Cho các phản ứng hóa học sau:
Số phản ứng trong đo S thể hiện tính khử là
- A
2
- B
3
- C
1
- D
4
Đáp án : B
Chất khử là chất nhường electron
(a), (b), (d) thể hiện tính khử
Đáp án B
Trong các chất: FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hoá và tính khử là
- A
2
- B
3
- C
5
- D
4
Đáp án : B
Chất chưa đạt đến số oxi hóa lớn nhất và nhỏ nhất thì có cả tính oxi hóa và tính khử
FeCl2, Fe(NO3)2, FeSO4 có số oxi hóa của Fe là +2
Đáp án B
Cho các phản ứng:
Ca(OH)2 + Cl2→ CaOCl2 + H2O 2H2S + SO2→ 3S + 2H2O
2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O 4KClO3 → KCl + 3KClO4
O3→ O2 + O
Số phản ứng oxi hoá - khử là
- A
2
- B
3
- C
5
- D
4
Đáp án : A
Phản ứng oxi hóa khử xảy ra khi có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
2H2S + SO2→ 3S + 2H2O
4KClO3 → KCl + 3KClO4
Đáp án A
Tỉ lệ hệ số chất khử và chất oxi hóa trong phản ứng là:
FeO + HNO3(đặc) \( \to \) Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
- A
1:2
- B
1:4
- C
2:1
- D
4:1
Đáp án : B
Cân bằng phương trình theo phương pháp bảo toàn electron
\(\begin{array}{l}F{e^{ + 2}} \to F{e^{ + 3}} + 1{\rm{e}}\\{N^{ + 5}} + 1e \to {N^{ + 4}}\end{array}\)
FeO + 4HNO3(đặc) \( \to \) Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Tỉ lệ giữa chất khử và chất oxi hóa là: 1:4
Đáp án B
Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 0,04 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
- A
4,08.
- B
3,62.
- C
3,42.
- D
5,28.
Đáp án : D
Dựa vào phương pháp bảo toàn electron
Gọi số mol của Cu và Ag lần lượt là a và b mol
Ta có: 64a + 108b = 2,8g
Theo bảo toàn electron: 2a + b = 0,04
=> a = 0,01 và b = 0,02 mol
m muối = 0,01. M Cu(NO3)2 + 0,02. M AgNO3 = 0,01 . 188 + 0,02 . 170= 5,28g
Đáp án D
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó
- A
hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường
- B
chất phản ứng truyền nhiệt cho sản phẩm
- C
chất phản ứng thu nhiệt từ môi trường
- D
các chất sản phẩm thu nhiệt từ môi trường
Đáp án : A
Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng trong đó có sự truyền nhiệt cho môi trường
hỗn hợp phản ứng truyền nhiệt cho môi trường
Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều kiện chuẩn?
- A
những hợp chất bền vững nhất
- B
những đơn chất bền vững nhất
- C
những oxide có hóa trị cao nhất
- D
những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm của enthalpy tạo thành chuẩn của chất
Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ những đơn chất bền vững ở điều kiện chuẩn
Đáp án B
Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:
\({N_2}(g) + {O_2}(g) \to 2NO(g){\rm{ }}\Delta rH_{298}^0 = 180kJ\)
Kết luận nào sau đây đúng?
- A
Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp
- B
Phản ứng tỏa nhiệt
- C
Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường
- D
Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về enthalpy của phản ứng
Phản ứng trên có \({\Delta _r}H_{298}^0\)> 0 => Phản ứng thu nhiệt, xảy ra không thuận lợi ở điều kiện thường, có sự thu nhiệt từ môi trường
Đáp án D
Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?
