tập trung vào bài viết

C. Khiến người đọc không tập trung vào bài viết, bài viết bị rối

D. Cả ba đáp án trên

3. Phần làm văn

a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Đề 1: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể mà bạn yêu thích

b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Đề 1: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

Đề 2: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về việc làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

Đề 3: Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về tầm quan trọng của động cơ học tập

Đề 4: Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề ứng xử trên không gian mạng

Đề 5: Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về quan niệm về lòng vị tha

c. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ mà em yêu thích

d. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

Đề 1: Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

e. Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng

Đề 1: Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống

Đề 2: Hãy viết bản nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

B

D

D

B

D

A

D

D

C

D

B

B

B

B

D

C

A

C

B

A

C

2. Phần tiếng Việt

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

C

A

D

B

A

A

A

D

C

3. Phần làm văn

a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Đề 1: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể mà bạn yêu thích

I. Mờ bài

      Giới thiệu truyện kể. Nêu khái quát định hướng của bài viết.

     Con cáo và chùm nho, truyện ngụ ngôn của Aesop → tiêu biểu về chủ đề và đặc sắc về những nét nghệ thuật nổi bật.

II. Thân bài

1. Tóm tắt truyện

      Truyện kể về một con cáo khi xuống triền núi và thấy có một chùm nho nên đã tìm đủ mọi cách để có được. Tuy nhiên, thật không may mắn, con cáo mãi chẳng thể với tới chùm nho, đành thở dài rồi cho rằng quả nho vỏ còn xanh, chắc chắn chưa chín. Cuối cùng, Cáo đành bỏ cuộc và rầu rĩ ra về.

2. Chủ đề và ý nghĩa của chủ đề

- Chủ đề: Đề cập đến sự biện hộ của bản thân.

- Ý nghĩa của chủ đề: phê phán những con người luôn tự đề cao khả năng của bản thân, khi thất bại không chịu nhận sai, việc đổ lỗi cho hoàn cảnh chính là lời biện hộ của họ.

3. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

3.1 Phân tích, đánh giá nghệ thuật tạo tình huống

- Tác giả xây dựng tình huống về cuộc gặp gỡ giữa con cáo và những chùm nho; cách xử lí của cáo để có được một bữa no nê.

- Tác dụng: thấy rõ được tính cách và cách đối diện với khó khăn của con cáo.

3.2 Phân tích, đánh giá cách xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng và tác dụng trong việc thể hiện chủ đề

- Cáo là hình ảnh biểu trưng cho những người luôn tự đề cao bản thân rằng mình có thể làm được tất cả, nhưng khi gặp khó khăn, thất bại thì lại đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác, không bao giờ thừa nhận cái sai của bản thân.

→ Tô đậm chủ đề và bài học của truyện.

3.3 Phân tích, đánh giá cách khắc họa tính cách nhân vật qua lời thoại

- Qua lời thoại của nhân vật cáo khi sự cố gắng của bản thân không thành để thấy được tính cách nhân vật và tăng sức thuyết phục cho bài học của truyện.

III. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của chủ đề và sự đặc sắc của các nét nghệ thuật.

- Tác động của truyện đối với bản thân và người đọc.

b. Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Đề 1: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về việc nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác

I.Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần phân tích, nghị luận: "Nhận lỗi và đổ lỗi"

II. Thân bài:

- Giải thích: "đổ lỗi" là gì? "nhận lỗi" là gì?

- Thực trạng của vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi: Hiện nay, vẫn có nhiều người không dám đối diện với lỗi lầm của mình mà lại đổ lỗi cho người khác.

- Biểu hiện của hai hiện tượng này là gì?

- Hậu quả của hai hiện tượng "nhận lỗi" -  "đổ lỗi"

- Cách khắc phục

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về hai hiện tượng trên, đồng thời đánh giá khách quan về thực tế cuộc sống.

Đề 2: Viết bài văn nêu suy nghĩ của em về việc làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

1. Mở đầu:

- Giới thiệu vấn đề cần trình bày: làm thế nào để con người vượt lên số phận của chính mình trong cuộc sống?

2. Triển khai:

- Giải thích: Thế nào là vượt lên số phận của chính mình?

- Biểu hiện của việc vượt lên số phận.

- Nguyên nhân giúp con người có thể vượt lên số phận.

- Ý nghĩa của việc vượt lên số phận.

- Phê phán một bộ phận người thiếu ý chí và nghị lực vươn lên.

- Bài học nhận thức và liên hệ bản thân.

3. Kết luận:

- Khái quát và khẳng định vấn đề.

Đề 3: Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về tầm quan trọng của động cơ học tập

1. Mở bài

Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Giải thích thế nào là động cơ học tập?

Động cơ học tập là việc xác định đúng mục đích, nhiệm vụ, mục tiêu học tập để từ đó có hướng học tập đúng đắn.

b. Khi nào động cơ học tập được hình thành?

- Động cơ được hình thành dần dần trong quá trình học tập của học sinh

- Có thể chia làm hai loại động cơ là động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.

c. Động cơ học tập có vai trò quan trọng như thế nào với mỗi người học?

Xác định động cơ học tập đúng đắn sẽ giúp người học đạt được kết quả học tập tốt, có hướng phấn đấu trong học tập.

d. Để kích thích động cơ học tập của học sinh cần phải làm gì?

Tạo động lực cho các em bằng cách đưa ra các tấm gương trong gia đình, nhà trường, xã hội; kích thích, cổ vũ, động viên các em để đạt được kết quả học tập cao…

3. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

Đề 4: Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề ứng xử trên không gian mạng

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.

Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội.

Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau.

Ở trên mạng xã hội, con người cư xử với nhau theo nhiều cách: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý.

