Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 - Kết nối tri thức - Đề số 1

2024-09-14 11:49:24
Câu 1 :

Số oxi hóa của S trong hợp chất H2SO3 là:

  • A
    +4  
  • B
    -2  
  • C
    +6  
  • D
    0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào quy tắc xác định số oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Gọi số oxi hóa của S là x => 2. +1 + x + 3.-2 => x = 4

Đáp án A

Câu 2 :

Cho phản ứng: 2Hg2+ + 2Fe \( \to \)3Hg + 2Fe3+. Chất khử trong phản ứng là:

  • A
    Hg2+  
  • B
    Fe  
  • C
    Hg  
  • D
    Fe3+

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phản ứng oxi hóa khử

Lời giải chi tiết :

Chất khử: Fe

Đáp án B

Câu 3 :

Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số):                             

aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3

Tỉ lệ a : c là

  • A
    4 : 1.
  • B
    3 : 2.
  • C
    2 : 1.
  • D
    3 : 1.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cân bằng phương trình bằng phương pháp thăng bằng electron

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}F{e^{ + 2}} \to F{e^{ + 3}} + 1{\rm{e|x2}}\\C{l_2}^0 + 2{\rm{e}} \to 2C{l^ - }|x1\end{array}\)

4FeSO4 + 3Cl2 → Fe2(SO4)3 + 2FeCl3

Tỉ lệ a:c = 4:1

Đáp án A

Câu 4 :

Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,479 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

  • A
     11,2.    
  • B
    5,6.    
  • C
    2,8.    
  • D
     8,4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phản ứng của Fe và HCl

Lời giải chi tiết :

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1                              0,1

m Fe = 0,1 . 56 = 5,6g

Đáp án B

Câu 5 :

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I). Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4

(II). Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH

(III). Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaCO3

(IV). Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3

(V). Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4

Tổng số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là :

  • A
    2  
  • B
    3  
  • C
    5  
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phản ứng oxi hóa khử

Lời giải chi tiết :

(I), (II), (V) có sự thay đổi về số oxi hóa => có 3 phản ứng oxi hóa khử

Đáp án B

Câu 6 :

trong phản ứng hóa học:  Fe + CuSO4\( \to \) FeSO4 + Cu.

Trong phản ứng trên xảy ra

  • A
    sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.  
  • B
    sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
  • C
    sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
  • D
    sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của Fe và Cu2+

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng hóa học, có sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+

Đáp án C

Câu 7 :

Phản ứng thu nhiệt có:

  • A
    \(\Delta H\)> 0  
  • B
    \(\Delta H\)< 0
  • C
    \(\Delta H\)= 0
  • D
    \(\Delta H\)\( \ne \)0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu của biến thiên enthalpy phản ứng

Lời giải chi tiết :

Phản ứng thu nhiệt có \(\Delta H\)> 0

Đáp án A

Câu 8 :

Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu không đúng?

(1) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc tỏa nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế

(2) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt

(3) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng tỏa nhiệt

(4) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng tỏa nhiệt

(5) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt

  • A
    2  
  • B
    4  
  • C
    3   
  • D
    5

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, nhiệt độ của hệ phản ứng giảm xuống

(3) đúng

(4) sai, nhiệt độ của hệ tăng lên

(5) đúng

Đáp án C

Câu 9 :

Nung KNO3 lên 550oC xảy ra phản ứng:

\(KN{O_3}(s) \to KN{O_2}(s) + \frac{1}{2}{O_2}(g){\rm{      }}\Delta {\rm{H > 0}}\)

Phản ứng nhiệt phân KNO3

  • A
    tỏa nhiệt, có \(\Delta H\)> 0    
  • B
    thu nhiệt, có \(\Delta H\)> 0
  • C
    tỏa nhiệt, có \(\Delta H\)> 0    
  • D
    thu nhiệt, có \(\Delta H\)< 0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu của \(\Delta H\)

Lời giải chi tiết :

Phản ứng có \(\Delta H\)> 0 => phản ứng thu nhiệt

Đáp án B

Câu 10 :

Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng

\(2{H_2}(g) + {O_2}(g) \to 2{H_2}O(l){\rm{      }}\Delta {\rm{rH}}_{298}^0 =  - 571,68kJ\)