- A
2C (than chì) + O2(g) \( \to \)2CO(g)
- B
C (than chì) + O2(g) \( \to \)CO(g)
- C
C (than chì) + \(\frac{1}{2}{O_2}(g) \to CO(g)\)
- D
C (than chì) + CO2(g) \( \to \)2CO(g)
Đáp án : C
Dựa vào khái niệm của enthalpy tạo thành chuẩn của chất
Enthalpy tạo thành chuẩn 1 mol CO (g): C (than chì) + \(\frac{1}{2}{O_2}(g) \to CO(g)\)
Đáp án C
Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:
\(C{O_2}(g) \to CO(g) + \frac{1}{2}{O_2}(g){\rm{ }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = 280kJ\)
Giá trị \({\Delta _r}H_{298}^0\)của phản ứng: \(2C{O_2}(g) \to 2CO(g) + {O_2}(g)\)là:
- A
140 kJ
- B
-1120 kJ
- C
560 kJ
- D
-420 kJ
Đáp án : C
Dựa vào biến thiên enthalpy của phản ứng (1)
\({\Delta _r}H_{298}^0\)(2) = 2\({\Delta _r}H_{298}^0\)(1) = 280.2 = 560 kJ
Đáp án C
Cho các phát biểu:
(a) Tất cả các phản ứng cháy đều tỏa nhiệt
(b) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt
(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều tỏa nhiệt
(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt
(e) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thu giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng
(g) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,..) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần khơi mào
Số phát biểu đúng là:
- A
2
- B
3
- C
4
- D
5
Đáp án : B
Dựa vào khái niệm phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt
(a) đúng
(b) đúng
(c) sai, vì phản ứng nung các chứa oxygen là phản ứng thu nhiệt
(d) đúng
(e) sai, vì enthalpy tạo thành chuẩn của các chất ở các thể khác nhau có sự khác nhau
(g) sai, vì đốt cháy nhiên liệu là phản ứng tỏa nhiệt
Đáp án B
Dung dịch glucose (C6H12O6) 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2(g) và H2O (l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được tuyền một chai nước chứa 500ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là:
- A
397,09 kJ
- B
– 397,09 kJ
- C
416,02 kJ
- D
– 416,02 kJ
Đáp án : B
Dựa vào công thức tính năng lượng phản ứng
m dung dịch C6H12O6 = 500 . 1,02 = 510g => m glucose = 510.5% = 25,5g
n C6H12O6 = 25,5 : 180 = 0,142 mol
năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa glucose tỏa ra là: 0,142 . 2803,0 = 397,09 KJ
Đáp án B
Cho enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất như sau:
Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:
\(TiC{l_4}(g) + 2{H_2}O(l) \to Ti{O_2}(s) + 4HCl(g)\)
- A
22 kJ
- B
3 kJ
- C
-22 kJ
- D
-3229 J
Đáp án : A
Dựa vào công thức tính \({\Delta _r}H_{298}^0\)
\({\Delta _r}H_{298}^0\)= \({\Delta _f}H_{298}^0(Ti{O_2}) + 4.{\Delta _f}H_{298}^0(HCl) - {\Delta _f}H_{298}^0(TiC{l_4}) - 2{\Delta _f}H_{298}^0({H_2}{\rm{O}})\)
= -945 + 4. (-92) – 2.(-286) – (-763) = 22 KJ
Đáp án A
Phản ứng tổng hợp ammonia: \({N_2}(g) + 3{H_2}(g) \to 2N{H_3}(g){\rm{ }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = - 92kJ\)
Biết năng lượng liên kết (KJ/mol) của \(N \equiv N\)và H – H lần lượt là 946 và 436.
Năng lượng liên kết của N – H trong ammonia là:
- A
391 kJ/mol
- B
361 kJ/mol
- C
245 kJ/mol
- D
490 kJ/mol
Đáp án : A
Dựa vào năng lượng của phản ứng và năng lượng liên kết của các chất
\({\Delta _r}H_{298}^0\)= E N2 + 3. E H2 – 2. E NH3 = \({E_{N \equiv N}} + 3{E_{H - H}} - 2.3{E_{N - H}} = 946 + 3.436 - 6.{E_{N - H}} = - 92\)
=> E N-H = 391 kJ/mol
Đáp án A
Tiến hành quá trình ozone hóa 100g oxygen theo phản ứng sau:
3O2 (g) \( \to \)2O3 (g)
Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành \({\Delta _f}H_{298}^0\)của ozone (kJ/mol) có giá trị là:
- A
142,4
- B
284,8
- C
-142,4
- D
– 284,8
Đáp án : A
m O3 = 100.24% = 24g => n O3 = 24 : 48 = 0,5 mol
0,5 mol O3 tiêu tốn 71,2 kJ
=> 2 mol O3 tiêu tốn: 71,2 . 2. 0,5 = 284,8 kJ => \({\Delta _r}H_{298}^0\)= 284,8 kJ/mol
\({\Delta _r}H_{298}^0\)= 2. \({\Delta _f}H_{298}^0\)(O3) – 3. \({\Delta _f}H_{298}^0\)(O2) => \({\Delta _f}H_{298}^0\)(O3) = 284,8 : 2 = 142,4 kJ
Đáp án A
Phosgene là chất khí không màu, mùi cỏ mục, dễ hoá lỏng; khối lượng riêng 1,420 g/cm3 (ở 0°C); ts = 8,2°C. Phosgene ít tan trong nước; dễ tan trong các dung môi hữu cơ, bị thuỷ phân chậm bằng hơi nước; không cháy; là sản phẩm công nghiệp quan trọng; dùng trong tổng hợp hữu cơ để sản xuất sản phẩm nhuộm, chất diệt cỏ, polyurethane....Phosgene là một chất độc. Ở nồng độ 0,005 mg/L đã nguy hiểm đối với người, trong khoảng 0,1 – 0,3 mg/L, gây tử vong sau khoảng 15 phút. Phosgene được điều chế bằng cách cho hỗn hợp CO và CI2 đi qua than hoạt tính. Biết Eb (Cl – Cl) = 243 kJ/mol; Eb (C – Cl) = 339 kJ/mol; Eb (C=O) = 745 kJ/mol; Eb (\(C \equiv O\)) = 1075 kJ/mol. Biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành phosgene từ CO và Cl2 là:
- A
234 kJ
- B
-105 kJ
- C
105 kJ
- D
-243 kJ
Đáp án : B
Dựa vào phản ứng: CO + Cl2 \( \to \)COCl2
\({\Delta _r}H_{298}^0\)= ECO + ECl2 – ECOCl2 = 1075 + 243 – 2.339 – 745 = -105 KJ
Đáp án B
Cho các phương trình nhiệt hóa học sau:
\(2{H_2}(g) + {O_2}(g) \to 2{H_2}O(l){\rm{ }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = - 571,68kJ\)
Biến thiên enthalpy của phản ứng sau là: \({H_2}(g) + \frac{1}{2}{O_2}(g) \to {H_2}O(l){\rm{ }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = ?\)
- A
1143,36 kJ
- B
-285,84 kJ
- C
285,84 kJ
- D
1143,36 kJ
Đáp án : B
Dựa vào biến thiên enthalpy của phản ứng 1,2
\(\Delta {H_2} = \frac{1}{2}\Delta {H_1} = - 285,84kJ\)
Đáp án B
Phương trình nhiệt hoá học nào sau đây ứng với sơ đồ biểu diễn biến thiên
enthalpy của phản ứng sau:
- A
\(2C{O_2}(g) + 4{H_2}O(l) \to 2C{H_3}OH(l) + 3{O_2}(g){\rm{ }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = 1450kJ\)
- B
\(2C{H_3}OH(l) + 3{O_2}(g) \to 2C{O_2}(g) + 4{H_2}O(l){\rm{ }}{\Delta _r}H_{298}^0 = 1450kJ\)
- C
\(2C{O_2}(g) + 4{H_2}O(l) \to 2C{H_3}OH(l) + 3{O_2}(g){\rm{ }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0 = - 1450kJ\)
- D
\(2C{H_3}OH(l) + 3{O_2}(g) \to 2C{O_2}(g) + 4{H_2}O(l){\rm{ }}{\Delta _r}H_{298}^0 = - 1450kJ\)
Đáp án : D
Dựa vào sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng
\(2C{H_3}OH(l) + 3{O_2}(g) \to 2C{O_2}(g) + 4{H_2}O(l){\rm{ }}{\Delta _r}H_{298}^0 = - 1450kJ\)
Đáp án D
Cho 10,8 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 3,36 lít khí N2O (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Kim loại M là
- A
Al.
- B
Fe.
- C
Zn.
- D
Mg.
Đáp án : A
Dựa vào phương pháp bảo toàn electron
Gọi hóa trị của M là x
Ta có:
\(\begin{array}{l}{M^0} \to {M^{ + x}} + x.e\\\frac{{1,2}}{x}{\rm{ }} \leftarrow {\rm{1,2}}\\2{N^{ + 5}} + 8e \to 2{N^{ + 1}}\\{\rm{ 1,2 0,15}}\end{array}\)
M = 10,8 : \(\frac{{1,2}}{x}\)= 9x
Với x = 3 => M là Al (M = 27)
Đáp án A
Những loại phản ứng nào sau đây cần phải cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?
- A
Phản ứng tạo gỉ sắt
- B
Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể
- C
Phản ứng nhiệt phân
- D
Phản ứng đốt cháy
Đáp án : C
Phản ứng cần cung cấp năng lượng: phàn ứng nhiệt phân
Đáp án C