Khách quan: do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

c. Hậu quả

Nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội.

Sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người.

d. Giải pháp

Mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Đề 5: Viết văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về quan niệm về lòng vị tha

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: quan niệm về lòng vị tha.

Nêu sự cần thiết, tầm quan trọng khi bàn luận về vấn đề.

2. Thân bài

* Luận điểm 1: Giải thích lòng vị tha là gì ?

Vị tha có nghĩa là biết quan tâm, chia sẻ tới người khác, không ích kỷ, chỉ nghĩ về bản thân.

Lòng vị tha là đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện để bồi dưỡng tấm lòng nhân hậu của bản thân.

* Luận điểm 2: Những biểu hiện của lòng vị tha.

- Trong cuộc sống và công việc hàng ngày:

Người có lòng vị tha sẽ luôn đặt mục tiêu chung của tập thể lên trước lợi ích bản thân và cố gắng thực hiện công việc vì tất cả mọi người.

Họ chủ động hỏi thăm tình hình và sẵn sàng đưa tay giúp đỡ những người cần giúp đỡ.

- Trong mối quan hệ với mọi người:

Luôn sống hòa nhã, thân thiện và vui vẻ.

Họ biết suy xét và cảm thông, dễ dàng tha thứ những lỗi lầm mà không bắt bẻ hay gây khó dễ với mọi người.

* Luận điểm 3: Ý nghĩa của lòng vị tha

- Đối với bản thân mỗi người:

Chúng ta biết sống thương yêu, quan tâm và san sẻ, biết cho đi nhiều hơn.

Bản thân mỗi chúng ta trở nên hoàn thiện hơn về nhân cách.

- Đối với những người xung quanh (xã hội):

Lòng vị tha còn có thể cảm hóa những người quanh ta, giúp họ tìm được niềm tin vào bản thân và cuộc sống.

Xã hội, cộng đồng được bồi đắp, xây dựng bởi lòng vị tha sẽ trở nên văn minh và bình đẳng hơn.

* Luận điểm 4: Phản đề

Nhiều người chỉ biết sống ích kỷ mà lạnh lùng, dửng dưng trước nỗi đau của người khác.

Họ sống ích kỉ vì mưu cầu lợi ích của cá nhân, vô cảm trước đau khổ của đồng loại.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.

Liên hệ bản thân.

c. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ mà em yêu thích

1. Mở bài

       Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

+ Hình ảnh “tiếng suối”.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

→ Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

+ Biện pháp tu từ so sánh à làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trữ tình.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

d. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu

Đề 1: Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học

1. Mở đầu

- Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

- Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: bản thân cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

- Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

- Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

- Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

e. Viết một bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng

Đề 1: Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI ĐỀN A SÀO

     Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.

     Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài.

     Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gẫy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay.

     Sau đây là một số lưu ý khi vào đền:

     Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung.

     Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…

     Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn.

     Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, …

     Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may.

Ban quản lí di tích tỉnh Thái Bình

Đề 2: Hãy viết bản nội quy cho câu lạc bộ ngoại khóa mà bạn tham gia

NỘI QUY CÂU LẠC BỘ MÁU

1. Đồng phục (áo và thẻ):

1.1 Áo CLB

- Tất cả các Tình Nguyện Viên chính thức khi tham gia vào CLB đã có áo đỏ đều phải mặc áo CLB theo đúng quy định.

- Các Tình Nguyện viên mới vào (chưa chính thức) mặc áo sơ mi trắng Quần tối màu đi giầy hoặc dép quai hậu.

1.2 Thẻ

- Tất cả các Tình Nguyện Viên chính thức đều phải nộp 2 ảnh 3×4 để làm thẻ và làm hồ sơ (ảnh chụp áo Đỏ có cổ, nghiêm chỉnh, gọn gàng).

Hình thức:

- Áo có logo của CLB

- Đeo thẻ của CLB có dán ảnh cá nhân và có các thông tin cơ bản, có dấu của BCH Hội sinh viên trường A.

Đối tượng áp dụng:

- Tất cả thành viên của CLB.

- Các cộng tác viên chính thức khi có sự cho phép của BCN.

Yêu cầu:

- Khi mặc đồng phục phải sơ vin, ăn mặc gọn gàng, chân đi giầy hoặc đi dép quai hậu.

- Mặc đồng phục, đeo thẻ CLB khi tham gia các hoạt động, sự kiện theo yêu cầu của BCN

- Đeo thẻ phải có dây đeo và có bao gọn gàng, giữ gìn thẻ không bị rách, nhòe chữ.

- Không được sử dụng đồng phục sai mục đích, thay đổi hình thức của đồng phục như logo, kiểu áo,…

- Không có hành vi uống rượu, bia, hút thuốc, trộm cắp, đánh nhau, chửi bậy, vi phạm ATGT … khi mặc đồng phục khi làm nhiệm vụ hay ở những nơi công cộng

- Không cho người khác sử dụng thẻ của mình hay sử dụng vào mục đích khác.

2. Sinh hoạt

Hình thức:

- Mỗi tuần CLB có 2 buổi sinh hoạt.

- Mỗi tháng CLB tổ chức họp toàn CLB (vào lúc Tối ngày mùng 2 hàng tháng).

- Tất cả các TNV phải có mặt đúng giờ tại các buổi sinh hoạt. Nếu vắng mặt hay tới muộn phải xin phép với người phụ trách trước).

- Tích cực đóng góp ý kiến cá nhân.

- Các TNV khi tham gia phải chấp hành nội quy của CLB

- Các buổi sinh hoạt phải được thông báo và có sự ghi chép vào sổ tay hay nhật ký hoạt động.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"