Phản ứng trên là phản ứng

  • A
    thu nhiệt và hấp thu 571,68 KJ nhiệt
  • B
    không có sự thay đổi năng lượng
  • C
    tỏa nhiệt và giải phóng 571,68 KJ nhiệt
  • D
    có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trên có \(\Delta H\)< 0 => phản ứng tỏa nhiệt và giải phóng 571,68 KJ nhiệt

Đáp án C

Câu 11 :

Cho các quá trình hoặc phản ứng sau:

(1) Nướng bánh quy

(2) Phân tách phân tử

(3) Trộn muối ammonium nitrate (NH4NO3) vào nước

(4) Tách các cặp ion

(5) Bếp gas đang cháy

Số quá trình hoặc phản ứng thu nhiệt là

  • A
    2  
  • B
    3  
  • C
    4  
  • D
    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về phản ứng tỏa nhiệt và thu nhiệt

Lời giải chi tiết :

(1), (2), (3), (4) là phản ứng thu nhiệt

Đáp án C

Câu 12 :

Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl(g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,6 kJ

\({H_2}(g) + C{l_2}(g) \to 2HCl(g)\)(1)

(a) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là -184,6 kJ/mol

(b) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -184,6 kJ

(c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl(g) là -92,3 kJ/mol

(d) Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) là -92,3 kJ.

Số phát biểu đúng là:

  • A
    4  
  • B
    3  
  • C
    2  
  • D
    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về biến thiên enthalpy của phản ứng

Lời giải chi tiết :

(a) sai, vì phản ứng tạo 2 mol HCl

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai

Đáp án C

Câu 13 :

Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?

  • A
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC hay 298K
  • B
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298K
  • C
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC
  • D
    Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25K

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Điều kiện chuẩn được thực hiện ở áp suất 1 bar và nhiệt độ nhiệt độ 25°C hay 298 K

Lời giải chi tiết :

Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 K không phải điều kiện chuẩn

Đáp án D

Câu 14 :

Cho các chất sau, chất nào có enthalpy tạo thành chuẩn bằng 0?

  • A
    CaCO3(s)
  • B
    SO2(g)
  • C
    Cl2(g)
  • D
    CH4(g)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các đơn chất có enthalpy tạo thành chuẩn bằng 0

Lời giải chi tiết :

Cl2 là đơn chất nên enthalpy tạo thành chuẩn bằng 0

Đáp án C

Câu 15 :

Biểu thức đúng tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng theo giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của các chất là:

  • A
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(cd)} } \)
  • B
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(sp) + \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(cd)} } \)
  • C
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(cd) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(sp)} } \)
  • D
    \({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(cd)x\sum {{\Delta _f}H_{298}^0(sp)} } \)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {{\Delta _f}H_{298}^0(cd)} } \)

Đáp án A

Câu 16 :

Cho phản ứng tổng quát: \(aA + bB \to mM + nN\). Các phương án tính đúng \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng là:

(1) \({\Delta _r}H_{298}^0 = m.{\Delta _f}H_{298}^0(M) + n.{\Delta _f}H_{298}^0(N) - a.{\Delta _f}H_{298}^0(A) - b.{\Delta _f}H_{298}^0(B)\)

(2) \({\Delta _r}H_{298}^0 = a.{\Delta _f}H_{298}^0(A) + b.{\Delta _f}H_{298}^0(N) - m.{\Delta _f}H_{298}^0(M) - n.{\Delta _f}H_{298}^0(B)\)

(3) \({\Delta _r}H_{298}^0 = a.{E_b}(A) + b.{E_b}(B) - m.{E_b}(M) - n.{E_b}(N)\)

(4) \({\Delta _r}H_{298}^0 = m.{E_b}(M) + n.{E_b}(N) - a.{E_b}(A) - b.{E_b}(B)\)

  • A
    1 và 4
  • B
    2 và 3  
  • C
    1 và 3
  • D
    2 và 4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Có thể tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)theo enthalpy tạo thành chuẩn của các chất hoặc năng lượng liên kết của các chất

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0 = m.{\Delta _f}H_{298}^0(M) + n.{\Delta _f}H_{298}^0(N) - a.{\Delta _f}H_{298}^0(A) - b.{\Delta _f}H_{298}^0(B)\)

