Chu kì là
- A dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
- B dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
- C dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
- D dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số neutron tăng dần.
Đáp án : C
Dựa vào lý thuyết về bảng tuần hoàn hóa học.
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
Cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9) là
- A 1s22s32p5.
- B 1s22s22p6.
- C 1s22s22p4.
- D 1s22s22p5.
Đáp án : D
Dựa vào cách viết cấu hình e khi biết Z.
Cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9) là 1s22s22p5.
Nhóm nguyên tố là
- A tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
- B tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột.
- C tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột.
- D tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột.
Đáp án : C
Dựa vào lý thuyết về bảng tuần hoàn hóa học.
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột.
Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R là RH2. Trong oxide cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxygen là 2:3. Nguyên tố R là
- A S.
- B P.
- C N.
- D C.
Đáp án : A
Từ công thức hợp chất khí với H, suy ra vị trí của R trong bảng tuần hoàn. Từ đó xác định công thức oxide cao nhất.
Từ tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi trong oxide cao nhất xác định được nguyên tử khối của R và tên của R.
Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R là RH2 → R thuộc nhóm VIA → Công thức oxide cao nhất là RO3.
Trong oxide cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxi là 2:3 nên ta có:
R:(16.3) = 2:3 ⟹ R = 32 ⟹ R là S (sulfur).
Một nguyên tử carbon có 6 electron và 7 neutron. Vậy điện tích hạt nhân của carbon là:
- A +10.
- B +13.
- C +7.
- D +6.
Đáp án : D
Số đơn vị điện tích hạt nhân = số p
Số p = số e = 6
⟹ Điện tích hạt nhân của carbon là +6.
Nguyên tử X có Z = 24. Hãy chọn cấu hình electron đúng với X ở trạng thái cơ bản.
- A [Ne] 3s2 3p6 4s2 4p4.
- B [Ne] 3s2 3p6 3d6.
- C [Ne] 3s2 2p6 3s2 4s2.
- D [Ne] 3s2 3p6 3d5 4s1.
Đáp án : D
Dựa vào cách viết cấu hình electron.
Lưu ý: Hiện tượng nhảy 1 electron để đạt trạng thái bão hòa/bán bão hòa của 2 nguyên tố Z = 24 và Z = 29.
Z = 24: [Ne] 3s2 3p6 3d5 4s1.
Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là
- A 18, 8, 8.
- B 18, 8, 10.
- C 18, 10, 8.
- D 16, 8, 8.
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết về bảng tuần hoàn hóa học.
Bảng tuần hoàn có 18 cột, 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A Lớp M có 9 phân lớp.
- B Lớp L có 4 orbital.
- C Phân lớp p có 3 orbital.
- D Năng lượng của electron trên lớp K là thấp nhất.
Đáp án : A
Dựa vào lý thuyết về cấu hình electron.
A sai, lớp M (lớp 3) có 3 phân lớp.
B đúng, lớp L (lớp 2) có 22 = 4 orbital.
C, D đúng.
Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là
- A Na, Li, Be, F.
- B Be, Li, F, Na.
- C F, Be, Li, Na.
- D Na, F, Li, Be.
Đáp án : C
Trong cùng 1 chu kì theo chiều Z tăng (trái ⟶ phải): bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần, tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần.
Trong cùng 1 nhóm theo chiều Z tăng (trên ⟶ dưới): bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Trong cùng chu kì 2, theo chiều Z tăng, bán kính nguyên tử giảm dần: Li > Be > F
Trong cùng nhóm IA, theo chiều Z tăng, bán kính nguyên tử tăng dần: Li < Na
⟹ Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là F, Be, Li, Na.
Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19. Thứ tự tính kim loại tăng dần là
- A X, Z, Y, T.
- B X, Y, Z, T.
- C Y, X, Z, T.
- D Y, Z, X, T.
Đáp án : A
Từ cấu hình electron ⟶ vị trí nguyên tố trong BTH
Trong cùng chu kì, theo chiều Z tăng, tính kim loại giảm dần.
Trong cùng nhóm, theo chiều Z tăng, tính kim loại tăng dần.
Cấu hình electron của X: 1s22s22p1 ⟶ ô số 5, chu kì 2, nhóm IIIA
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p63s1 ⟶ ô số 11, chu kì 3, nhóm IA
Cấu hình electron của Z: 1s22s22p63s23p1 ⟶ ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA
Cấu hình electron của T: 1s22s22p63s23p64s1 ⟶ ô số 19, chu kì 4, nhóm IA
Trong cùng chu kì 3, ZY < ZZ ⟹ Y có tính kim loại mạnh hơn Z
Trong cùng nhóm IA, ZY < ZT ⟹ Y có tính kim loại yếu hơn T
Trong cùng nhóm IIIA, ZX < ZZ ⟹ X có tính kim loại yếu hơn Z
⟹ Thứ tự tính kim loại tăng dần là X, Z, Y, T.
Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: (biết 7N, 8O, 9F, 15P)
- A N, O, F, P.
- B P, N, F, O.
- C F, O, N, P.
- D P, N, O, F.
Đáp án : C
- Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm.
- Trong cùng một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng.
Vì 7N, 8O, 9F là các nguyên tố thuộc cùng một chu kì nên bán kính nguyên tử của 7N > 8O > 9F.
