Hoạt động 1
Giải hoạt động 1 trang 70 SGK Vật Lí 10
1. Dựa vào Hình 17.4, hãy thảo luận và phân tích để làm sáng tỏ các ý sau đây:
- Những vật nào chịu lực căng của dây?
- Lực căng có phương, chiều thế nào?
Từ đó, nêu những đặc điểm (về phương, chiều, điểm đặt) của lực căng.
2. Hãy chỉ ra điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong Hình 17.5a và 17.5b.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 17.4 và 17.5 để trả lời.
Lời giải chi tiết:
1.
- Các vật trong hình 17.4 đều chịu tác dụng của lực căng của dây.
- Lực căng có cùng phương, ngược chiều với lực kéo.
Đặc điểm của lực căng:
+ Điểm đặt: Tại vật
+ Phương: Trùng với phương của sợi dây
+ Chiều: Ngược với chiều của lực do vật kéo dãn dây
2. Xác định điểm đặt, phương, chiều của lực căng trong:
- Hình a:
+ Điểm đặt: tại 2 đầu sợi dây
+ Phương: trùng với phương của sợi dây
+ Chiều: ngược với chiều của lực do người kéo dãn dây
- Hình b:
+ Điểm đặt: tại vật
+ Phương: trùng với phương của sợi dây
+ Chiều: ngược với chiều của lực do người kéo dãn dây
Câu hỏi 1
Giải câu hỏi 1 trang 71 SGK Vật Lí 10
1. Một bóng đèn có khối lượng 500 g được treo thẳng đứng vào trần nhà bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng.
a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn.
b) Tính độ lớn của lực căng.
c) Nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5 N thì nó có bị đứt không?
2. Một con khỉ biểu diễn xiếc treo mình cân bằng trên một sợi dây bằng một tay như hình 17.7. Hãy cho biết trong hai lực căng xuất hiện trên dây (\(\overrightarrow {{T_1}} \) và \(\overrightarrow {{T_2}} \)), lực nào có cường độ lớn hơn? Tại sao?
Phương pháp giải:
- Phân tích lực
- Sử dụng công thức: P = m.g
Lời giải chi tiết:
1.
a) Biểu diễn các lực tác dụng lên bóng đèn gồm: trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực căng \(\overrightarrow T \) của sợi dây.
b) Do trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực căng \(\overrightarrow T \) của sợi dây là hai lực cân bằng nên chúng có độ lớn bằng nhau.
Độ lớn của lực căng là:
\(T = P = mg = 0,5.10 = 5N\)
c) Ta có: \(T = 5N < 5,5N\) nên nếu dây treo chỉ chịu được một lực căng giới hạn 5,5 N thì nó không bị đứt.
2.
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = \frac{a}{{\sin {{14}^0}}}\\{T_2} = \frac{a}{{\sin {{20}^0}}}\end{array} \right. \Rightarrow {T_1} > {T_2}\)