\({\Delta _r}H_{298}^0 = a.{E_b}(A) + b.{E_b}(B) - m.{E_b}(M) - n.{E_b}(N)\)

Đáp án C

Câu 17 :

Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

\(3Fe(s) + 4{H_2}O(l) \to F{e_3}{O_4}(s) + 4{H_2}(g){\rm{     }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = 26,32kJ\)

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng \(3Fe(s) + 4{H_2}O(l) \to F{e_3}{O_4}(s) + 4{H_2}(g)\)là

  • A
    26,32 kJ
  • B
    13,16 kJ  
  • C
    19,74 kJ
  • D
    -10,28 kJ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)

Lời giải chi tiết :

Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)= 26,32 kJ

Đáp án A

Câu 18 :

Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane

\(C{H_4}(g) + {O_2}(g) \to C{O_2}(g) + 2{H_2}O(l){\rm{    }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 890,3kJ\)

Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2(g) và H2O(l) tương ứng là -393,5 và -285,8 kJ/mol. Nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane là:

  • A
    \({\Delta _f}H_{298}^0(C{H_4}(g)) =  - 74,8kJ/mol\)  
  • B
    \({\Delta _r}H_{298}^0(C{H_4}(g)) =  + 74,8kJ/mol\)
  • C
    \({\Delta _r}H_{298}^0(C{H_4}(g)) =  - 748kJ/mol\)  
  • D
    \({\Delta _r}H_{298}^0(C{H_4}(g)) =  + 74,8kJ/mol\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0 = {\Delta _f}H_{298}^0(C{O_2}(g)) + 2{\Delta _f}H_{298}^0({H_2}{\rm{O}}(l)) - {\Delta _f}H_{298}^0(C{H_4}(g))\)=-890,3

=> \({\Delta _f}H_{298}^0(C{H_4}(g))\)= -393,5 + 2.(-285,8) – (-890,3) = -74,8 kJ/mol

Đáp án D

Câu 19 :

Phản ứng thế của methane với chlorine để thu được methyl chloride:

\(C{H_4}(g) + C{l_2}(g) \to C{H_3}Cl(g) + HCl{\rm{   }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 =  - 110kJ\)

Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của C – H, Cl – Cl, H – Cl lần lượt là 418, 243 và 432. Năng lượng liên kết của C – Cl trong methyl chloride là:

  • A
    265 kJ/mol     
  • B
    393 kJ/mol
  • C
    933 kJ/mol     
  • D
    339 kJ/mol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)theo năng lượng liên kết

Lời giải chi tiết :

\({\Delta _r}H_{298}^0\)= ECâu hỏi 4 + E Cl – Cl – E Câu hỏi 3Cl – E HCl

= 4. E C- H + E Cl – Cl – 3. E C – H – E C – Cl – E H – Cl = -110

=> E C – Cl = 4.418 +243 – 3.418 – 432 + 110 = 339 KJ/mol

Đáp án B

Câu 20 :

Từ số liệu năng lượng liên kết biết E C- C = 346kJ, E C-H = 494 kJ, E O=O = 498 kJ,hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane (C4H10) theo năng lượng liên kết, biết sản phẩm phản ứng đều ở thể khí.

  • A
    -2017 kJ.   
  • B
    +2017 kJ.   
  • C
    -201,7 kJ.   
  • D
    +201,7 kJ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)theo năng lượng liên kết

Lời giải chi tiết :

C4H10 (g) + 13/2 O2(g) \( \to \)4CO2(g) + 5H2O(g)

\(\begin{array}{l}{\Delta _r}H_{298}^0 = {E_{{C_4}{H_{10}}}} + \frac{{13}}{2}{E_{O = O}} - 4.{E_{C{{\rm{O}}_2}}} - 5.{E_{{H_2}{\rm{O}}}}\\ = 3.{E_{C - C}} + 10.{E_{C - H}} + \frac{{13}}{2}{E_{O = O}} - 2.4.{E_{C = O}} - 2.5.{E_{O - H}}\\ = 3.346 + 10.494 + \frac{{13}}{2}.498 - 8.732 - 10.459 =  - 2017kJ\end{array}\)

Đáp án A

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"