Lại có 7N và 15P thuộc cùng một nhóm nên bán kính nguyên tử của 15P > 7N.
Vậy bán kính nguyên tử 15P > 7N > 8O > 9F.
Cation M+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Trong bảng tuần hoàn M thuộc
- A chu kì 4, nhóm IA.
- B chu kì 3, nhóm VIA.
- C chu kì 3, nhóm IA.
- D chu kì 3, nhóm VIIA.
Đáp án : A
- Từ cấu hình electron của M+ suy ra cấu hình electron của M.
- Từ cấu hình electron suy ra vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn.
Ta có: M → M+ + 1e
Cấu hình electron M+: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
→ Cấu hình electron của M: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
→ Chu kì 4 (vì có 4 lớp electron) và nhóm IA (vì là nguyên tố s và có 1 electron hóa trị).
Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách
- A cho đi 2 electron.
- B nhận vào 1 electron.
- C cho đi 3 electron.
- D nhận vào 2 electron.
Đáp án : A
Dựa vào cấu hình electron của mỗi nguyên tử nguyên tố.
Mg: 1s22s22p63s2 ⟶ có xu hướng nhường 2e thành 1s22s22p6 (cấu hình electron Ne).
Oxide cao nhất của R ứng với công thức RO2, với hydrogen nó tạo hợp chất khí chứa 75,00% R về khối lượng. Nguyên tố R là
- A S.
- B P.
- C N.
- D C.
Đáp án : D
CT oxide cao nhất của nguyên tố R là R2On (n: hóa trị của R = STT nhóm A)
⟶ CT hợp chất khí của R với hydrogen là RH8 – n.
Oxide cao nhất của R ứng với công thức RO2 ⟹ Hợp chất khí của R với hydrogen là RH4
%R = \(\frac{R}{{R + 4}}.100\% \) = 75% ⟹ R = 12 ⟹ R là C (carbon)
Chất nào sau đây chứa liên kết ion?
- A N2.
- B CH4.
- C KCl.
- D NH3.
Đáp án : C
Liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình là liên kết ion.
Liên kết giữa K và Cl là liên kết ion.
Liên kết π là liên kết hình thành do
- A sự xen phủ bên của hai orbital.
- B cặp electron dùng chung.
- C lực hút tĩnh điện giữa hai ion.
- D sự xen phủ trục của hai orbital.
Đáp án : A
Dựa vào khái niệm về liên kết σ, liên kết π.
Liên kết π là liên kết hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital.
Cho các chất sau: NaCl, H2, N2, K2O, HCl. Những chất tạo bởi liên kết cộng hóa trị không cực là
- A NaCl, H2, N2.
- B H2, N2, K2O.
- C H2, N2.
- D N2, HCl.
Đáp án : C
Dựa vào khái niệm liên kết cộng hóa trị không cực.
Phân tử H2, N2 đều tạo bởi các nguyên tử giống nhau nên cặp e dùng chung không bị lệch về phía nguyên tử nào.
Cho các chất sau: Cl2O7, P2O5, SO3, SiO2. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo độ phân cực liên kết giảm dần?
- A SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
- B P2O5, SiO2, SO3, Cl2O7.
- C SO3, Cl2O7, SiO2, P2O5.
- D Cl2O7, SO3, P2O5, SiO2.
Đáp án : A
Độ âm điện của nguyên tố càng lớn ⟹ Hiệu âm điện với oxi càng nhỏ ⟹ Độ phân cực của liên kết càng nhỏ.
- Độ âm điện của nguyên tố càng lớn ⟹ Hiệu độ âm điện với oxi càng nhỏ ⟹ Độ phân cực của liên kết càng nhỏ.
Vậy sắp xếp theo chiều giảm dần độ phân cực liên kết nghĩa là sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện.
-Theo định luật tuần hoàn: Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, độ âm điện các nguyên tố tăng dần.
⟹ Dãy độ âm điện tăng dần: Si < P < S < Cl
⟹ Dãy giảm dần độ phân cực liên kết: SiO2 > P2O5 > SO3 > Cl2O7.
Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
- A các nguyên tử trong phân tử.
- B các electron trong phân tử.
- C các proton trong hạt nhân.
- D các neutron và proton trong hạt nhân.
Đáp án : B
Dựa vào lý thuyết về tương tác van der Waals.
Trong tương tác van der Waals, các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của các electron trong phân tử.
Mặc dù chlorine có độ âm điện là 3,16 xấp xỉ với nitrogen là 3,04 nhưng giữa các phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do
- A độ âm điện của chlorine nhỏ hơn nitrogen.
- B phân tử NH3 chứa nhiều nguyên tử hydrogen hơn phân tử HCl.
- C tổng số nguyên tử trong phân tử NH3 nhiều hơn so với phân tử HCl.
- D kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.
Đáp án : D
Dựa vào lý thuyết về liên kết hydrogen.
Phân tử HCl không tạo được liên kết hydrogen với nhau, trong khi giữa các phân tử NH3 tạo được liên kết hydrogen với nhau, nguyên nhân là do kích thước nguyên tử chlorine lớn hơn nguyên tử nitrogen nên mật độ điện tích âm trên chlorine không đủ lớn để hình thành liên kết hydrogen.